16-15 Phẩm Dạ Ma Thiên Thọ Ký

30 Tháng Tư 201000:00(Xem: 40009)
KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999

XVI
PHÁP HỘI
BỒ TÁT KIẾN THIỆT
THỨ MƯỜI SÁU

Hán Dịch: Cao Tế, Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

Phẩm Dạ Ma Thiên Thọ Ký
Thứ Mười Lăm


 Bấy giờ lại có bốn ức chư Thiên Dạ Ma thấy A Tu La, Ca Lâu La, Long Nữ, long Vương, Cưu Bàn Trà, Càn Thát Bà, Dạ Xoa, Khẩn Na La, Hư Không Hành Thiên, Tứ Thiên Vương Thiên và Đao Lợi Thiên cúng dường Phật đươc thọ ký, họ rất vui mừng hớn hơ » vô lượng, ở nơi Phật pháp họ phát khởi lòng tin ưa mà nghĩ rằng : Phật pháp như vậy rất lạ rất diệu. Ai chứng được Phật pháp ấy thì không gì chẳng biết, không gì chẳng thấy, không gì chẳng giản trạch, không gì chẳng chứng nhập. Nơi đã sanh chưa sanh hiện sanh, hoặc đã diệt sẽ diệt hiện diệt, hoặc nghiệp hoặc báo đều biết như thiệt. Rất lạ đức Như Lai có thể biết thế đế và đệ nhứt nghĩa, khéo biết hai đế ấy không còn gì khác. Đức Phật Thế Tôn ở nơi pháp không,

 Khéo hay biết hay thấy, khéo biết giản trạch, khéo chứng tương ưng nên gọi là nhứt thiết trí. Gì gọi là thế đế ? Tất cả thế tục sanh tử hiện hành, ở nơi các pháp ấy đều biết rõ được cả. Đệ nhứt nghĩa đế không có ngôn thuyết, không có người biết, chẳng phải sở hành của tâm, vì là vô tri nên không người hay nói không ai hiển thị, không ai nói dạy, không có ai nghe, vì là không nói nên cũng không người biết, không sanh không hiển bày, không người thấy, không người sắp đặt, không có nắm lấy, không có giác tri, không có năng đáo cũng không sở đáo, không thể gần kề, không thể đo lường, không có kiến lập, không có vứt bỏ, không sở tác không năng tác, không khen không chê, không lợi không suy, không ngợi không bay, không khổ không vui, chẳng phải sắc chẳng phải chẳng sắc, chẳng phải số chẳng phải chẳng số, chẳng phải sáng chẳng phải chẳng sáng, chẳng phải phiền não, chẳng rời phiền não, chẳng phải thế gian, chẳng phải Niết bàn, chẳng phải giác, chẳng phải quán, chẳng phải tiến chẳng phải thối, không động không tác, không có hí luận, vượt khỏi hí luận, tướng sắc được nói bất khả đắc, thọ tưởng hành thức cũng bất khả đắc, tướng nhãn bất khả đắc, nhĩ tỉ thiệt thân và ý các tướng ấy cũng bất khả đắc, tướng sắc bất khả đắc, các tướng thanh hương vị xúc và pháp đều bất khả đắc, tướng nhãn thức bất khả đắc, các tướng nhĩ thức tỉ thức thiệt thức thân thức và ý thức đều bất khả đắc, tướng nhãn xúc bất khả đắc, các tướng nhĩ xúc tỉ xúc thiệt xúc thân xúc và ý xúc đều bất khả đắc, nhãn xúc sanh thọ bất khả đắc, nhĩ tỉ thiệt thân và ý xúc sanh thọ đều bất khả đắc, tướng sắc tư giác bất khả đắc, các tướng thanh hương vị xúc và pháp tư giác đều bất khả đắc, tướng không bất khả đắc, các giới địa thủy hỏa phong và thức đều bất khả đắc, tướng dục giới bất khả đắc, tướng sắc giới bất khả đắc, tướng vô sắc giới bất khả đắc, tướng hữu vi bất khả đắc, tướng vô vi bất khả đắc. Các tướng như vậy, nếu các pháp ấy được tuyên nói thì không người hay nói, các pháp như vậy như vậy gọi là những pháp bất khả thuyết. Phật pháp tối thắng, chúng sanh phám phu ngu si không học chẳng biết được nên họ nghe đến sanh kinh sợ. Ở nơi Phật pháp vì họ kinh sợ nên bèn thối thất nơi Nhứt thiết chủng trí. Chư Thiên và người đời nên phải xót thương các chúng sanh ấy, họ thường ở sanh tử bị nhiều khổ não

 Chư Thiên Dạ Ma quan sát các thế gian chúng sanh khổ não rồi, vì được Phật pháp và vié cúng dươéng Như Lai nên phát khởi tâm tinh tấn dũng mãnh, trần thiết đồ cúng dườnghơn trời Đao Lợi để dâng cúng Phật, cúng dường xong đảnh lễ chưn Phật nhiễu Phật ba vòng rồi đứng qua một phía nói kệ tán thán đức Phật :

 « Phật thấy các ấm đều không tịch
 Ở nơi giới nhập cũng như vậy
 Các căn tích tụ đều ly tướng
 Như Lai như thiệt biết rõ cả
 Bực trí thế gian nơi thiệt pháp
 Chẳng theo người nghe tự nhiên hiểu
 Đó là thế đế và chon đế
 Ngoài đây không còn pháp thứ ba
 Như Lai thương xót tất cả loài
 Vì lợi thế gian nói tục đế
 Như Lai tuyên nói nơi thế gian
 Vì các chúng sanh hiển lục đạo
 Địa ngục súc sanh và ngạ quỉ
 Nhơn Thiên Tu La đủ sáu đạo
 Nhà hạ liệt và nhà thù thắng
 Bao nhiêu nhà nghèo và nhà giàu
 Các hàng nô bộc và tì sứ
 Các giống nam nữ và hai căn
 Bao nhiêu sáu đạo ở thế gian
 Đức Phật Thế Tôn đều đã nói
 Quan sát các pháp thế tục rồi
 Vì lợi ích lời Phật tuyên nói
 Chúng sanh ưa thích nơi sanh tử
 Chẳng thể rơéi được tám sự đời
 Đó là lợi suy và hủy dự
 Các thứ xưng cơ và khổ lạc
 Được lợi lòng họ liền vui mừng
 Thất lợi họ liền sanh sân não
 Sáu sự đời kia cũng như vậy
 Thế gian đều theo tám sự ấy
 Ở trong tục đế mà nói chơn
 Kiến thức điên đảo cần phải rõ
 Trong chẳng sạch vui nói sạch vui
 Trong không có ngã nói có ngã
 Trong pháp vô thường nói là thường
 Ở trong tướng ấy luôn nắm lấy
 Nghe giáo pháp của đức Phật dạy
 Họ bèn sợ chê chẳng tin nhận
 Chê bai thiệt giáo của Như Lai
 Sẽ đọa địa ngục rất khốn khổ
 Phàm ngu tham cầu nơi thế lạc
 Càng thọ vô biên trăm thứ khổ
 Nếu ai được ở trong Phật pháp
 Quan sát như vậy chẳng điên đảo
 Bỏ rời sanh tử vào Niết bàn
 Như rắn kia lột bỏ da cũ
 Tất cả các pháp thể tánh không
 Không chẳng có tướng đệ nhứt nghĩa
 Nếu nghe pháp không mà ưa thích
 Chắc được vô thượng đại Bồ đề
 Như Lai như thiệt nói pháp ấy
 Dứt trừ nghi ngờ cho chư Thiên
 Đều phát tâm Vô thượng Bồ đề
 Vì độ tất cả chúng sanh vậy
 Chư Thiên như vậy phát tâm rồi
 Thảy đều mừng vui tâm thanh tịnh
 Được nghe Phật pháp tối thắng rồi
 Chúng chư Thiên đây đều thành Phật »

 Đức Thế Tôn biết thâm tâm tin ưa của bốn ức Dạ Ma Thiên nên hiện tướng mỉm cười.

 Huệ Mạng Mã Thắng Tỳ kheo nói kệ hỏi Phật :

 « Phật vì thế gian mà mỉm cười
 Tất cả chúng đây đều sanh nghi
 Ngưỡng mong Thế Tôn nói rõ cho
 Khiến tất cả chúng đều mừng rỡ
 Được nghe thọ ký chư Thiên rồi
 Tất cả đại chúng đều hớn hở
 Người có trí huệ phát dũng mãnh
 Ở trong Phật pháp làm như lời
 Hàng chúng thù thắng của Như Lai
 Có đủ pháp khí công đức Phật
 Lành thay tuyên nói lời đẹp hay
 Để nhiếp tất cả đại chúng vậy
 Nghe Phật công đức long vui mừng
 Các đại chúng đây quyết sẽ được
 Nghe đức Như Lai thọ ký rồi
 Đúng pháp sẽ siêng tu tinh tấn
 Lành thay Thế Tôn Thầy Trời Người
 Vì trừ nghi hoặc cho đại chúng
 Ngưỡng mong Thế Tôn mau nói rõ
 Đại chúng nhứt tâm ưa thích nghe
 Trời Dạ Ma kia được thọ ký
 Xin đức Thế Tôn mau nói rõ
 Các đại chúng đây đều vui mừng
 Tất cả đều phát tâm Bồ đề ”.

 Đức Thế Tôn nói kệ đáp Mã Thắng Tỳ Kheo :

 “Vì lợi thế gian hiện tướng cười
 Mã Thắng đúng giờ khéo hỏi Phật
 Lợi ích vô lượng các đại chúng
 Vì nghe công đức của Như Lai
 Các chúng sanh ưa thích tham sân
 Không biết ưa nơi công đức Phật
 Tâm họ ngu si bị mê loạn
 Sẽ chìm mãi trong biển sanh tử
 Với Phật chánh pháp nếu tin ưa
 Đã từng thỉnh hỏi nơi Phật trước
 Người tương ưng với tâm đại bi
 Người nầy sẽ được Phật công đức
 Nếu thấy chúng sanh bị si não
 Người trí với họ sanh lòng thương
 Các chúng sanh ấy nghe Phật đức
 Đội lãnh Phật giáo như vòng hoa
 Chúng hội của Phật rất thanh tịnh
 Nơi chỗ Phật trước đã tu phước
 Họ đối với công đức Như Lai
 Đội lãnh như vòng hoa bà sư
 Chỗ Phật trước chúng trời Dạ Ma
 Đã tu trì giới trừ tham trước
 Nhàm lìa phiền não lòng thanh tịnh
 Với chúng sanh khổ sanh lòng thương
 Đã từng gần gũi vô lượng Phật
 Số ấy nhiều như cát song Hằng
 Họ đã tu tập vô lượng lành
 Để cầu Vô thượng Bồ đề vậy
 Biết chúng sanh chìm trong phiền não
 Với chúng sanh khổ sanh lòng thương
 Nơi đấng cứu thế đại Đạo Sư
 Bạch hỏi vô lượng pháp môn diệu
 Nay Phật Đạo Sư vì họ nói
 Người nghe đều được thành Phật đạo
 Biết chúng sanh bị phiền não móc
 Vì họ nói pháp thiện thắng diệu
 Điều Ngự Trượng Phu đại Đạo Sư
 Vì các chúng sanh nói pháp không
 Họ nghe pháp của Phật dạy rồi
 Các pháp không ấy đều biết rõ
 Đó là không các pháp tướng không
 Nói không tự tánh pháp không tướng
 Biết rõ các Phật pháp như vậy
 Thảy đều an trụ Phật công đức
 Chúng ấy cúng dường nơi Như Lai
 Như pháp đều tự thọ ký biệt
 Ở kiếp tinh tú đời vị lai
 Thảy đều được thành vô thượng đạo
 Chư Phật như vậy không tăng giảm
 Số ấy đầy đủ bốn ức chẵn
 Thảy đều đồng hiệu Tịnh Trí Phật
 Khai ngộ vô lượng các chúng sanh
 Đại Thiên hằng phục các ma oán
 Đáp lời Mã Thắng đã bạch hỏi
 Chúng trời Dạ Ma đã mãn nguyện
 Đại chúng Trời Người đều mừng rỡ ”.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14770)
Gần đây, thầy Nhất Hạnh đã dịch lại Tâm kinh Bát-nhã. Trang Làng Mai có đăng tải bản dịch mới, kèm theo những giải thích của thầy về việc phải dịch lại Tâm kinh. Rất nhiều trang mạng đã đăng tải bản dịch mới này, trong đó có cả Thư viện Hoa Sen. Bên dưới bài đăng ở Thư viện Hoa Sen có nhiều nhận xét của người đọc để lại, cho thấy khá nhiều ý kiến trái chiều nhau quan tâm đến việc này.
24 Tháng Mười 2014(Xem: 11877)
Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (phiên latinh từ Phạn ngữ: Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra,Prajnaparamitahridaya Sutra; Anh ngữ: Heart of Perfect Wisdom Sutra, tiếng Hoa: 般若波羅蜜多心經; âmHán Việt: Bát nhã ba la mật đa tâm kinh) còn được gọi là Bát-nhã tâm kinh, hay Tâm Kinh. Đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông. Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Dưới đây là sáu bản dịch Việt từ sáu bản dịch tiếng Trung khác nhau:
10 Tháng Mười 2014(Xem: 12384)
Viên giác là nói về tuệ giác viên mãn của Phật. Nên kinh này rõ ràng duyệt xét khá kỹ về trí thức con người. Điều kỳ dị trong việc này là đối với trí thức ấy không công nhận mà có vẻ công nhận. Thí dụ chương Tịnh chư nghiệp chướng nói về sự tự ý thức tự ngã: tự biết mới hiện ra tự ngã, vậy là không công nhận, nhưng tự hiểu như vậy nên cũng hiểu tự ngã ấy không đáng nhận, vậy là có vẻ công nhận.
19 Tháng Chín 2014(Xem: 12068)
Kinh Hiền Ngu thuộc bộ phận “Thí dụ” hoặc “Nhân duyên”, là một trong mười hai phần giáo của Kinh điển. Nội dung kinh này gồm những mẩu chuyện ghi chếp về tiền thân của đức Phật ở đời quá khứ có liên hệ với hiện tại, hoặc ở đời hiện tại có liên hệ với quá khứ, cũng là những chuyện được Phật hóa độ, Phật thụ ký, và những chuyện khuyến thiện trừng ác… Về kỹ thuật thuyết minh, chuyện dựa trên căn bản nhân duyên hoặc thí dụ, thiện nghiệp và ác nghiệp. Căn cứ vào những phần tướng của thiện và ác nên mới có hiền và ngu. Vì vậy nên tên kinh gọi là Hiền Ngu, nay gọi tắt là “Kinh Hiền”
14 Tháng Chín 2014(Xem: 12045)
(Bản dịch Tâm Kinh mới của Sư Ông Làng Mai)....Tâm kinh Bát-nhã có chủ ý muốn giúp cho Hữu Bộ (Sarvāstivāda) buông bỏ chủ trương ngã không pháp hữu (không có ngã, mà chỉ có pháp). Chủ trương sâu sắc của Bát-nhã thật ra là để xiển dương tuệ giác ngã không (ātma sūnyatā) và pháp không (dharma sūnyatā) chứ không phải là ngã vô và pháp vô. Bụt đã dạy trong kinh Kātyāyana rằng phần lớn người đời đều bị kẹt vào ý niệm hữu hoặc vô. ...
01 Tháng Tám 2014(Xem: 7929)
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 8501)
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9118)
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 10131)
Dhammapada là giáo nghĩa thiết yếu của các kinh. Dhamma là pháp, Pada là câu, là cú, là kệ. Pháp Cú có nhiều bộ khác nhau: có bộ có 900 câu kệ, có bộ 700 câu, và có bộ 500 câu. Kệ là những lời ngắn gọn, như bài thơ, bài tụng. Những câu ấy do Bụt nói ra, không phải một lần tất cả các câu, mà chỉ khi nào xúc sự thì mới nói lên một câu. Tất cả các câu ấy đều có gốc gác rải rác trong các kinh.