36-05-phẩm Bồ Tát Thân Hành

01 Tháng Năm 201000:00(Xem: 39787)

KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999

XXXVI
PHÁP HỘI

THIỆN TRỤ Ý THIÊN TỬ

THỨ BA MƯƠI SÁU

Hán dịch:Pháp Sư Đạt Ma Cấp Đa
Việt dịch:Việt Nam Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

PHẨM BỒ TÁT THÂN HÀNH
THỨ NĂM

 Bấy giờ Tôn giả Ma Ha Ca Diếp bạch Phật rằng : “Bạch đức Thế Tôn ! Chúng tôi nguyện thỉnh Văn Thù Sư Lợi làm cho chúng tôi xem thấy chư đại Bồ Tát. Vì chư Đại Sĩ ấy khó được gặp gỡ vậy ».

Đức Phật phán bảo Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát : “Ông nên biết nay đại chúng cũng đều khát ngưỡng muốn thấy thập phương vân tập chư đại Bồ Tát. Hiện đã phải lúc ông nên hiển hiện”.

Tuân lời Phật dạy, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bảo chư đại Bồ Tát mười phương vân tập đến như là Pháp Luân Bồ Tát, Nguyệt Quang Bồ Tát, Hàng Ma Bồ Tát, Diệu Âm Bồ Tát, Ly Cấu

Bồ Tát, Tịch Diệt Bồ Tát, Tuyển Trạch Bồ Tát, Pháp Vương Hống Bồ Tát, vô lượng Bồ Tát như vậy rằng : “Chư Đại Sĩ ! Nay các Ngài đều nên ở tại cung điện tự hiện thân mình rõ ràng đúng như hình trạng tại bổn quốc của các Ngài”.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát phát xuất lời ấy xong, chư đại Bồ Tát từ tam muội dậy đều hiện bổn thân khiến tất cả đại chúng đều thấy :

Hoặc có Bồ Tát thân cao lớn như Tu Di sơn vương hoặc có Bồ Tát thân lớn tám vạn bốn ngàn do tuần, hoặc trăm ngàn do tuần, hoặc chín mươi ngàn do tuần nhẫn đến có mười ngàn do tuần, nhẫn đến có một trăm do tuần, nhẫn đến có mười do tuần, chín do tuần, tám do tuần đến một do tuần lần lượt cho đến hoặc có bồ Tát thân hình lớn nhỏ rộng hẹp bằng thân người ở Ta Bà thế giới nầy. Lúc nầy đại chúng đầy chật cả Đại Thiên thế giới không còn một chỗ trống bằng đầu gậy.

Tất cả chúng đại Bồ Tát ấy đều là công đức nguy nguy tri huệ sâu xa đầy đủ oai lực thành tựu thần thông phóng đại quang minh chiếu khắp mười phương vô lượng trăm ngàn Phật độ.


Nhẫn đến chư Thiên đại oai đức cùng chư Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Nhơn Phi Nhơn, chư đại vương, chư tiểu vương đều đông đủ.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đứng dậy chỉnh y phục trịch y vai hữu gối hữu chấm đất chắp tay hướng Phật mà bạch rằng : “Bạch Thế tôn ! Nay tôi muốn thưa hỏi đức Như Lai Ứng Đẳng Chánh Giác chút ít để giải quyết lòng nghi , chẳng biết đức Thế Tôn có thương cho phép chăng ?”.

Đức Phật phán : “Cho phép ông hỏi, Như Lai Ứng Đẳng Chánh Giác sẽ giải thích quyết dứt lòng nghi cho ông khiến ông vui mừng”.

Văn Thù Sư lợi Bồ Tát Bạch rằng : “Bạch đức Thế Tôn ! Thế nào gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát , Nói Bồ Tát ấy có những nghĩa gì ? ».

Đức Phật phán dạy : “Nầy Văn Thù Sư Lợi ! Ông hỏi thế nào là Bồ Tát và Bồ Tát có nghĩa gì?

Do vì hay giác liễu tất cả pháp nên gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát vậy !


Nầy Văn Thù Sư Lợi ! Tất cả pháp mà Bồ Tát giác liễu đó là ngôn thuyết.

Nầy Văn Thù Sư Lợi ! Thế nào là Bồ Tát giác liễu tất cả pháp ? Những là giác liễu nhãn nhĩ tỷ thiệt thân và ý. Bồ Tát giác liễu nhãn căn v.v…bổn tánh là không, giác liễu như vậy rồi trọn chẳng sanh niệm rằng tôi hay giác tri.

Giác liễu nhãn v.v…như vậy rồi, bồ Tát lại giác liễu sắc thanh hương vị xúc và pháp bổn tánh tự không. Giác liễu như vậy rồi bồ Tát cũng chẳng phân biệt rằng tôi hay giác tri.

Đây là Bồ Tát giác liễu tất cả pháp vậy.

Nầy Văn thù Sư Lợi ! Bồ Tát giác liễu ngũ ấm thế nào ? Bồ Tát xem thấy ngũ ấm thể tánh vốn tự không. Vì giác liễu như vậy nên quán vô tướng. Vì giác liễu như vậy nên quán vô nguyện. Vì giác liễu như vậy nên quán vô dục. Vì giác liễu như vậy nên quán tịch tĩnh. Vì giác liễu như vậy nên quán viễn ly. Vì giác liễu như vậy nên quán sở hữu. Vì giác liễu như vậy nên quán vô thiệt. Vì giác liễu như vậy nên quán vô động. Vì giác liễu như vậy nên quán vô sanh. Vì giác liễu như vậy nên quán vô diệt. Vì giác liễu như vậy nên quán vô lai. Vì giác liễu như vậy nên quán vô khứ. Vì giác liễu như vậy nên quán vô chơn. Vi giác liễu như vậy nên quán vô chủ. Vì giác liễu như vậy nên quán vô chứng . Vì giác liễu như vậy nên quán vô tri. Vì giác liễu như vậy nên quán vô kiến.Vì giác liễu như vậy nên quán vô nhơn. Vì giác liễu như vậy nên quán vô tưởng. Vì giác liễu như vậy nên quán bất khả thuyết.Vì giác liễu như vậy nên quán đản hữu danh. Vì giác liễu như vậy nên quán vô ngã. Vì giác liễu như vậy nên quán phân biệt khởi. Vì giác liễu như vậy nên quán tùng duyên sanh. Vì giác liễu như vậy nên quán như huyễn. Vì giác liễu như vậy nên quán như hóa. Vì giác liễu như vậy nên quán như mộng. Vì giác liễu như vậy nên quán như cảnh tượng. Vì giác liễu như vậy nên quán như thanh hưởng. Vì giác liễu như vậy nên quán như ba tiêu. Vì giác liễu như vậy nên quán bất cửu trụ. Vì giác liễu như vậy nên quán bất lao cố. Vì giác liễu như vậy nên quán hư vọng. Vì giác liễu như vậy nên quán vô vật. Vì giác liễu như vậy nên gọi Bồ Tát giác liễu tất cả pháp.

Lại nầy Văn Thù Sư Lợi ! Thế nào là đại Bồ Tát giác liễu tham sân si ? Bồ Tát giác liễu tham dục, kia nhơn vì phân biệt mà khởi, giác liễu sân khuể kia nhơn vì phân biệt mà khởi, giác liễu ngu si kia nhơn vì phân biệt mà khởi nhưng cũng giác liễu phân biệt kia không, vô sở hữu, vô vật, vô hí luận, vì bất khả thuyết bất khả chứng vậy. Đây là Bồ Tát giác liễu tất cả pháp.

Lại nầy Văn Thù Sư Lợi ! Thế nào là Bồ Tát giác liễu tam giới? Bồ Tát giác liễu Dục giới không ngã nhơn. Sắc giới vô sở tác, Vô Sắc giới không vô hữu. Giác liễu tam giới đều viễn ly vậy. Đây là Bồ Tát giác liễu tất cả pháp.

Lại nầy Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ! Thế nào là Bồ Tát giác liễu chúng sanh hành ? Bồ Tát giác liễu chúng sanh nầy tham dục hành, chúng sanh nầy sân khuể hành, chúng sanh nầy ngu si hành, chúng sanh nầy đẳng phần hành. Giác liễu như vậy chứng tri như vậy, vì chúng sanh mà giảng thuyết như vậy giáo hóa như vậy khiến được giải thoát như vậy. Đây là Bồ Tát giác liễu tất cả pháp.

Lại nầy Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ! Thế nào là Bồ Tát giác liễu chúng sanh ? Bồ Tát giác liễu chúng sanh chỉ có văn tự, rời lìa văn tự ấy, thì không có chúng sanh riêng , thế nên tất cả chúng sanh tức là một chúng sanh, một chúng sanh tức là tất cả chúng sanh. Chúng sanh như vậy tức là phi chúng sanh. Nếu ai có thể vô phân biệt như vậy đó là đại Bồ Tát giác liễu tất cả pháp.

Lại giác liễu tất cả pháp thế nào? Có thể giác liễu Bồ đề đạo như vậy đó là đại Bồ Tát giác liễu tất cả pháp”.

Thuyết minh lại nghĩa nầy, đức Thế Tôn nói kệ rằng :

“Giác liễu nhãn với nhĩ
Tự thể thường không tịch
Chẳng nói tôi hay giác
Thì gọi là Bồ Tát
Quán tỉ cùng với thiệt
Bổn tánh vô sở hữu
Chẳng phân biệt tôi giác
Thì gọi là Bồ Tát
Trí huệ quan sát thân
Cũng giác ý tự nhiên
Giác rồi nói dạy người
Thì gọi là Bồ Tát
Sắc thanh hương vị xúc
Ý chỗ thích trần cảnh
Giác tri bổn tánh không
Thì gọi là Bồ Tát
Giác sắc cùng thọ tưởng
Hành ấm và thức tâm
Tất cả đồng như huyễn
Thì gọi là bồ Tát
Ngũ ấm tụ như mộng
Giác nó không một tướng
Chẳng phân biệt tôi biết
Thì gọi là Bồ Tát
Chẳng sanh cũng chẳng xuất
Không tác cũng không nói
Chỉ có danh tự thôi
Danh ấy cũng không vật
Giác tham dục sân khuể
Đều do phân biệt khởi
Phân biệt ấy không thể
Cứu cánh trọn tự không
Si cũng phân biệt sanh
Phân biệt nhơn duyên sanh
Duyên đây sanh kiến chấp
Kiến chấp bất khả đắc
Giác sát tam giới không
Tất cả không chơn thiệt
Nơi kia bất khả động
Nên gọi là Bồ Tát
Dục giới chẳng thành tựu
Đều do phân biệt khởi
Sắc giới vô sắc giới
Tất cả chẳng bền vững
Sở hành của chúng sanh
Người trí đều biết rõ
Tham dục cùng sân khuể
Và ngu si kia thảy
Tất cả các chúng sanh
Tức là một chúng sanh
Trí giả không sở giác
Chẳng niệm chúng sanh kia
Các pháp được sanh khởi
Đều nhơn điên đảo sanh
Giác liễu điên đảo ấy
Biết chơn tướng điên đảo
Trí huệ rất vi diệu
Chẳng lấy các âm thanh
Giác rồi vô sở trước
Nên gọi là Bồ Tát 
Hay xả thịt thân mình
Cũng trọn không y chỉ
Giác chơn thiệt như vậy
Mới gọi là Bồ Tát
Trì giới đến bỉ ngạn
Cũng chẳng niệm bỉ ngạn
Giác liễu giới hạnh như
Không sanh cũng không tận
Từ tâm khắp chúng sanh
Chẳng được tướng chúng sanh
Giác liễu chúng sanh tế
Chỉ do giả ngôn tuyên
Dũng mãnh đại tinh tiến
Thâm tâm chán hữu vi
Thấy tam giới không hư
Chứng Vô thượng Đẳng giác
Thường nhập thiền vi diệu
Vô trước vô sở y
Không trụ không phan duyên
Trí giả định như vậy
Hay dùng dao bén trí
Dứt trừ các dây kiến
Quan sát tánh pháp giới
Không dứt cũng không tổn
Nếu người chơn giác liễu
Tất cả pháp như thiệt
Liền đó lợi chúng sanh
Mới gọi là Bồ Tát ».

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14832)
Gần đây, thầy Nhất Hạnh đã dịch lại Tâm kinh Bát-nhã. Trang Làng Mai có đăng tải bản dịch mới, kèm theo những giải thích của thầy về việc phải dịch lại Tâm kinh. Rất nhiều trang mạng đã đăng tải bản dịch mới này, trong đó có cả Thư viện Hoa Sen. Bên dưới bài đăng ở Thư viện Hoa Sen có nhiều nhận xét của người đọc để lại, cho thấy khá nhiều ý kiến trái chiều nhau quan tâm đến việc này.
24 Tháng Mười 2014(Xem: 11925)
Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (phiên latinh từ Phạn ngữ: Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra,Prajnaparamitahridaya Sutra; Anh ngữ: Heart of Perfect Wisdom Sutra, tiếng Hoa: 般若波羅蜜多心經; âmHán Việt: Bát nhã ba la mật đa tâm kinh) còn được gọi là Bát-nhã tâm kinh, hay Tâm Kinh. Đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông. Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Dưới đây là sáu bản dịch Việt từ sáu bản dịch tiếng Trung khác nhau:
10 Tháng Mười 2014(Xem: 12434)
Viên giác là nói về tuệ giác viên mãn của Phật. Nên kinh này rõ ràng duyệt xét khá kỹ về trí thức con người. Điều kỳ dị trong việc này là đối với trí thức ấy không công nhận mà có vẻ công nhận. Thí dụ chương Tịnh chư nghiệp chướng nói về sự tự ý thức tự ngã: tự biết mới hiện ra tự ngã, vậy là không công nhận, nhưng tự hiểu như vậy nên cũng hiểu tự ngã ấy không đáng nhận, vậy là có vẻ công nhận.
19 Tháng Chín 2014(Xem: 12152)
Kinh Hiền Ngu thuộc bộ phận “Thí dụ” hoặc “Nhân duyên”, là một trong mười hai phần giáo của Kinh điển. Nội dung kinh này gồm những mẩu chuyện ghi chếp về tiền thân của đức Phật ở đời quá khứ có liên hệ với hiện tại, hoặc ở đời hiện tại có liên hệ với quá khứ, cũng là những chuyện được Phật hóa độ, Phật thụ ký, và những chuyện khuyến thiện trừng ác… Về kỹ thuật thuyết minh, chuyện dựa trên căn bản nhân duyên hoặc thí dụ, thiện nghiệp và ác nghiệp. Căn cứ vào những phần tướng của thiện và ác nên mới có hiền và ngu. Vì vậy nên tên kinh gọi là Hiền Ngu, nay gọi tắt là “Kinh Hiền”
14 Tháng Chín 2014(Xem: 12131)
(Bản dịch Tâm Kinh mới của Sư Ông Làng Mai)....Tâm kinh Bát-nhã có chủ ý muốn giúp cho Hữu Bộ (Sarvāstivāda) buông bỏ chủ trương ngã không pháp hữu (không có ngã, mà chỉ có pháp). Chủ trương sâu sắc của Bát-nhã thật ra là để xiển dương tuệ giác ngã không (ātma sūnyatā) và pháp không (dharma sūnyatā) chứ không phải là ngã vô và pháp vô. Bụt đã dạy trong kinh Kātyāyana rằng phần lớn người đời đều bị kẹt vào ý niệm hữu hoặc vô. ...
01 Tháng Tám 2014(Xem: 7997)
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 8556)
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9168)
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 10190)
Dhammapada là giáo nghĩa thiết yếu của các kinh. Dhamma là pháp, Pada là câu, là cú, là kệ. Pháp Cú có nhiều bộ khác nhau: có bộ có 900 câu kệ, có bộ 700 câu, và có bộ 500 câu. Kệ là những lời ngắn gọn, như bài thơ, bài tụng. Những câu ấy do Bụt nói ra, không phải một lần tất cả các câu, mà chỉ khi nào xúc sự thì mới nói lên một câu. Tất cả các câu ấy đều có gốc gác rải rác trong các kinh.