4- Kệ Tán Dương, Nguyện Ước Trước Tác, Và Khuyến Khích Lắng Nghe Tốt

09 Tháng Chín 201000:00(Xem: 22206)
Cúi đầu phủ phục đến những đấng đạo sư tôn quý toàn hảo
Thuật ngữ tôn quý toàn hảo ngụ ý đến những ai đã quay lưng của họ đến tất cả những sự việc của luân hồi và hoàn toàn đối diện với giải thoát. “Đạo sư” là một người tôn quý, cao thượng, trong ý nghĩa của những người có sự thông hiểu đúng đắn cả về tính không lẫn tâm giác ngộ (tâm b ồ đề), những điều sẽ đưa những vị ấy đến tình trạng cao quý, tối thượng của giác ngộ. Ở đây, đạo sư tôn quý toàn hảo liên hệ đến những Đạo Sư của Tổ Sư Tông Khách Ba những vị đã dạy Ngài con đường tiệm tiến Lam-rim, và đặc biệt đến vị Thầy không bình thường của Ngài, Văn Thù Sư Lợi.
Tiếp theo là đoạn kệ nguyện ước trước tác.

(1) Nguyện cố gắng giải thích bằng khả năng cao nhất của mình, Ý nghĩa căn bản tất cả những lời được tuyên thuyết trong kinh điển
Của tất cả những Đấng Chiến Thắng,
Con đường được tán dương bởi những hậu duệ thánh thiện của những Đấng Chiến Thắng,
Lối đi qua ở chỗ nông cạn thuận lợi cho sự khát khao giải thoát.

Dịch kệ:
[1] Nay thầy xin tận sức giải thích về
Ý nghĩa tinh túy của giáo pháp của chư Thế Tôn;
Con đường mà các đấng con Phật đều tán dương;
Cánh cửa mở ra cho kẻ thiện duyên khát khao giải thoát.

Ý nghĩa căn bản tất cả những lời tuyên thuyết trong kinh điển của những Đấng Chiến Thắng liên hệ đến sự viễn ly hay từ bỏ. Con đường được tán dương bởi những hậu duệ thánh thiện của những Đấng Chiến Thắng, nói cách khác là những vị Bồ Tát, liên hệ đến tâm giác ngộ (tâm b ồ đề). Lối đi qua ở chỗ nông cạn thuận lợi cho sự khát khao giải thoát là sự thông hiểu tính không, điều sẽ đem đến giải thoát. Do thế, trong nguyện ước viết nên luận giải, tác giả tuyên bố rằng Ngài sẽ giải thích những phương diện chính yếu này của con đường giác ngộ. Bằng khả năng cao nhất của mình nghĩa là Ngài sẽ cố gắng để làm như thế như trong hình thức tóm lược gọn gàng nhất mà Ngài có thể.

(2) Hãy lắng nghe với một tâm niệm trong sáng, hởi những người may mắn,
Tâm niệm của những người sẽ nương trên con đường vui thích đến Đấng Chiến Thắng
Qua sự hiện diện không bị vướng mắc bởi những vui thú bức bách của luân hồi sinh tử.
Và hăng hái để làm cho cuộc đời của các con đầy đủ ý nghĩa tự tại và những nhân tố phong phú nổi bật.

Dịch kệ:
[2] Xin hãy lắng nghe với tâm trong sáng
Hỡi những người may mắn, không tham cầu lạc thú cõi thế gian,
Biết tận dụng thân người thong dong thuận tiện,
Hướng về con đường làm đẹp dạ đấng Thế tôn.
Điều này đòi hỏi phải lắng nghe tốt. Nó biểu lộ hình thái của động cơ mà chúng ta cần phải có khi lắng nghe những giáo huấn này. Con đường vui thích đến Đấng Chiến Thắng là một lối mà không có sai lầm và nó hoàn toàn, cũng như không thiếu một thứ gì. Khi chúng ta đi theo một con đường không lỗi lầm và hoàn toàn như thế, điều này làm vui lòng những Đức Phật.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9234)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18159)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12157)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15589)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.