Thiền Xi-Nê

27 Tháng Mười Một 201421:36(Xem: 5186)
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt

Thiền Xi-Nê


Một học sinh hỏi Thiền sư Sùng Sơn:

–Con đã từng nghe lời thầy dạy về việc cắt đứt mọi suy nghĩ, bên trong cũng như bên ngoài trở thành một, và tin tưởng vào Chân tánh của mình. Con đã nghe rất nhiều lần như thế, nhưng con không thấu hiểu mỗi khi suy nghĩ đến với con. Vậy làm thế nào con có thể tin vào Chân tánh của con 100 phần trăm? Nó có vẻ khó khăn quá! "

Thiền sư đáp:

–Rất dễ dàng! Bạn có mười đô la không? Tôi sẽ chỉ cho bạn cách sử dụng mười đô la! (Tiếng cười từ giảng đường.)

Thiền sinh nói:

–Mười đô la ư? Nhưng con có thể làm gì ?

–Đi mua một vé xem phim! Ha ha ha! (Tiếng cười lan rộng khắp giảng đường.) Khi bạn xem phim, loại tâm gì bạn có lúc đó?

–Con chỉ xem.

–Chỉ xem ư? Như vậy thì, bạn đã có thể tin vào mắt của bạn rồi. Và bạn có thể tin vào tai của bạn nữa. Điều đó có nghĩa là bạn có thể tin tưởng vào Chân tánh của bạn. Bên trong và bên ngoài đã trở thành một. Trước khi xem phim, tâm–thói quen của bạn luôn luôn kiểm tra, kiểm tra, kiểm tra. Sau khi xem phim, tâm của bạn trở lại suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ. Nhưng trong khi bạn đang xem phim, bạn không còn suy nghĩ chuyện đời. Có bao giờ bạn nhìn thấy phim Cuộc Chiến Giữa Các Vì Sao (Star Wars) chưa? Tàu vũ trụ bay qua bầu trời, nhiều quả bom nổ, những người thiện truy đuổi những kẻ ác. Vào thời điểm đó, bạn chỉ "A! Thật là tuyệt vời !!! " Khi một người nào đó trong phim tỏ ra hạnh phúc, bạn trở nên hạnh phúc; một người nào đó buồn, bạn cũng trở nên buồn. Bạn và truyện phim trở thành một; không có bên trong và bên ngoài. Vào thời điểm đó trong phim, không có suy nghĩ. Bạn không có dự tính gì cho ngày mai, hoặc nuối tiếc chuyện gì ngày hôm qua. Không có những suy nghĩ ngẫu nhiên để đuổi theo chúng. Chỉ–Bùm! – Bạn trở thành một với những hành động trong bộ phim này: nó có thể làm cho bạn cười hay khóc, vui hoặc buồn, hoặc cảm thấy tức giận v. v…

 

"Vì vậy, khi đang xem một bộ phim, tâm bạn đúng với Tâm Thiền. Vào thời điểm đó, bạn tin tưởng vào Chân tánh của bạn 100 phần trăm. Sau khi xem phim, suy nghĩ xuất hiện và bạn phải chịu đựng đủ thứ trong cuộc sống thường ngày. Bạn nên rơi trở lại cảm giác bộ phim trong đầu bạn. Ha ha ha! (Tiếng cười từ giảng đường.) Vì vậy, nếu bạn vẫn không tin vào Chân tánh 100 phần trăm, bạn phải đi xem phim cả ngày, và mỗi ngày. (Cười). Vấn đề là như vậy, được chứ?"

–Dạ được!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Chín 2015(Xem: 11840)
Phật pháp có thiên kinh vạn quyển để hiển bày Tâm hay tánh Không của vạn pháp, để hướng dẫn con người giác ngộ, giải thoát. Giải thoát tức là ngộ ra sự trói buộc là không có thực chất, không có thật, chứ không phải là xưa nay bị trói buộc rồi bây giờ mới tìm cách thoát ra. Ngã, Pháp đều không, thì ai bị trói buộc, có cái gì trói buộc ?
29 Tháng Sáu 2015(Xem: 6930)
Đây là hai vấn đề được thảo luận rất nhiều trong triết lý, cả Tây lẫn Đông. Chỉ nghiên cứu phần hiện tượng là Hiện tượng học (Phenomenology) của triết gia Husserl mở đầu cho các loại triết lý hiện sinh sau này (Existentialism).
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 9138)
Chữ Tenzo (nơi tựa bài giảng của Đạo Nguyên) là danh hiệu dùng để gọi người đầu bếp trong một ngôi chùa. Nói chung chữ "Tâm" (Shin) là một thuật ngữ chủ yếu và vô cùng quan trọng đối với Thiền Học nói riêng và Phật Giáo Đại Thừa nói chung, đặc biệt là ở các nước Á Châu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, thế nhưng lại là một thuật ngữ khá "mơ hồ" vì rất khó xác định.
20 Tháng Năm 2015(Xem: 5916)
Tiểu luận này của Đạo Nguyên nhằm phản đối quan niệm sai lầm rằng bản tánh của những sự vật như là tánh không thì chống đối lại hay loại trừ những hình tướng của những sự vật, hay hiện hữu tương đối.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 14688)
Đây là một quyển sách nhỏ "Tranh Chăn Trâu Ngẫu Hứng" do Sư Cô Thích Nữ Thuần Quán ghi lại từ những cảm xúc trong tu tập.
04 Tháng Năm 2015(Xem: 11222)
Bản dịch tiếng Việt “Thiền Vô Niệm” này đã được chúng tôi thực hiện vào năm 1987 từ bản văn tiếng Pháp “Le Non-Mental Selon la Pensée Zen” do Hubert Benoît dịch từ nguyên tác tiếng Anh, “The Zen Doctrine of No Mind” của cố Tiến sĩ D. T. Suzuki.
23 Tháng Tư 2015(Xem: 7620)
Nhân đọc bài viết " Bất lập văn tự " của cư sĩ Nhuận Bảo và xem lời comment của một số Đạo Hữu xa gần thấy có đôi chỗ cần làm sáng tỏ thêm nên mạo muội viết bài này tới quý ban điều hành trang Web mong cũng được đóng góp đôi lời vào một vài vần đề mà tôi có chút tìm hiểu . rất hy vọng bài viết của tôi sẽ được đăng ngõ hầu tôi cũng có thể được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm tri thức từ các Đạo hữu gần xa để giúp tôi mở mang thêm những hiểu biết còn hạn chế của mình trong quá trình tìm hiều phật giáo . trân trọng cảm ơn!
20 Tháng Tư 2015(Xem: 115489)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.