Đức Đạt Lai Lạt Ma Chỉ Trích Phật Tử Miến Điện Tấn Công Người Đạo Hồi

08 Tháng Năm 201300:00(Xem: 13859)
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CHỈ TRÍCH
PHẬT TỬ MIẾN ĐIỆN TẤN CÔNG NGƯỜI ĐẠO HỒI
Trọng Thành (RFI)

dalialama_1234065Hôm qua, 07/05/2013, trong cuộc nói chuyện trước hơn 10.000 sinh viên đại học Maryland (Hoa Kỳ), lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma lên án các cuộc tấn công của phật tử Miến Điện nhắm vào người theo đạo Hồi. Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng kêu gọi xây dựng một thế giới tương lai trên nền tảng tôn trọng các tôn giáo, cũng như những người không theo đạo nào.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ Phật giáo Tây Tạng , 77 tuổi, đã có cuộc thuyết trình về hòa bình trong khuôn khổ chương trình thường niên « Bài giảng Anwar Sadat về Hòa bình » của Đại học Maryland, gần thủ đô Washington. Ông tuyên bố sau bài giảng : « Giết người nhân danh tôn giáo là điều không thể tưởng tượng nổi, thật hết sức đau buồn. Thế mà hiện nay, cả các Phật tử cũng tham gia vào những chuyện như vậy tại Miến Điện ». Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thêm : « Tôi cầu nguyện để họ (các sư tăng) nghĩ về Đức Phật ». 

Trong bài giảng tại đại học Maryland, lãnh tụ Phật giáo Tây Tạng kêu gọi Hoa Kỳ tôn trọng các giá trị thế tục trong giáo dục và nhấn mạnh đến việc cần phải tôn trọng mọi tôn giáo, cũng như những người không theo tôn giáo. Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi mọi người xây dựng một thế giới mới của thế kỷ XXI, đồng thời khẳng định ông đã là con người của thế kỷ trước. Thế giới mới, theo ông, « phải dựa trên nền tảng của quan niệm về một nhân loại thống nhất » và giáo dục của thế giới tương lai phải bao hàm các « đạo lý thế tục, không dựa trên nền tảng tôn giáo ». 

Lời chỉ trích của Đạt Lai Lạt Ma được đưa ra trong bối cảnh bạo lực tôn giáo tại Miến Điện tiếp tục lan rộng, đặc biệt với vụ bạo động mới đây tại thành phố Meikhtila, miền trung Miến Điện, vào tháng 3/2013 vừa qua, khiến 44 người chết và 13.000 người phải đi lánh nạn, trong đó chủ yếu là người theo đạo Hồi. Theo Reuters, có các chứng cớ cho thấy nhiều sư tăng Miến Điện đã tích cực tham gia vào các hành động bạo lực chống người Hồi giáo trên khắp cả nước. 

Các đụng độ giữa các cộng đồng Phật giáo và Hồi giáo thỉnh thoảng lại bùng phát sau khi chính quyền dân sự của tổng thống Thein Sein lên nắm quyền vào tháng 3/2011, chấm dứt nửa thế kỷ cầm quyền của chế độ độc tài quân sự. Theo các nhà quan sát, điều này cho thấy tâm lý chống Hồi giáo bắt rễ sâu sắc trong xã hội Miến Điện. Bản thân giải Nobel hòa bình, lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi cũng thường bị chỉ trích là không có lập trường kiên quyết trong việc bảo vệ quyền của thiểu số người theo đạo Hồi Rohingya. 

Hôm qua, 07/05/20013, một giới chức Miến Điện cho biết, sáu người Hồi giáo bị ra tòa xét xử về tội giết một nhà sư trong vụ bạo động hồi tháng 3 ở Meiktila. Tòa sẽ ra phán quyết vào thứ Sáu 10/05. Nếu bị kết tội, các bị cáo có thể bị kết án tử hình. 

Mùa hè năm 2012, tại miền tây Miến Điện, bạo lực giữa người theo đạo Phật ở bang Rakhine và người Hồi giáo không quốc tịch Rohingyas đã khiến khoảng 200 người chết và 140.000 người phải sơ tán. Trong một phát biểu ngày thứ Hai tuần này, tổng thống Miến Điện hứa hẹn sẽ có các biện pháp để bảo vệ quyền của người Hồi giáo.

Trọng Thành (RFI)

BÀI ĐỌC THÊM:

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA KÊU GỌI CÁC NHÀ SƯ MIẾN ĐIỆN HÃY CHẤM DỨT BẠO LỰC
LÝ DO GÂY HẬN THÙ TÔN GIÁO Ở MIẾN ĐIỆN
PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ BẠO LỰC, KHỦNG BỐ
CHỦ NGHĨA DÂN TỘC PHẬT GIÁO Ở MIẾN ĐIỆN
CHIẾC GẬY TÔN GIÁO VÀ BÁNH XE DÂN CHỦ CỦA MIẾN ĐIỆN

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Ba 2016(Xem: 5446)
Chuông báo thức đúng 4 giờ sáng. Tôi bấm nút tắt với sự thư thái. Tôi đã mua chiếc đồng hồ du lịch một ngày trước tại một cửa hàng, và tôi đã lo lắng rằng không biết nó có hoạt động chính xác hay không. Tôi đã kinh nghiệm nhiều lần thất vọng trong quá khứ với những chiếc đồng hồ do Ấn Độ sản xuất.
18 Tháng Ba 2016(Xem: 5320)
Phong trào Dorje Shugden đã nhận sự hỗ trợ bí mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chiến dịch chung của họ nhằm hạ uy tín của lãnh đạo tinh thần Tây Tạng đang diễn ra rất mạnh mẽ, đặc biệt là ở nước Anh.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 5538)
GENEVA - Một tổ chức Phật-giáo dẫn đầu các hoạt động chống Đạt Lai Lạt Ma hủy bỏ kế hoạch biểu tình và tự giải tán, theo thông báo phổ biến qua mạng – diễn biến này phát sinh sau phóng sự điều tra của Reuters tố cáo đảng CS Trung Quốc ám trợ một nhóm Phật tử biểu tình đối đầu Đức Đạt Lai Lạt Ma tại mọi nơi mà ngài viếng thăm.
11 Tháng Ba 2016(Xem: 5331)
Tôi chú ý đến cô ta trong đám đông ngay lập tức. Cô vươn mình ra phía trước, chỉ phía sau làn dây nhung lớn ngăn cách trong phòng khánh tiết nhỏ của lâu đài Prague ( thủ đô Cộng Hòa Czech). Cô là một phụ nữ hấp dẫn, có lẻ trong độ tuổi ba mươi. Khuôn mặt sôi nổi với sự mong đợi.
20 Tháng Giêng 2016(Xem: 5397)
Trung Quốc vừa công bố danh sách những “Phật sống” của vùng Tây Tạng nhưng loại tên của thủ lĩnh tinh thần Đạt Lai Lạt Ma khỏi danh sách lần đầu tiên được công bố này.
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 6807)
TÔI TIN MỤC TIÊU của tất cả những tôn giáo quan trọng trên thế giới không phải là xây dựng những chùa viện to lớn bên ngoài, nhưng là tạo dựng những chùa viện của từ bi và thánh thiện nội tại, bên trong những trái tim của chúng ta.
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 7079)
Quy định kiểm soát đối với những dòng truyền thừa xảy ra trong phạm vi thời đại của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 không tránh khỏi đặt ra vấn đề người thừa kế của ngài. Bắc Kinh đã quyết định quy định sự kế vị, không thèm đếm xỉa đến quyền đạo đức và tâm linh của người Tây Tạng.
13 Tháng Giêng 2016(Xem: 6693)
TRONG MÙA ĐÔNG của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
11 Tháng Giêng 2016(Xem: 7659)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta. Đó là kinh nghiệm được liên hệ bởi nhà tâm lý học nổi tiếng Paul Ekman
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 6817)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật, và tôi trì tụng những lời tán thán được viết bởi đại hiền nhân Ấn Độ, Long Thọ. Tôi đọc lời cầu nguyện nằm xuống, hai tay chấp lại, nửa tôn kính, nửa như ngủ, …