Pháp Quán Niệm Về Giới

13 Tháng Giêng 201522:36(Xem: 4950)

KINH NGƯỜI ÁO TRẮNG
Thích Đạt Ma Phổ Giác


PHÁP QUÁN NIỆM VỀ GIỚI

Tâm cao thượng bốn: Đệ tử áo trắng quán niệm giới luật được Phật giảng dạy không có khuyết điểm, không bị tỳ vết, không bị nhơ uế, có khả năng lớn bảo hộ đạo đức, giúp người giữ giới an trú vững chãi trong cảnh giới Phật. Giới này thanh cao vốn được hiền trí khen ngợi, tiếp nhận, thực tập, truyền bá.    

“Giới là phương thuốc nhiệm mầu,

 Chữa lành các bệnh khổ đau ở đời”.

Quán niệm về giới pháp chân chính do Phật nói ra, ta sẽ thấy Giới như ngọn đèn sáng hay phá tan tối tăm, mờ mịt. Giới như sức mạnh hay dựng đứng những gì đã ngã. Giới như ánh sáng trí tuệ hay chuyển hóa các phiền muộn, khổ đau. Giới là con đường sáng hay dập tắt tối tăm, si mê, mờ mịt, là thành trì vững chắc để chúng ta thăng tiến trên con đường giác ngộ và thành Phật.

Giới là nghệ thuật sống đem lại an lạc và hạnh phúc cho mọi người. Giới đưa đường chỉ lối cho ta đi đến con đường chân thiện mỹ. Giới giúp ta ngăn ngừa tội lỗi, không rơi vào tà kiến si mê, không bị sa đọa vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh.

Giới bảo vệ hạnh phúc gia đình, là nhân tố nền tảng của xã hội. Chính vì vậy người giữ giới, thực tập giới sẽ sống an lạc hạnh phúc, nhờ biết tỉnh giác trong từng phút giây. Nhờ học hỏi và hành trì giới pháp, mà ta càng ngày sống có hiểu biết sâu sắc về giới.

Cuối cùng là quán niệm Giới. Chúng ta có thể hiểu giới ở nghĩa sâu rộng hơn, tức bao gồm cả giới luật là nền tảng chân chính, quán niệm giới luật là nương tựa, an trú trên nền tảng vững chắc đó. Nhờ đó mà người cư sĩ tại gia thành tựu được an lạc, hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại này.  

Đối với người cư sĩ tại gia, quán niệm giới luật chính là quán niệm, thực tập năm phẩm chất đạo đức mà họ đã phát nguyện thọ trì. Nhờ thực tập quán niệm tới Giới mà tâm tư người ấy lắng trong, có được niềm vui, và người ấy đạt tới tâm cao thượng thứ tư, an trú hạnh phúc trong hiện tại một cách dễ dàng, không khó khăn gì.”

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tám 2020(Xem: 10112)
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 8573)
Đối nghịch, mâu thuẫn là hiện tượng thường xảy ra trong đời sống. Khi không thể giải quyết, nó đưa đến thù ghét và chiến tranh. Từ ngày có con người trên trái đất cho đến ngày nay, chiến tranh chưa bao giờ chấm dứt.
19 Tháng Năm 2016(Xem: 10411)
Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) xuất xứ từ thời Vua Taisho (Đại Chánh) ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ thứ 20. Đây là một bộ Đại Tạng Kinh của Bắc truyền được tổng hợp cũng như sự giảo chánh của các nhà học giả Phật Giáo Nhật Bản lúc đương thời qua các bộ Minh Đại Tạng, Càn Long Đại Tạng v.v… Tổng cộng gồm 100 quyển, dày mỏng khác nhau, mỗi quyển độ 1.000 đến 1.500 trang khổ lớn. Cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh đã cho phiên dịch hoàn toàn sang tiếng Việt tại Đài Loan thành 203 cuốn(đã in được 93 cuốn), mỗi cuốn từ 800 đến 1.500 trang. Tổng cộng các bản dịch về Kinh, Luật, Luận của Đại Thừa không dưới 250.000 trang sách.
12 Tháng Năm 2016(Xem: 9821)
BÁT NHÃ BA LA MẬT là một trong những hệ tư tưởng của Đaị thừa Phật giáo Bắc tông. Bát Nhã Ba La Mật, Trung Hoa dịch: TRÍ TUỆ ĐÁO BỈ NGẠN. Thành ngữ đáo bỉ ngạn, chỉ cho sự viên vãn cứu kính, sự hoàn thành trọn vẹn về một lãnh vực tri thức, một công hạnh lợi tha, một sự giải thoát giác ngộ hoàn toàn..