Những Lời Khai Thị Từ Bậc Tôn Quý

08 Tháng Ba 201708:17(Xem: 5503)

NHỮNG LỜI KHAI THỊ TỪ BẬC TÔN QUÝ
Đại sư Garchen Rinpoche
Bản dịch tiếng Anh: Ina Dhargye
Chuyển dịch Việt ngữ: Konchog Kunzang Tobgyal
Hiệu đính tiếng Việt: Konchog Changchup Drolma


Cuốn sách này là tập hợp các lời trích dẫn sâu sắc, các lời nói khích lệ và các lời khuyên chân thành của Tôn sư Garchen Rinpoche – một vị Lạt ma Tây Tạng của dòng truyền thừa Drikung Kagyu, một hành giả đã đạt chứng ngộ cao thâm, một vị thầy thiện xảovị bổn sư yêu quý của nhiều người chúng ta – người mà tôi thân kính gọi là ‘Apala’ (Cha).

Đạo sư Garchen Rinpoche thứ 8 đương thời là hóa thân của một hành giả thâm chứng đã từng sống trong thế kỷ thứ 12 có tên là Gar Chodingpa là một trong các đệ tử tâm truyền của đức Kyobpa Jigten Sumgon Rinpoche, sơ tổ của dòng Drikung Kagyu, vốn được chân truyền từ đại dịch giả – học giả Marpa Lotsawa và đại thi hàohành giả Milarepa. Đại sư Garchen Rinpoche, nổi tiếng với sự chứng ngộ cao thâm, với lòng từ ái và bi mẫn quảng đại, rất được kính trọng không những bởi các đại sưđệ tử của dòng Drikung mà còn cả của các dòng phái khác.

Cuốn sách này bao gồm 108 bài pháp đặc biệt đầy trí huệ về các giáo huấn cốt tủy của Đức Phật liên quan đến Ba mươi bải pháp hành Bồ tát đạo, luật nhân quả không sai chệch và các thực hành tối hậu về Bồ đề tâm tương đốiBồ đề tâm viên mãn. Với ý nguyện duy nhất là mang sự an lạchạnh phúc cho toàn thế giới và mang lại lợi lạc cho toàn bộ chúng sinh không sót một ai, chúng tôi hy vọng rằng các lời trích dẫn về tình yêu thươngtrí huệ có thể lan tỏa thật xa và rộng khắp.

Mỗi bài huấn từ đều được trang nghiêm với một tấm ảnh đặc biệt của đại sư Garchen Rinpoche để chúng ta có thể luôn luôn ghi nhớ một cách sống động, để giúp chúng ta noi theo các đức tính tuyệt vời, các thiện hạnh giác ngộ, các giáo huấn thâm sâu và các lời chỉ dạy trự tiếp đến từ Bổn sư của chúng ta.

Cuốn sách này sẽ không thể ra đời nếu không có sự hỗ trợ vô điều kiện của các đạo sư tâm linh, các huynh đệ, tỉ muội, các dịch giả, thân hữu và các trung tâm ở khắp nơi trên thế giới đã nhiệt tình chia sẻ các huấn từ đặc biệthình ảnh của đại sư Garchen Rinpoche trên các mạng xã hội và kênh thông tin khác nhau. Chúng tôi đặc biệt cám ơn Ina Dhargye đã ghi chép, chuyển dịch qua Anh ngữ và phổ biến cho mọi người các giáo huấn trích dẫn của Rinpoche.

Chúng con xin dâng lên Thầy Garchen Rinpoche lòng biết ơn sâu sắc nhất về các giáo huấn quý báu, đặc biệt là các ví dụ mà Thầy đã minh họa và qua các kinh nghiệm sống mà Thầy đã chia sẻ với chúng con. Nguyện cho chúng con không bao giờ lìa xa Bồ đề tâm trân quý. Ngày nào chúng sinh còn và cõi luân hồi chưa tuyệt dứt thì nguyện cho chúng con mãi mãi được tiếp nối dấu chân của Bậc Tôn quý để mang lại lợi lạc và làm vơi đi khổ đau của toàn bộ chúng sinh.

Trung tâm Drikung Dharma Surya biên tập năm 2013 và giữ mọi bản quyền.
Trung tâm Drikung Dharma Surya
Centreville, Virginia, USA
Tháng 11, 2013




pdf_download_2
nhung-loi-khai-thi-tu-bac-ton-quy
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5782)
Sau khi an tọa trên bảo tòa, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dạy rằng, Tám Đại Luận Mật thừa không giành cho tất cả mọi người. “Đây là những Tantra tối thượng và chỉ giới hạn cho những ai phát nguyện thực hành nghiêm cẩn.
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5557)
Ngày nay, thế giới đang tăng trưởng mạnh mẽ về vật chất. Nhưng Tây Tạng vẫn còn trong tình trạng hỗn loạn. Phần lớn chúng ta đang phải sống ở nước ngoài, nhưng chúng ta không chỉ duy trì được đời sống mà vẫn có thể trì giữ truyền thống của mình.
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5175)
Tác giả của bộ luận này là Tôn giả Zhamar Pandita, Gendun Tenzin Gyatso sinh năm 1852, tám tuổi xuất gia, học đạo với nhiều bậc Thầy lỗi lạc. Ở tuổi 20, Ngài tinh thông ngũ minh và được xưng tụng là Đại Pandita. Sau đó vâng lời Thầy, Ngài vân du đó đây giảng pháp. Ngài ẩn cư tu hành.
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5755)
Học Bồ tát hạnh, tu Bồ tát đạo là niềm khoắc khoải thiết tha của những Phật tử mong muốn tìm cầu sự an lạc giải thoát cho chính mình, và cho tất cả chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ.
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6304)
Truyền thừa Sakya là một trong bốn truyền thống tâm linh vĩ đại tại Tây Tạng. Truyền thống này đóng một vai trò quan trọng trong sự trì giữ và phát triển giai đoạn tân Tantra vào thế kỷ thứ 11.Truyền thống Sakya được trì giữ và hoằng dương rộng lớn, sản sinh nhiều bậc thánh tăng, Thành tựu giả và học giả vĩ đại.
25 Tháng Mười 2015(Xem: 5896)
Theo tư tưởng Mật Tông, trong năm vị Phật thiền, Đức Phật A-di-đà vị trí ở phía tây, bộ chủ bộ Liên hoa, biểu hiện phương tiện trí của Phật, nhân cách của trí diệu quán sát, trong năm đại là nhân cách của gió theo truyền thừa của Bất Không, hay của nước theo truyền thừa của Thiện Vô Úy.
20 Tháng Mười 2015(Xem: 8647)
Karmapa có nghĩa là "bậc thực hành Phật hạnh” hay "hiện thân tất thảy Phật hạnh”. Các đời Karmapa đã tái sinh trong hình tướng Hóa thân tới nay 17 đời, và tất cả đều đóng một sứ mệnh quan trọng nhất trong việc trì giữ và hoằng dương giáo pháp của đức Phật nơi vùng xứ Tuyết.
20 Tháng Mười 2015(Xem: 6842)
Đức Dalai Lama từng nhiều lần dạy rằng, Phật giáo Kim cương thừa không phải là Lạt-ma giáo. Một trong những lý do chủ yếu Phật giáo Kim cương thừa phát triển ở miền đất Tuyết chính là người thực hành có tri kiến thanh tịnh đối với bậc Thầy. Kim cương thượng sư là Bậc Thầy trong Phật giáo Kim cương thừa
05 Tháng Mười 2015(Xem: 7311)
Một ngày nọ, khi Milarepa đang ở trong hang động một mình thì hai vị khách tìm đến hỏi han. - Ông ở một mình à? Ông không thấy cô đơn sao? - Tôi luôn luôn sống với một người nào đó, không bao giờ đơn độc. Ngài trả lời. - Nhưng ông sống với ai? Người trẻ tuổi hơn trong hai người hỏi ngài.