Bảng Ngữ Vựng

31 Tháng Tám 201000:00(Xem: 17762)
 JETSUN MILAREPA
GỬI LẠI TRẦN GIAN
Bản dịch: ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG

BẢNG NGỮ VỰNG

 

1. Sáu loại chúng sinh: (hay Lục đạo chúng sinh) tiên, thần, người, địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh.

2. Mười thánh hạnh (hay Thập thiện): (về thân) không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm; (về ngữ) không vọng ngữ, không ỷ ngữ, không lưỡng thiệt, không ác khẩu; (về ý) không tham lam, không nóng giận, không ngu si.

3. Ba lực của tâm: quán tưởng, thiền định và viên mãn.

4. Nghi lễ sáng tạo và thành toàn: là nghi lễ gọi hồn một vị thần hiền hay dữ và dẫn dụ vị thần đó.

5. Ba thân (hay Tam thân): chân thân (hay pháp thân), báo thân và hoá thân.

6. Tám đường thế gian (hay Bát phong): được, mất, danh, ô danh, ca tụng, phỉ báng, hạnh phúc và bất hạnh.

7. Tám mối chướng ngại: tái sinh nơi địa ngục, nơi ngạ quỷ, nơi súc sinh, nơi thần A tu la, nơi người dã man, nơi người khiếm khuyết về tâm hay thân, nơi kẻ phản đạo và nơi Phật không xuất hiện.

8. Sáu giáo lý của Naropa: làm chủ luồng nội nhiệt, nhận thức về tánh hư huyễn của bản tánh, nhận thức về tánh hư huyễn của giấc mộng; cảnh an lạc của chân không siêu việt; sự dẫn đạo qua trạng thái trung gian giữa sinh và tử; và sự truyền ý thức từ thân này qua thân khác từ chỗ này sang chỗ khác. (Theo Book III bộ Tibetan Yoga and Secret Doctrines)

9. Bảy sự giàu sang (hay Thất giác ý): Ký ức trong sạch (Niệm); sự nhận thức tinh vi về giáo lý (Phân biệt); sự cố gắng trong sạch (Tinh tấn); niềm vui trong sạch (Hỷ); sự tịch mặc trong sạch (Khinh an); sự nhập định trong sạch (Định); và kinh nghiệm về chân không siêu việt (Hành xả).

10. Ba nơi nương náu và Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng.

11. Ba khổ (Tam khổ): khổ về thân, ngữ và ý.

12. Ba mối triền phược căn bản: tham, sân và si.

13. Năm nước cam lồ: giải thoát dục vọng, nhẫn nhục, hiểu biết, bền bỉ chịu đựng và khiêm tốn.

14. Bốn hạnh vô lượng: nghệ thuật hoàn toàn, cầu nguyện hoàn toàn, lòng can đảm hoàn toàn và giác ngộ hoàn toàn.

15. Ba cõi (hay Tam giới): dục giới, sắc giới và vô sắc giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9767)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 19443)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12676)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 16366)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.