5- Sự Liên Hệ Giữa Ba Con Đường

09 Tháng Chín 201000:00(Xem: 23752)

Diễn giải thực sự phần chính của luận giải được chia làm ba phần: diễn giải về viễn ly, tâm giác ngộ, và quan điểm đúng đắn về tính không. Ba điều này cấu thành những tầng bậc tăng dần lên của sự thông hiểu.

Sự viễn ly càng mạnh mẽ của chúng ta với những điều được gọi là tốt đẹp của cõi luân hồi thì lòng từ bi của chúng ta sẽ càng mạnh mẽ hơn đối với những người khác. Thí dụ, trong một ga xe lửa ở Ấn Độ, chúng ta thấy những người mù, những người mất tay chân, ăn xin, v.v…, và điều này liên hệ một cách dễ dàng đến việc phát triển lòng từ bi cho họ. Nhưng nếu chúng ta không có sự viễn ly hay từ bỏ, thế thì khi chúng ta đến, thí dụ, một thành phố lớn, rồi thì thay vì là lòng từ bi, chúng ta chỉ cảm thấy thèm muốn những gì chúng ta thấy hay tự hào với những gì chúng ta có. Trái lại, nếu chúng ta quen thuộc với viễn ly, với một ý niệm về những gì gọi là tốt đẹp của cõi sinh tử thì một cách căn bản chẳng có ý nghĩa gì, rồi thì khi chúng ta đến một nơi như Nữu Ước, thí dụ, và thấy tất cả những người này, suy nghĩ đầu tiên của chúng ta một cách tự nhiên là cảm thấy từ bi yêu thương cho họ.

Viễn ly có hai cách để nhìn. Một là, với một thái độ như thế, chúng ta nhìn xuống tại những khổ đau của sinh tử luân hồi, không có gì thích thú trong ấy, và chúng ta cảm thấy nhờm chán và nguyện ước được thoát khỏi chúng một cách hoàn toàn. Bằng một cách nhìn khác, chúng ta nhìn lên ở sự giải thoát và nguyện ước đạt đến điều ấy. Thái độ nhị nguyên này mạnh mẽ, thì xu hướng đến tâm giác ngộ (tâm b ồ đề) càng kiên cường hơn, điều này cũng tương tự như hai phương hướng quan sát, cả nhìn lên và nhìn xuống. Rồi thì, căn bản trên điều này, nếu chúng ta có một quan điểm đúng đắn về tính không, chúng ta sẽ có thể đạt đến hoặc là giải thoát hay giác ngộ.

Quan điểm đúng đắn ở trong dạng thức của hai sự thật, điều ấy rút ra từ Bốn chân lý cao quý. Đức Phật, Ngài là cội nguồn của sự hướng dẫn an toàn, đã dạy Giáo Pháp với ngôn từ của Ngài. Một cách đặc biệt, Ngài đã dạy Bốn chân lý cao quý và hai sự thật, đây là những điều không lừa dối. Đây là những điều không bao giờ sai lầm.

Do vậy, thật là quan trọng để hiểu và thực chứng những điều ấy. Với tâm giác ngộ (tâm b ồ đề), một sự thông hiểu về tính không đem chúng ta đến trạng thái toàn thiện toàn giác của một vị Phật. Nếu đơn thuần với viễn ly, thế thì nó chỉ đưa chúng ta đến giải thoát. Đây là trong luận giải, thảo luận về điều thứ nhất là viễn ly.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9234)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18164)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12157)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15590)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.