I. Sử Lược

15 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 12276)

TĂNG TRIỆU VÀ TÁNH KHÔNG HỌC ĐÔNG PHƯƠNG
Tuệ Hạnh dịch
BẢN DỊCH VIỆT VĂN

I - SỬ LƯỢC

A.- Cuộc thế Trường An

Khi Cưu Ma La Thập đến Trường An thì Phật giáo đã hưng phát ở đây rồi. Đạo An, Trúc Phật Niệm và một số những Phật gia Ấn Độ khác đã thiết lập xong nền tảng căn bản cho Phật học ở Trung Hoa.

La Thập bấy giờ đã 58 tuổi. Ông đầu tiên trụ ở Tiêu Dao viên, một khu vườn rộng lớn ở phía Tây bắc cổ thành bên bờ sông Vị Thủy; sau đó dời về Đại Tự trong nội thành. Những nơi này chắc chắn là có không khí tự viện Lạt ma hơn là tự viện mà ta thấy ngày nay. Chắc chắn là có rất ít những tòa nhà kiên cố; từ ngữ “thảo đường” cho ta ý niệm một gian chánh điện mái lá vách cỏ; những vị chuyên dịch thuật kinh điển hội tại phía Tây dãy lầu giáp cánh với chánh gian tại Tiêu Dao viên; các buổi giảng pháp diễn tại Chứng Huyền đường.

Vua nhà Hậu Tần, Diêu Hưng, vốn đã quen thuộc với Phật giáo, vô cùng tích cực trong công việc giảng dạy các kinh điển và ngay cả dịch thuật nữa. Vua có viết nên một lược đồ ngắn về các triết thuyết chủ yếu của Phật học để dùng riêng, mà vua gởi đến La Thập để tường lãm. Những văn thư trao đổi giữa hai người nay đã thất lạc. Những điều này chứng tỏ rằng nhà vua là một người thông minh, tuy không phải là một học giả uyên bác.

Tin La Thập đến Trường An lan truyền ra, các học chúng từ bốn phương quy về dưới trướng La Thập thật đông đảo, và được gọi là chúng Nghĩa Học để phân biệt với những học chúng ở Lô Sơn được gọi là Luật Học. Huệ Viễn, sáng tổ Tịnh độ tông, đã thu thập được rất đông đệ tử ở Lô Sơn (Hồ Nam) bấy giờ rồi. Huệ Viễn từng liên lạc với La Thập để hỏi về nhiều chủ đề mâu thuẫn nhau đương thời. Tiêu đề chánh yếu là Pháp thân (Dharmakàya) và những vấn đề liên hệ. La Thập giải thích những mâu thuẫn của triết thuyết này bằng cách dẫn chứng nhiều chú giải khác nhau, trong khi nhu yếu của Tăng chúng Lô Sơn lại chỉ cần một học thuyết giản dị của Phật giáo là đủ. Sự dị biệt về tâm thức giữa nhà học giả Ấn Độ và Tăng chúng Lô Sơn vốn không được giảng dạy theo giáo điều, thật quá xa để mà - như Huệ Viễn ghi lại - có thể đạt đến kết quả tốt đẹp qua liên lạc bằng văn thư.

Thật ra, ảnh hưởng của La Thập không phải ở nơi sự nghiệp viết lách, mà là ở nơi những giải thích khẩu truyền và nhân cách đáng kính của ông. Từ bi, không kiêu mạn mặc dầu tài trí xuất chúng, và phong thái chịu đựng những hệ lụy không một lời ta thán, khiến La Thập được tôn kính như là một thánh nhân hơn là một học giả. Ngụy Thư Thích Lão ghi rằng, vua Cao Tổ, 471-499, cho xây một kiểng chùa trong vòng Thường Trụ tự nơi La Thập tịch để tưởng niệm người; những điều này ghi lại một ấn tượng đậm đà trong lòng học giới Trung Hoa miền Bắc bấy giờ. Miền Nam đương thời vẫn còn bị cho là hoang dã.

La Thập ở Tràng An 12 năm, dịch một số lớn các kinh luận quan trọng như: Đại phẩm Bát Nhã, Đại Trí Độ luận, Tiểu phẩm Bát Nhã, Tịnh Danh kinh, Diệu Pháp Liên Hoa kinh, Trung Quán luận, Bách luận, Thập Nhị Môn luận, Thành Thật luận, Thập Tụng luật.

La Thập tịch năm 413. Bốn năm sau, Tràng An bị tàn phá, các học chúng Nghĩa Học phân tán và trung tâm Phật học phải thiên xuống miền Nam. 

B.- Tăng Triệu

Mặc dầu còn trẻ, Tăng Triệu được liệt vào hàng tứ kiệt của La Thập - gồm Đạo Sanh, Huệ Quán, Tăng Triệu và Tăng Duệ - và rất tích cực trong việc dịch thuật. Tăng Triệu giữ việc “chấp bút” cho thầy, tức là tập thành bản Hán văn những kinh điển do La Thập giải thích theo khẩu truyền, và cả ghi lại những chú thích hay phê bình mà La Thập thỉnh thoảng thêm vào. Chính dựa trên những cuộc tham dự vào việc dịch thuật kinh điển này mà Tăng Triệu tạo nên các bản luận, nay được tập thành gọi là Triệu luận.

Với một tâm hồn tinh khiết, không bị buộc ràng bởi thành kiến hay học thuyết thiên chấp nào, Tăng Triệu đã thấu triệt ngay bản ý của Long Thọ khi nghe thầy giảng Trung luận, nên ngay sau đó, liền trước tác Bát Nhã Vô Tri luận, vào khoảng 404 sau TL, hơn hai ngàn lời, trình lên thầy và được tán thán: “Ta hiểu không thua ngươi nhưng văn từ phải nhường ngươi”(1). Đến Lưu Di Dân cũng phải kinh dị: “Không ngờ trong Tăng giới lại có bậc Bình Thúc”(2); và Huệ Viễn phải ca ngợi: “Thật là độc đáo”. Tăng Triệu bấy giờ chỉ mới hai mươi tuổi. Sau đó, Tăng Triệu sáng tác Vật Bất Thiên, Bất Chân Không và Niết Bàn Vô Danh luận, từng được Diêu Hưng hoàng đế nhà Hậu Tần, 393-416, hạ bút chú giải từng chi tiết một và ngự đề tựa cho, lập thành một “Trung Quán luận Trung Hoa”, tức “Triệu luận”, vừa triển khai ý chỉ của vị Bồ tát Luận sư vĩ đại Long Thọ, vừa minh chứng sở ngộ của riêng Tăng Triệu để tự tạo nên một địa vị độc đáo trong văn học Phật giáo Đại thừa, và từ đó, lập nên một học thuyết Tánh Không mang văn thể Đạo gia, dùng từ ngữ Quách Tượng, trích dẫn Lão Trang để nói về chân lý tự chứng: Niết bàn có thể đạt đến ngay trong chính cuộc sống này chứ không phải ở một thế giới khác. Chân lý vốn là nguyên lý căn bản và là mục đích của Trung đạo vậy. 

C.- Giá trị học thức của Tăng Triệu

Ngôn từ mà Tăng Triệu dùng phần lớn là theo Đạo giáo, nhất là trong Bát Nhã Vô Tri. Các luận sau cũng đầy dẫy những dẫn chứng từ Lão Tử Đạo Đức kinh và Trang Tử Nam Hoa kinh; cả Dịch kinh và Luận ngữ cũng được dẫn chứng. Tăng Triệu còn thông hiểu văn chương của Vương Bật (226-269?) và của những đạo gia ảnh hưởng Phật giáo đương thời như Huệ Viễn, Chi Đạo Lâm (314-366), v.v...

Những kinh thường được dẫn chứng là Đại phẩm Bát Nhã, Tịnh Danh kinh(3), Đạo Hành Bát Nhã, Trung luận và Đại Trí Độ luận. Điều đáng kinh ngạc là Tăng Triệu không hề trích dẫn Bách luận hay Thập Nhị Môn luận, trong khi theo truyền thống Nhật Bản thì Tăng Triệu lại là sáng tổ Tam luận tôn. Một đôi khi, Tăng Triệu cũng dẫn chứng Pháp Hoa kinh. Điều này cho ta ý niệm rằng dường như các học chúng không phải tham dự vào tất cả các công cuộc dịch thuật, mà chỉ chia thành từng nhóm học tập một số kinh điển chỉ định nào đó và do đó không thể học hỏi các bản kinh khác.

Rất nhiều Tăng sĩ học hỏi một bản kinh duy nhất trong suốt trọn cuộc đời của họ; đấy là một phần đặc thái của sự phân chia thành tông phái chủ trì chỉ một bộ kinh căn bản của Phật học Trung Hoa. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8418)
Pháp thân Phật là tánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thân là quang minh và Hóa thân là thân vật chất; hai thân này được gọi là Sắc thân. Sắc thân được ứng hiện từ Pháp thân và không lìa Pháp thân. Một trong những tính cách của sắc thân là an lạc:
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6826)
Long Thọ (Nagarjuna, Klu-grub), cùng với Vô Trước (Asanga, Thogs-med), là hai đại hành giả tiên phong của truyền thống Đại thừa. Ngài Long Thọ đã trao truyền giáo huấn thậm thâm về tri kiến tánh Không của dòng truyền thừa từ Đức Văn Thù Sư Lợi, trong khi ngài Vô Trước thì trao truyền giáo huấn về pháp hành bồ tát sâu xa của dòng truyền thừa từ Đức Di Lặc.
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5477)
Pháp thân Phật là tánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thân là quang minh và Hóa thân là thân vật chất; hai thân này được gọi là Sắc thân. Sắc thân được ứng hiện từ Pháp thân và không lìa Pháp thân. Một trong những tính cách của sắc thân là an lạc:
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 4961)
Nói đến lòng sùng tín, sùng mộ và tin tưởng, có lẽ không phẩm nào của Kinh Đại Bát-nhã nói cụ thể và xúc động hơn phẩm Bồ-tát Thường Đề, kể về sự nhiệt thành khát khao cầu ngộ nhập tánh Không của một Bồ-tát. Sùng mộ, tin tưởng và nhiệt thành cầu thể nhập tánh Không đến độ thường hay khóc, do đó có tên Thường Đề.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 5848)
Mushin là một trong những nhà sư rạng rỡ hơn ai hết, trong tu viện. Sự an lạc và tính tình vui vẻ của ông, đã gây nguồn cảm hứng cho những ai tiếp xúc với ông.
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 6426)
"Tánh Không" (còn gọi là tính-không) là một từ ngữ liên hệ đến sự giảng dạy chính yếu của mọi ngành Phật giáo, nhưng ý nghĩa thật sự của từ ngữ nầy thường bị hiểu lầm.
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 5275)
Nếu một người chưa có dịp nghe, đọc (Văn), chưa tư duy (Tư) chưa thực hành (Tu) về tánh Không thì rất dễ xem tánh Không là một cái gì rất tiêu cực, vì tánh Không với người ấy là không có cái gì cả. Từ đó mà không tin nhân quả, định luật để con người dựa vào đó mà tiến bộ, tiến hóa.
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 12103)
“Mặc dù trải qua 100 năm từ khi có sự bắt đầu những nghiên cứu khoa học về đạo Phật ở Châu Âu, tuy vậy, chúng ta vẫn còn đang mơ hồ về nền tảng giáo lý của tôn giáo nầy và tính triết học của nó. Chắc chắn không có một tôn giáo nào khác đã chứng tỏ một cách rất kiên định để làm sáng tỏ những trình bày có tính hệ thống của mình.”
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 4806)
Như kinh Duy-ma-cật nói, “Từ gốc vô trụ (tánh Không), lập tất cả pháp”. Trung luận (phẩm Quán Tứ đế) nói, “Bởi vì có nghĩa Không. Tất cả pháp được thành. Nếu không có nghĩa Không. Tất cả đều chẳng thành”. Kinh Hoa Nghiêm, như các kinh điển Đại thừa, lấy tánh Không làm nền tảng. Tánh Không trong kinh này là Pháp thân của Phật bổn nguyên Tỳ-lô-giá-na, và toàn thể vũ trụ là hiện thân của Ngài. Pháp thân Tỳ-lô-giá-na chính là pháp thân của Phật Thích Ca.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 11318)
Phản chiếu trên việc một đối tượng duyên sinh như thế nào – sinh khởi phụ thuộc trên nhân và duyên, phụ thuộc trên những bộ phận của nó, và phụ thuộc trên tư tưởng – hổ trợ vô cùng để vượt thắng cảm nhận rằng đối tượng tồn tại trong nó và của chính nó.