H. Trao Đổi Văn Thư Với Lưu Di Dân

15 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 11394)

TĂNG TRIỆU VÀ TÁNH KHÔNG HỌC ĐÔNG PHƯƠNG
Tuệ Hạnh dịch

BẢN DỊCH VIỆT VĂN

IV - CHÚ GIẢI VÀ BÌNH LUẬN VỀ TRIẾT LÝ TĂNG TRIỆU

H. Trao đổi văn thư với Lưu Di Dân

Trong Đáp thư Lưu Di Dân, danh từ Bát Nhã không xuất hiện nữa. Mà Thánh Nhân bấy giờ được gọi là Chí Nhân hay Ngã, vốn hiện hữu trong từng vật một. Ngã siêu việt mọi vật hữu hình, do đó không tri, không ứng hội. Đáp thư khuyến cáo ta đừng cố công định nghĩa cái Ngã đó.

Cách giao thiệp bằng thư này là một đặc thái không những đối với văn học Tây phương mà ngay cả đối với văn học Trung Hoa nữa. Đây là một hình thức văn học trong đó người vấn thư chân thành tìm hiểu tư tưởng của người tiếp thư và không ngần ngại bày tỏ tư tưởng riêng mình. Bởi vì là cả hai thuyên giải thế giới bằng từ hai cực đoan đối lập, nên sự dị biệt căn bản của quan niệm hai người không bao giờ lấp đầy được, nhưng mà do vì cả hai chân thành diễn đạt tư tưởng của mình nên cuối cùng lại trở nên tri kỷ, mặc dầu thật sự cả hai không hề gặp mặt nhau lần nào trong cuộc đời. Tình bạn của họ cho ta thấy phong thái văn nhã trong học giới Trung Hoa bấy giờ.

Thế nào là thiền quán mà học chúng Lô Sơn tu tập? Có phải thiền này xuất phát từ hình thức thuộc Đạo gia? Hay đấy là thiền đặc biệt của Huệ Viễn? Sự vô tư mà các thế lực siêu nhiên bảo trì được biết đến từ thời đại nhà Châu hay sớm hơn. Thế thì ảnh hưởng Ấn Độ bắt đầu từ bao giờ? Và ở nơi đâu? Chắc chắn là ở nơi sự sùng tín thần quyền (chư Phật và Bồ tát) vốn chưa được biết đến trước kia, chư Phật vốn từ bi nhưng đồng thời lại nghiêm khắc về luật nghi, vốn là những thần linh có thuộc tính xã hội mà ai cũng sẵn sàng đầu phục. Có phải chăng ảnh hưởng Phật giáo đã tự tiêu mòn vào trong vai trò lãnh đạo đó? Có phải chăng Hồ Thích đúng lý khi cho rằng Hán nhân chấp nhập truyền thống Phật giáo chỉ giản dị là để phân tán và đồng hóa Phật giáo Ấn Độ vào truyền thống Trung Hoa? Họ phân hóa điều bất khả phân hóa. Nhưng mà, có thể nào mà các triết gia gian nan lặn lội từ Đạo cho đến Phật, đến một vị bất khả mệnh danh, đến Đấng Chí Nhân vốn chỉ có thể trực nhận qua sự yên tĩnh của tự tâm con người, chính Tự Tâm Phật, mà lại không hề bị ảnh hưởng của Long Thọ? Chắc chắn là không. Nếu thế, thì ảnh hưởng của Long Thọ như thế nào? Văn hóa Trung Hoa bấy giờ hầu như là đang lê bước vào tử lộ nếu không được tăng cường sinh khí bởi ảnh hưởng ngoại lai, một ảnh hưởng quả thật độc đáo, thình lình, và hoạt động như dòng nước thấm nhuần cây cỏ, mà không truyền thụ điều gì thuộc vật chất cả.

Lịch sử của triết lý Phật học Trung Hoa là một minh chứng hiển nhiên về định thuyết Tự Nhiên này.
 
 

Chú thích:

1 Ngô giải bất tạ tử, văn đương tương ấp nhĩ.

2 Tức Hà Án, nhà đạo sĩ lừng danh, tác giả Luận Ngữ tập giải và Đạo Đức luận, phát huy Đạo giáo.

3 Cả hai Đại phẩm Bát Nhã và Tịnh Danh kinh được Moksala, Vô Xoa La, dịch vào đời Tây Tấn, sau Cưu Ma La Thập trùng dịch vào khoảng 401-406.

4 Sớ, gồm cả chú, là phần bình giải các kinh điển hay luật luận. 

Tự, phần tựa viết đề cho một tác phẩm nào đó, thường là tóm tắt ý chỉ căn bản của tác phẩm đó.

Thư, trao đổi văn thư với đạo hữu; phần này rất quan trọng trong việc nghiên cứu tiểu sử và những biến cố quan trọng trong cuộc đời của tác giả, từ đó giúp ta suy ra nguyên do tạo nên kết quả những công cuộc đóng góp vào văn học của tác giả.

Ký, phần tự thuật của chính tác giả, tức là tự truyện.

5 Luận này đầu tiên được liệt kê trong bản Mục lục năm 858, nhưng giáo sư Thanh Dụng Đồng đã tận mắt thấy được bản khác có bài tự của Hoài Huy, vốn mất năm 808.

6 Tục Tạng kinh ghi: Dĩ niệm thuật lực hóa tác chủng chủng sắc tướng.

7 Cát Tạng, trong Pháp Hoa huyền luận, ghi rằng: “Lưu Cầu, trong bộ Pháp Hoa chú của ông, thu thập thích giải của mười nhà bình chú, trong đó có cả Tăng Triệu”. Lại còn có một bộ Kim Cương kinh chuù, gồm trong một tập thành những thích giải do Dương Khuê thu thập, gọi là Kim Cương kinh tập giải. Nhưng vì bộ này chỉ được đề cập lần đầu tiên trong bộ Mục lục Nhật Bản năm 1094, nên có thể là giả mạo. Những bình chú này chỉ là những thích giải ngoại lệ, không có giá trị nhiều.

8 Giới-Định-Tuệ: theo Tịnh Độ, mô thức tam đẳng bất khả phân này mọi người tu Phật đều phải tu tập qua.

9 Demiéville, Paul. La mirror spirituelle: les concepts d’éclairer, reflecter, regarder, voir clairement, comprendre, connaitre, tendent à associer et à se confondre dans certain mots chinois, chiếu & minh. Dans le Bouddhisme chinois, chiếu designe techniquement la fonction de la gnose, Bát Nhã.

10 Thần được đề cập đến trong Lão Tử, lại cũng xuất hiện trong Liệt Tưû. Lão Tử ch.39: Thần nhứt dĩ linh. Tăng Triệu dịch nghĩa của prajnà là Thánh Tâm, hay đúng hơn là Tâm Vũ Trụ, Cuộc Sống Vũ Trụ, bởi vì Tâm không phải là thuộc tính của Thánh nhân; cả hai Thánh Tâm và Tâm đều đồng thể.

11 Liebenthal, W. One-mind dharma: Nhứt tâm pháp, tr.41.

12 Trung luận, ch.25, kệ 19.

13 Trung luận, Quán Hữu Vô phẩm 15.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8410)
Pháp thân Phật là tánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thân là quang minh và Hóa thân là thân vật chất; hai thân này được gọi là Sắc thân. Sắc thân được ứng hiện từ Pháp thân và không lìa Pháp thân. Một trong những tính cách của sắc thân là an lạc:
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6817)
Long Thọ (Nagarjuna, Klu-grub), cùng với Vô Trước (Asanga, Thogs-med), là hai đại hành giả tiên phong của truyền thống Đại thừa. Ngài Long Thọ đã trao truyền giáo huấn thậm thâm về tri kiến tánh Không của dòng truyền thừa từ Đức Văn Thù Sư Lợi, trong khi ngài Vô Trước thì trao truyền giáo huấn về pháp hành bồ tát sâu xa của dòng truyền thừa từ Đức Di Lặc.
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5474)
Pháp thân Phật là tánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thân là quang minh và Hóa thân là thân vật chất; hai thân này được gọi là Sắc thân. Sắc thân được ứng hiện từ Pháp thân và không lìa Pháp thân. Một trong những tính cách của sắc thân là an lạc:
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 4956)
Nói đến lòng sùng tín, sùng mộ và tin tưởng, có lẽ không phẩm nào của Kinh Đại Bát-nhã nói cụ thể và xúc động hơn phẩm Bồ-tát Thường Đề, kể về sự nhiệt thành khát khao cầu ngộ nhập tánh Không của một Bồ-tát. Sùng mộ, tin tưởng và nhiệt thành cầu thể nhập tánh Không đến độ thường hay khóc, do đó có tên Thường Đề.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 5846)
Mushin là một trong những nhà sư rạng rỡ hơn ai hết, trong tu viện. Sự an lạc và tính tình vui vẻ của ông, đã gây nguồn cảm hứng cho những ai tiếp xúc với ông.
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 6421)
"Tánh Không" (còn gọi là tính-không) là một từ ngữ liên hệ đến sự giảng dạy chính yếu của mọi ngành Phật giáo, nhưng ý nghĩa thật sự của từ ngữ nầy thường bị hiểu lầm.
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 5268)
Nếu một người chưa có dịp nghe, đọc (Văn), chưa tư duy (Tư) chưa thực hành (Tu) về tánh Không thì rất dễ xem tánh Không là một cái gì rất tiêu cực, vì tánh Không với người ấy là không có cái gì cả. Từ đó mà không tin nhân quả, định luật để con người dựa vào đó mà tiến bộ, tiến hóa.
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 12085)
“Mặc dù trải qua 100 năm từ khi có sự bắt đầu những nghiên cứu khoa học về đạo Phật ở Châu Âu, tuy vậy, chúng ta vẫn còn đang mơ hồ về nền tảng giáo lý của tôn giáo nầy và tính triết học của nó. Chắc chắn không có một tôn giáo nào khác đã chứng tỏ một cách rất kiên định để làm sáng tỏ những trình bày có tính hệ thống của mình.”
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 4802)
Như kinh Duy-ma-cật nói, “Từ gốc vô trụ (tánh Không), lập tất cả pháp”. Trung luận (phẩm Quán Tứ đế) nói, “Bởi vì có nghĩa Không. Tất cả pháp được thành. Nếu không có nghĩa Không. Tất cả đều chẳng thành”. Kinh Hoa Nghiêm, như các kinh điển Đại thừa, lấy tánh Không làm nền tảng. Tánh Không trong kinh này là Pháp thân của Phật bổn nguyên Tỳ-lô-giá-na, và toàn thể vũ trụ là hiện thân của Ngài. Pháp thân Tỳ-lô-giá-na chính là pháp thân của Phật Thích Ca.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 11311)
Phản chiếu trên việc một đối tượng duyên sinh như thế nào – sinh khởi phụ thuộc trên nhân và duyên, phụ thuộc trên những bộ phận của nó, và phụ thuộc trên tư tưởng – hổ trợ vô cùng để vượt thắng cảm nhận rằng đối tượng tồn tại trong nó và của chính nó.