Hãy Nương Tựa Đạo Sư

24 Tháng Chín 201000:00(Xem: 18363)

Hãy Nương tựa Đạo sư

Lạt ma Dezhung Rinpoche nói: “Chúng ta nên phát triển lòng sùng mộ kiên cố nơi Bồ Đề tâm và những công hạnh siêu việt của vị đại Bồ Tát này. Bất kỳ ai có thiện nghiệp và may mắn có được những cảm xúc tốt lành đối với Thánh Pháp nên nhận những giới luật và ba loại thọ giới (1) từ Lạt ma tôn quý này, và sau đó hãy hiến dâng đời mình cho sự thành tựu giác ngộ. Hay điều tốt lành thứ hai là thực hiện khóa nhập thất ba năm. Hoặc kế đó là thực hiện nhập thất vài năm hay vài tháng để đạt được kinh nghiệm về Pháp. Hay kế tiếp nữa, ít nhất hãy quy y và thọ các giới luật và quán đảnh của Đấng Bi mẫn Vĩ đại (Đức Avalokiteshvara, Quán Thế Âm). Nếu thậm chí ta chỉ thực hành thiền định của Đấng Bi mẫn Vĩ đại một lần duy nhất, cuộc đời của ta sẽ có một vài ý nghĩa, và ta sẽ thực sự tự hoàn thành một thiện tâm vĩ đại. Vì thế, xin lưu giữ điều này trong tâm khảm. May mắn! Hạnh phúc!”

Chú thích:

(1) Ba loại thọ giới: Ba loại thọ giới được liên kết với ba cách tiếp cận việc thực hành Pháp và ba giai đoạn trong việc làm thuần thục tâm linh của một cá nhân (tức ba thừa: Tiểu thừa, Đại thừa và Kim cương thừa). Ba loại thọ giới là: thọ giới giải thoát cá nhân (Biệt giải thoát), thọ Bồ tát giới, và thọ những giới nguyện của Trì minh vương. 

(2) Chorten: hay stupa (tháp).
Tsa tsa: những hình tượng linh thiêng do các Phật tử Tây Tạng làm ra như một phần của việc thực hành thiền định. Việc tạo lập, cúng dường và bảo trợ các tsa tsa là một phương tiện hữu hiệu để xua tan những chướng ngại cho việc thực hành và hạnh phúc của hành giả. 

Thanh Liên biên dịch từ các tài liệu:

- “The Chariot for Travelling the Path To Freedom – The Life Story of Kalu Rinpoche” 
Published by Kagyu Dharma, Translation, commentary and appendices by Kenneth I. McLeod
- “The Biography of [the Late] Ven. Kalu Rinpoche”
http://quietmountain.org/links/teachings/late_kalu_rin_bio.htm
- “His Eminence Kalu Rinpoche History”
http://www.paldenshangpa.org/kalu_rinpoche.html
- “Kyabje Dorje Chang Kalu Rinpoche”
http://www.kdk-nyc.org/hh-kalu-rinpoche
- “The Lord of Refuge – Dorje chang Kalu Rinpoche”
http://www.simhas.org/kalu.html

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9211)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18105)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12122)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15550)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.