Đến bây giờ mới thấy đây

18 Tháng Giêng 201514:44(Xem: 3898)
BÂY GIỜ MỚI THẤY
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Phương Đông 2014

Đến bây giờ mới thấy đây3


Câu nói này của ai mà nghe quen thuộc thế? Của Nguyễn Du rồi. Ô hay! Cáiở đây chỉ có thể thấy được khi mình trở về được với cái bây giờ. Đến được cái bây giờ thì mới thấy được cái ở đây. Cái ở đây là cái không gian. Cái bây giờ là cái thời gian. Cái bây giờ đang gặp cái ở đây. Có thể nào gỡ cáibây giờ ra khỏi cái ở đây được không? Có thể gỡ cái không gian ra khỏi cái thời gian không? Cái bây giờ và cái ở đây là hai cái khác nhau, hoặc chỉ là một cái? Bạn sẽ mở to mắt mà nói: Ô hay, Nguyễn Du đâu có muốn nói tới cái chuyện rắc rối ấy? Nguyễn Du chỉ muốn nói: Tướng công Từ Hải ơi, ngày xưa lúc mới tiếp xúc với tướng công lần đầu, tuy chưa thấy tướng công là một ông vua, nhưng tiện thiếp đã biết tướng công là một ông vua rồi. Chứ không phải bây giờ lúc tướng công có mười vạn tinh binh trong tay thiếp mới thấy. Đến bây giờ mới thấy đây, mà lòng đã chắc những ngày một hai. Thì ra nhìn vào hiện tại cho thật sâu sắc thì đã có thể thấy được tương lai rồi. Rốt cuộc thì cái bây giờ và cái ở đây là quan trọng nhất. Nhìn vào cái bây giờ và cái ở đây thì có thể thấy được tất cả cái mười phương và cái ba đời. Cái thập phương và cái tam thế. Nguyễn Du cũng đã thấy được rằng phải về với cái bây giờ mới thấy được cái ở đây, có về được với cái ở đây mới thấy được cái bây giờĐến bây giờ mới thấy (ở) đây. Quả là mầu nhiệm! Hiện pháp là những gì đang được thấy trong giây phút hiện tại. Hiện pháp chính là giây phút hiện tại. Cái anh đang thấy cũng là thời gian. Cái anh đang thấy cũng là chính anh. Anh có thể loay hoay với cái máy tính của anh trong ba giờ đồng hồ và trong suốt thời gian ấy anh hoàn toàn quên rằng anh có một hình hài.

Nhờ thở vào một hơi thở có ý thức, anh đem tâm về được với thân và trở về với giây phút hiện tại.

Về với cái bây giờ, cái anh thấy trước hết là hình hài anh.

Cái ở đây là cái gì? Trước hết là cái hình hài của mình. Nhìn vào hình hài mình, mình thấy được lịch sử của sự sống. Mình thấy được cha mẹ, tổ tiên. Tổ tiên của mình không phải chỉ là con người homo sapiens, mà còn là những chủng loại động vật khác, những chủng loại thực vật và những chủng loại khoáng vật khác. Mình có tổ tiên tâm linh và tổ tiên huyết thống. Mình thấy đất Mẹ và cha Trời trong cơ thể của mình. Thì ra mình không phải là một cái ta riêng rẻ, đơn độc, mà là một dòng sinh mạng liên tục. Cái hình hài này chứa đựng cả tam thiên đại thiên thế giới. Cái một chứa đựng cái tất cả. Cái hình hài này cung cấp cho mình tất cả những thông tin cần thiết về vũ trụ, về thời gian vô cùng và không gian vô biên. Vậy thì cái ở đây cũng là cái ở bên kia, cái nơi đây cũng là cái khắp nơi.

Và cứ như thế mà nhìn thì cái bây giờ cũng chứa đựng cái ngàn xưa và cái ngàn sau, nghĩa là cái thiên thu đang nằm gọn trong cái khoảnh khắc.

Mặt trời, mặt trăng nằm trong lòng một hạt cải, và càn khôn được đặt gọn trên đầu một sợi tóc4.

 

Bây giờ rõ mặt đôi ta

Chính trong cái bây giờ mà ta có thể thấy được mặt mũi của chính ta, và cũng chính trong cái bây giờ mà ta có thể nhận diện được sự có mặt của người yêu. Ngoài cái bây giờ, tất cả chỉ là ảo tưởng. Cái bây giờ chứa đựng sự sống đích thực với tất cả những mầu nhiệm của nó. Người yêu của ta là một mầu nhiệm. Chính trong khung cảnh của cái bây giờ mà chúng ta nhận diện được sự có mặt của người yêu. Anh có cái bây giờ hay không? Nếu anh không có cái bây giờ thì làm sao anh có thể yêu? Cho nên mỗi hơi thở, mỗi bước chân của anh phải đem lại cho anh cái bây giờ.

Không có cái bây giờ thì anh không có cái gì hết, kể cả bản thân anh.

Nếu anh không có mặt trong cái bây giờ thì tất cả sẽ chỉ là một giấc chiêm bao. Chính trong cái bây giờ mà ta có thể nhận diện được sự có mặt của nhau. Ngoài cái bây giờ thì tất cả chỉ còn là một giấc mơ. Bây giờ rõ mặt đôi ta, vì biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?5

Ngay lần đầu gặp Kiều, Từ Hải đã mời nàng xích lại gần chàng để nhìn chàng cho rõ: Lại đây, xem lại cho gần6. Đúng là ngay trong cái bây giờ ta phải thấy được cho rõ ràng mặt mũi của nhau. Và Kiều đã nhìn và đã thấy được rất nhiều. Nàng nói nàng thấy mây, thấy rồng, thấy ước nguyện sâu sắc của Từ Hải7. Thấy được nhau, thấy được ước nguyện sâu sắc của nhau, mình trở nên người tri kỷ của nhau8.


3 Đến bây giờ mới thấy đây, Truyện Kiều, câu thứ 2283. Ta rất có thể dịch từng chữ: Đến [được cái] bây giờ [thì] mới thấy [được cái ở] đây. Arriving at the now, you begin to see the here.

4 Càn khôn tận thị mao đầu thượng, nhật nguyệt bao hàm giới tử trung, của một vị thiền sư Việt Nam tên là Khánh Hỷ (1067-1142) đời Lý.

5 Truyện Kiều, các câu 443 và 444.

6 Truyện Kiều, câu 2195.

7 Tấn dương được thấy mây rồng có phen. Truyện Kiều, câu 2198.

8 Nghe lời vừa ý gật đầu, cười rằng “tri kỷ trước sau mấy người?”, Truyện Kiều, các câu 2201 và 2202.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Chín 2014(Xem: 10969)
14 Tháng Tám 2014(Xem: 6649)
Thông thường, nhắc đến các vị Thiền sư đời Trần, chúng ta vẫn chỉ nghe nhắc đến Trần Thái Tông, Huệ Trung thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Trần Thái Tông là tác giả Khóa Hư Lục, bản văn Thiền đồ sộ nhất đời Trần. Huệ Trung thượng sĩ là tác giả Thượng sĩ ngữ lục, bản văn Thiền đã biểu lộ một trí huệ sắc bén, một phong cách phóng khoái không thua gì những ngữ lục của các thiền sư nổi tiếng Trung Hoa.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 7473)
Truyện Kiều là tác phẩm thơ nổi tiếng nhất của nền Thi ca Việt Nam. Người trẻ nào trong thời gian học Trung học cũng có dịp được nghe về truyện Kiều và học một ít về truyện Kiều. Nhưng vì truyện Kiều là một tác phẩm cổ điển và lại có nhiều điển tích cho nên đối với người trẻ, thưởng thức hết được cái hay của truyện Kiều là một chuyện không dễ.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 7957)
Trăng hạ huyền chếch trên đầu ngọn thông cuối đường. Một mình giữa đêm. Trụ đèn kiên nhẫn đứng thẳng và im lặng; bên cạnh cây bạch đàn cao ngất đang lao xao trước gió. Đèn vàng lay lắt tỏa bóng trong màn sương. Màu bông giấy đỏ rực dưới nắng mai, giờ trở nên tím sẫm.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 5415)
Sau khi đại phá quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng năm 938 thì năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chấm dứt 1000 năm lệ thuộc, đem lại nền độc lập tự chủ cho dân tộc. Ông ở ngôi được 6 năm, đến năm 949 thì mất. Và sau đó là loạn lạc kéo dài, đến năm 965 thì nhà Ngô sụp đổ. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên 12 sứ quân, lập nên nhà Đinh – Đinh Tiên Hoàng - đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 9469)
Phóng cuồng ngâm: Từ trước đến nay, chữ “cuồng” này người ta thường hiểu là ngông, là cuồng, là điên. Đấy là hiểu theo nghĩa đen. Khá hơn chút nữa – đa phần bản dịch – đều nói cuồng là cuồng nhiệt, ý khí mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Lý Việt Dũng trong ‘Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục dịch giải’ - đã nói về cái cuồng theo nghĩa như thế này, đáng cho chúng ta suy gẫm:
10 Tháng Sáu 2014(Xem: 5739)
Tuệ Trung Thượng Sĩ đã tiếp thu được mọi nguyên lý sâu xa, vi diệu nhất của Thiền học từ sư phụ Tiêu Diêu, rồi truyền dạy lại cho Trần Nhân Tông, đệ nhất tổ phái Thiền học Trúc Lâm Yên Tử. Chính vì thế Tuệ Trung Thượng Sĩ được coi là người tiên phong của phái Thiền học Trúc Lâm Yên Tử.