Hòa Thượng Sanghasena Kêu Gọi Toàn Cầu Năm 2021 Thành Phong Trào Từ Bi

28 Tháng Giêng 202114:29(Xem: 3641)

HÒA THƯỢNG SANGHASENA KÊU GỌI TOÀN CẦU
NĂM 2021 THÀNH PHONG TRÀO TỪ BI
(Rev. Bhikkhu Sanghasena Calls for Global Movement
to Make 2021 the Year of Compassion)
Thích Vân Phong biên dịch

 

Hòa thượng Sanghasena

Nhà lãnh đạo tinh thần nổi tiếngHòa thượng Sanghasena đã đưa ra sáng kiến tuyên bố, Kêu gọi Toàn cầu Năm 2021 thành Phong trào Từ bi “vắc xin Đại Từ Bi” (Vaccine of compassion), như một phương tiện, để chuyển hóa cách con người và xã hội liên hệ với nhau và với thế giới. Vị tăng sĩ Phật giáo đáng tôn kính đã đánh dấu việc khởi động dự án, bằng một lá thư gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres, yêu cầu Liên Hợp Quốc chính thức công nhận năm 2021 là năm của Từ bi tâm.

Hòa thượng Sanghasena là giám đốc tinh thần của Trung tâm Thiền Quốc tế Đại Giác ngộ (MIMC) ở Leh, Ladakh, là người sáng lập Quỹ Cứu Hy Mã Lạp Sơn và Quỹ Maha Karuna (Đại Từ Bi), đồng thời là cố vấn cho Mạng lưới Phật tử dấn thân Quốc tế (INEB).

“Mặc dù các loại vắc xin COVID-19 khác nhau, trước mắt phần lớn sẽ giúp giảm bớt những những nỗi khổ niềm đau mà nhân loại phải đối mặt, nhưng ở mức độ sâu hơn, nhân loại vẫn tiếp tục phải hứng chịu; nỗi đau buồn của nhân loại sẽ không giảm và sự bất mãn sẽ không chấm dứt”,   Hòa thượng Bhikkhu Sanghasena nói với 佛門網. “Đại dịch hiểm ác này có khả năng thống nhất thế giới, và đã đến lúc chúng ta phải trân trọng, và thúc đẩy các giá trịsức mạnh và nền văn hóa của chúng ta được chia sẻ; để nhớ lại ý nghĩa thực sự của việc trở thành con người – cùng chung sống trong tình nhân loại, mối tương quan giữa chúng ta với nhau, môi trường xung quanh và chúng ta duy trì – có lẽ là nhu cầu cấp bách, và cấp bách nhất của thời đại chúng ta”.

Hòa-thượng-Sanghasena-gửi-đến-TTK-LHQHinh 2: Bức thư của Hòa thượng Sanghasena gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres, yêu cầu Liên Hợp Quốc. Ảnh: MIMC

Ngài nói: “Từ bi tâm phổ quát và vô điều kiện, vượt ra ngoài ảo tưởng ranh giới của quốc giatôn giáo và các khái niệm nhân tạo khác. Từ nhãn quang của từ bi tâm, tất cả mọi sinh vật trong đó, mỗi loài đều có quyền tồn tại bình đẳng với nhauTừ bi tâm gắn kết với nhau giữa mọi người, gắn kết các cá nhân và mang lại ý nghĩa cao hơn cho cuộc sống của con người. Do đó, từ bi tâm là cách chuyển hóa duy nhất để tìm kiếm một thế giới thực sự hạnh phúc, hòa bình và hài hòa đến với tất cả mọi người cùng chung sống trong hòa bình và phát triển”.

Vào ngày 7 tháng 1 vừa qua, vị tăng sĩ Phật giáo đáng tôn kính này đã đánh dấu sự khởi động của sáng kiến hòa bình, với việc thành lập Văn phòng của Quỹ Maha Karuna (Đại Từ Bi), có trụ sở tại Canada và New Dlhi, Ấn Độ.

Ngài nói: Quỹ Maha Karuna (Đại Từ Bi) là một Quỹ tín thác phi lợi nhuận, được thành lập để đưa các cá nhân từ mọi tầng lớp xã hội đến phục vụ nhân loại, thông qua việc thực hành từ bi tâm. Hiện tại, Tổ chức Quỹ Maha Karuna (Đại Từ Bi) có trụ sở tại Canada và New Dlhi, Ấn Độphối hợp với Trung tâm Thiền Phật giáo Quốc tế Mahabodhi, đã phát động một phong trào hành động từ bi tâm trên toàn thế giớituyên bố năm 2021 là Năm Từ bi tâm, thông qua việc giới thiệu “vắc xin Đại Từ Bi” (Vaccine of compassion)”.

“Đây là thời điểm thích hợp để tạo ra một đại gia đình toàn cầu, một nhân loại và một thế giới thông qua hành động từ bi tâm”, Ngài giải thích. “Do đó, trong năm nay đã đến lúc chúng ta nên tiêm “vắc xin Đại Từ Bi” (Vaccine of compassion), để tránh những biểu hiện đau khổ do phân biệt chủng tộcchủ nghĩa ly khai, trò chơi chính trị, chủ nghĩa ích kỷ và sự cuồng tín tôn giáo, v.v. . .”.

Hòa thượng Sanghasena là giám đốc tinh thần của Trung tâm Thiền Quốc tế Đại Giác ngộ (MIMC) ở Leh, Ladakh vào năm 1986. Kể từ đó, Ngài đã trở thành một vị tăng sĩ Phật giáo gương mẫu gắn kết với xã hội, khởi động nhiều dự ánsự kiện và sáng kiến, trong số đó cung cấp cơ hội giáo dục, và nơi nương tựa cho trẻ em kém may mắntrao quyền và các chương trình xóa mù chữ cho phụ nữ và các nhóm khác nhau trong xã hội chịu thiệt thòi, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, người nghèo, và chăm sóc cho người già và người nghèo. Trung tâm Thiền Quốc tế Đại Giác ngộ (MIMC) đã phát triển thành một phạm vi mở rộngtrở thành trung tâm cho nhiều chương trình văn hóa xã hội và cộng đồng, nhằm chia sẻ Phật pháp, thông qua việc tiếp cận cộng đồng và tinh thần.

“Bi kịch lớn nhất cho nhân loại là các nhà lãnh đạo thế giới, đang sử dụng chiến tranh để ngăn chặn chiến tranh!” Hòa thượng Sanghasena nhấn mạnh“Thật vô lý, họ đang sử dụng bạo lực để mang lại bất bạo động!. Có thể làm thế nào? Làm thế nào để chữa cháy, có thể dập tắt lửa? Nó chỉ làm cho tình hình thêm tồi tệ hơn. Nhiều người kiên quyết rằng chìa khóa để đạt được mục tiêu hòa bình thế giới nằm ở tiến bộ công nghệ, cấu trúc pháp lý lành mạnhhệ thống tài chính tinh vi, và sự dồi dào về vật chất. Những người khác nhấn mạnh các biện pháp bạo lực, dựa vào sức mạnh quân sự như một phương tiện để đảm bảo trật tự thế giớiThực tế là hòa bình không bao giờ có thể đạt được thông qua chiến tranh; bạo lực không thể mang lại bất bạo động; bóng tối không thể xua tan bóng tối. Ánh quang minh có thể xua tan bóng tối; hận thù có thể vượt qua chỉ bằng tình yêu thương. Chỉ có tiến bộ kinh tế sẽ không đáp ứng được sự thôi thúc bên trong con người về hòa bình”.

Lip video:

Vaccine of Compassion: Launch of the Year of Compassion 2021

https://www.youtube.com/watch?v=1_S1DGotatA&feature=emb_logo

Thích Vân Phong biên dịch

Nguồn: 佛門網)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Sáu 2016(Xem: 5329)
Ánh sáng buổi trưa chiếu ấm áp và dễ chịu trên những tàn tích của Đại Học Na Lan Đà cổ xưa. Đức Đạt Lai Lạt Ma và một đoàn tùy tùng khoảng một trăm tu sĩ ngồi và trì tụng kinh chú trên bãi cỏ đối diện trực tiếp với phần còn lại của ngôi tháp cao chín mươi bộ. Tất cả đã đến đây sau khi dừng chân ở Sarnath, trong một cuộc hành hiếm hoi để tỏ lòng tôn kính đến những Phật tử ưu việt Ấn Độ, những người đã học và dạy tại Na Lan Đà. Lãnh tụ Tây Tạng đã không đến đây trong hơn hai thập niên.
10 Tháng Sáu 2016(Xem: 5645)
Đức Đạt Lai Lạt Ma bước ra khỏi chiếc xe đại sứ bọc thép trắng và cất bước hướng đến một khán đài tạm cạnh tháp Sarnath (tháp Chuyển Pháp Luân ở Lộc Uyển). Có khoảng vài trăm khách hành hương và tu sĩ đã tập họp, đang chờ đợi ngài thuyết giảng. Đấy là tháng Giêng, và lãnh tụ Tây Tạng tiến hành một cuộc hành hương hiếm hoi đến những Phật tích thiêng liêng nhất ở Ấn Độ. Sarnath là nơi dừng chân đầu tiên, hơn hai mươi lạt ma cao cấp trong bộ y áo màu đỏ quen thuộc, cầm một bó nhang trong tay, xếp hàng trên lối đi chào đón ngài.
06 Tháng Sáu 2016(Xem: 5147)
Có một cảm giác hấp dẫn mạnh mẽ bất ngờ tại thiền phòng riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala, biến chuyển trong năm ngày thành một phòng họp cho Hội Nghị Tâm Thức và Đời Sống lần thứ 10. Mọi con mắt đang đổ dồn về Steven Chu, khôi nguyên vật lý của Hoa Kỳ. Ông ngồi trên ghế được xếp bên phải của Đức Đạt Lai Lạt Ma, một bình hoa bằng đồng đầy những hoa tươi ở phía sau ông. Chu đang chuẩn bị để giải thích mối quan hệ tiềm tàng giữa toán học và cơ học lượng tử đến Đức Đạt Lai Lạt Ma và hội nghị.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5616)
Những ngày hội mừng Một Trăm Năm Giải Nobel Hòa Bình là trọn vẹn. Tôi đang ngồi tại phòng khách gác lững của Khách Sạn sang trọng Holmenkollen, chờ để có thức uống với Lodi Gyari Rinpoche, đại diện đặc biệt của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Phòng chờ đợi đông đảo. Tôi có thể thấy tác giả quyển Holocaust (Vụ Diệt Chủng Do Thái) và khôi nguyên hòa bình Elie Wiesel đang mãi mê đàm luận với một người đồng hành, hoàn toàn không chú ý tới sự huyên náo chung quanh ông. Một người khôi nguyên khác, José Ramos-Hortas của Đông Timor, ở tại một chiếc bàn ngay bên cạnh, ông đang trả lời phỏng vấn với một vài phóng viên.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 5197)
Kể từ khi anh được phát hiện treo cổ trong ký túc xá vào tháng Giêng này, câu chuyện về cuộc đời của Rohith Vemula đã được khơi lại thành đề tài nói chuyện về hệ thống đẳng cấp và sự kỳ thị đặt căn bản trên đẳng cấp tại Ấn Độ, đặc biệt hơn là trong các trường đại học.
05 Tháng Tư 2016(Xem: 5660)
Phòng hành thiền của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tắm trong ánh nắng dịu dàng của buổi sáng. Những tủ đựng đồ bằng gỗ chạm trổ tinh vi đứng dọc bên tường, ở giữa chúng tôi có thể thấy nhiều bức tượng bằng đồng và vô số sản phẩm thủ công tôn giáo. Cả kho kinh điển Tây Tạng gói trong những tấm vải vàng và gấm thêu kim tuyến chồng chất đầy những kệ sách được làm theo truyền thống. Trung tâm của phòng được chiếm ưu thế bởi một bàn thờ trang trí công phu. Một bức tượng - cao không quá hai bộ được đặt trong một ngôi điện nho nhỏ bằng gỗ và thủy tinh - thật là một nơi đáng ngưỡng mộ. Không gian trầm lặng tuyệt đẹp, một sự thanh lịch bình dị.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 4957)
Đây là trích đoạn (lần thứ ba) từ buổi nói chuyện Hỏi & Đáp với Thượng Tọa Pomnyun tại trường Đại Học Princeton vào ngày 1/10/2014. Người phỏng-vấn hỏi Thượng Tọa Pomnyun trở thành một nhà sư như thế nào.
23 Tháng Ba 2016(Xem: 5447)
Chuông báo thức đúng 4 giờ sáng. Tôi bấm nút tắt với sự thư thái. Tôi đã mua chiếc đồng hồ du lịch một ngày trước tại một cửa hàng, và tôi đã lo lắng rằng không biết nó có hoạt động chính xác hay không. Tôi đã kinh nghiệm nhiều lần thất vọng trong quá khứ với những chiếc đồng hồ do Ấn Độ sản xuất.