Lòng Sùng Mộ Và Các Đạo Sư

24 Tháng Chín 201000:00(Xem: 18045)

Lòng Sùng mộ và Các Đạo sư

Ngài có lòng sùng mộ thật mãnh liệt đối với Đạo sư của ngài là Lạt ma Norbu đến nỗi trong suốt cuộc đời của Rinpoche, ngài đã ba lần dâng cúng mạn đà la tất cả những gì ngài có được cho vị Thầy trong ba thời điểm riêng biệt. 

Ngài đã tu học với nhiều Đạo sư uyên bác và thành tựu: Tashi Chopel (thư ký của Jamgon Kontrul), hóa thân Tai-Situ thứ mười một, Padma Wangchuk, Palpung Khyentse Shenpen Ozer (hiện thân về ngữ của Khyentse Wangpo), Tsabtsa Drubgyu (một hóa thân cao cấp tại Tu viện Tsabtsa ở Kham), Dzokchen Rinpoche thứ năm (Tu viện trưởng Tu viện chính yếu của phái Nyingma ở miền Đông Tây Tạng), Zhechen Gyaltsab (một hóa thân cao cấp ở Tu viện Zhechen), Zhechen Kontrul (hóa thân Kontrul tại Tu viện Zhechen), Khyentse Chokyi Lodro (hiện thân hoạt động của Khyentse Wangpo), Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Mười Bốn, hai Thầy trợ giáo của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Ling Rinpoche và Trijang Rinpoche), Đức Karmapa thứ Mười Sáu, Pawo thứ mười một, Tsuklak Mawai Wangchuk, Đức Dudjom Rinpoche (khi đó là vị lãnh đạo Phái Nyingmapa), Dilgo Khyentse Rinpoche (hiện thân về tâm của Khyentse Wangpo), Kangyur Rinpoche, Chatral Rinpoche Songjay Dorje, Đức Sakya Trichen (vị lãnh đạo một trong hai bộ chính của Phái Sakya), Dezhung Rinpoche (học giả cao cấp của phái Sakya), và những vị Thầy khác. Với những Lạt ma linh thánh này, Rinpoche đã hết sức tinh tấn trong việc nghiên cứu, suy niệm, thiền định, và thực hành vô số tuyển tập giáo huấn từ các Kinh điển và Mật điển của các Truyền thống Cũ và Mới. Nhờ những nỗ lực của Rinpoche, hầu như ngài đã trở thành nam tử tâm linh của tất cả những vị Thầy này. 

Ngài cũng dâng toàn bộ giáo huấn tâm linh trong việc làm thuần thục và giải thoát cho các bậc linh thánh, các Lạt ma, hóa thân, và những nhân vật quan trọng: Jamgon Khyentse Ozer, Khyentse Chokyi Lodro, Karmapa thứ Mười Sáu Rangjung Rikpai Dorje, Zhechen Kongtrul Rinpoche, Pawo Rinpoche, Dilgo Khyentse Rinpoche, Chatral Songjay Dorje Rinpoche, hóa thân của Dzongsar Khyentse Rinpoche, Sakya Dakchen Rinpoche, Sakya Dezhung Rinpoche, Nyenpa Choktrul, Drongsar Khyetse, Palpung Khyentse, Dsigar Choktrul, Trangu Khenpo, Đạo sư Kim cương Tenga Rinpoche, Baiyul Rinpoche, Sonam Zangpo, Bokar Rinpoche, các hóa thân nam tử của Orgyen Tulku …


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9213)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18105)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12122)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15551)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.