Bây giờ mới thấy

18 Tháng Giêng 201514:39(Xem: 3928)
BÂY GIỜ MỚI THẤY
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Phương Đông 2014

Bây giờ mới thấy

Bây giờ mới thấy nghĩa là bấy lâu nay chưa từng thấy. Bấy lâu nay có thể mình đã đi tìm, nhưng mình chưa thấy. Và có thể là vì bây giờ mình không đi tìm nữa, cho nên mình mới có cơ hội thấy. Thấy cái gì, và mình đã đi tìm cái gì?

Mình đã đi tìm cái gì nhỉ? Mình đã đi tìm ai? Có thể mình đã đi tìm chính mình, để biết mình là ai? Ai là người đang niệm Bụt? Ai là người đang thực tập quán chiếu, ai là người đang tu?

Ngày xưa cách đây khoảng 50 năm, tại chùa Bảo Liên, đảo Lantau, trên vách nhà khách có viết một bài kệ như sau:

Hữu độ tức phi tịnh
Ngôn thuyên hà sở vi?
Phật thuyết nguyên vô ngã
Thiền sư vấn thị thùy?

Hễ có một cõi, thì cõi ấy không thể gọi là cõi tịnh được. Có cõi thì có sự sống. Có sự sống nghĩa là có ăn uống, có bài tiết. Có thiền đường mà cũng có cầu tiêu. Có cầu tiêu thì không phải là tịnh rồi. Vậy thì cõi ấy, cõi Tịnh độ của Bụt A Di Đà mà những người tu tịnh độ đang cầu về có thật sự là một cõi tịnh hay không?

Ngôn thuyên hà sở vi có nghĩa là ngôn thuyết dùng để làm gì? Hễ mở miệng là mắc quai. Chỉ cần nói ra hai tiếng tịnh độ là đã bị kẹt. Hễ có độ là không thể có tịnh.

Hữu độ tức phi tịnh nghĩa là thế.

Nếu điều Bụt dạy về vô ngã là đúng thì thiền sư là ai? Theo Tịnh độ thì bị kẹt đã đành mà theo thiền cũng bị kẹt. Vị thiền sư mà mình đang tham vấn có phải là một cái ngã không? Mình là ai, và vị thiền sư là ai? Ai là người niệm Bụt, và ai là người đang ngồi tham vấn với vị thiền sư?

 

Ai là người đang niệm Bụt?2

Mình chứ ai? Mình chưa biết mình là ai cho nên mình mới đi tìm. Làm như mình đã biết Bụt là ai rồi, mình chỉ chưa biết mình là ai thôi. Có thật như thế không? Có phải mình đã biết Bụt là ai rồi thật không? Nếu quả thật mình đã biết Bụt là ai rồi thì mình cũng đã biết mình là ai rồi. Chỉ vì chưa biết Bụt là ai cho nên mình chưa biết được mình là ai đó thôi. Mình đi tìm Bụt mà chưa thấy, mình đi tìm mình mà chưa thấy. Bây giờ không đi tìm nữa thì mình thấy. Mình thấy Bụt. Mình thấy mình.

Bây giờ mới thấy. Dữ hông?

Mình đi tìm Bụt ở đâu? Mình đi tìm mình ở đâu? Tìm ở quá khứ? Trở về quá khứ? Tìm ở tương lai? Hướng về tương lai? Nhưng quá khứ đã không còn, mà tương lai thì chưa tới. Cả quá khứ và tương lai chỉ là ảo ảnh. Chỉ có cái bây giờ là có thật. Chỉ có cái hiện tại là có thật. Vậy thì phải trở về với giây phút hiện tại mình mới mong tìm được Bụt, mình mới mong tìm được mình. Bây giờ mới thấy, có nghĩa là khi về được với giây phút hiện tại mới thấy. Thì ra thế! Giây phút hiện tại là nơi chốn duy nhất để mình có thể tìm thấy cái mình đi tìm. Mình đi tìm chi? Mình đi tìm Tình yêu. Mình đi tìm Hạnh phúc. Mình đi tìm Niết bàn. Mình đi tìm Thượng đế. Mình đi tìm Giải thoát. Mình đi tìm Tịnh độ. Mình đi tìm cái Vô sinh bất diệt. Thì ra tất cả những cái gì mình đang đi tìm đều đang có mặt trong giờ phút hiện tại.

Và chìa khóa của sự tìm kiếm là trở về với giây phút hiện tại.

 


2 Niệm Phật thị thùy? Công án phổ thông nhất trong thiền giới Trung Quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Chín 2014(Xem: 10956)
14 Tháng Tám 2014(Xem: 6642)
Thông thường, nhắc đến các vị Thiền sư đời Trần, chúng ta vẫn chỉ nghe nhắc đến Trần Thái Tông, Huệ Trung thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Trần Thái Tông là tác giả Khóa Hư Lục, bản văn Thiền đồ sộ nhất đời Trần. Huệ Trung thượng sĩ là tác giả Thượng sĩ ngữ lục, bản văn Thiền đã biểu lộ một trí huệ sắc bén, một phong cách phóng khoái không thua gì những ngữ lục của các thiền sư nổi tiếng Trung Hoa.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 7466)
Truyện Kiều là tác phẩm thơ nổi tiếng nhất của nền Thi ca Việt Nam. Người trẻ nào trong thời gian học Trung học cũng có dịp được nghe về truyện Kiều và học một ít về truyện Kiều. Nhưng vì truyện Kiều là một tác phẩm cổ điển và lại có nhiều điển tích cho nên đối với người trẻ, thưởng thức hết được cái hay của truyện Kiều là một chuyện không dễ.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 7950)
Trăng hạ huyền chếch trên đầu ngọn thông cuối đường. Một mình giữa đêm. Trụ đèn kiên nhẫn đứng thẳng và im lặng; bên cạnh cây bạch đàn cao ngất đang lao xao trước gió. Đèn vàng lay lắt tỏa bóng trong màn sương. Màu bông giấy đỏ rực dưới nắng mai, giờ trở nên tím sẫm.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 5411)
Sau khi đại phá quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng năm 938 thì năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chấm dứt 1000 năm lệ thuộc, đem lại nền độc lập tự chủ cho dân tộc. Ông ở ngôi được 6 năm, đến năm 949 thì mất. Và sau đó là loạn lạc kéo dài, đến năm 965 thì nhà Ngô sụp đổ. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên 12 sứ quân, lập nên nhà Đinh – Đinh Tiên Hoàng - đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 9464)
Phóng cuồng ngâm: Từ trước đến nay, chữ “cuồng” này người ta thường hiểu là ngông, là cuồng, là điên. Đấy là hiểu theo nghĩa đen. Khá hơn chút nữa – đa phần bản dịch – đều nói cuồng là cuồng nhiệt, ý khí mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Lý Việt Dũng trong ‘Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục dịch giải’ - đã nói về cái cuồng theo nghĩa như thế này, đáng cho chúng ta suy gẫm:
10 Tháng Sáu 2014(Xem: 5728)
Tuệ Trung Thượng Sĩ đã tiếp thu được mọi nguyên lý sâu xa, vi diệu nhất của Thiền học từ sư phụ Tiêu Diêu, rồi truyền dạy lại cho Trần Nhân Tông, đệ nhất tổ phái Thiền học Trúc Lâm Yên Tử. Chính vì thế Tuệ Trung Thượng Sĩ được coi là người tiên phong của phái Thiền học Trúc Lâm Yên Tử.