Quan Niệm Về Thiền Và Tịnh Của Thiền Sư Bạch Ẩn

29 Tháng Mười 201000:00(Xem: 72580)


QUAN NIỆM VỀ THIỀN VÀ TỊNH CỦA THIỀN SƯ BẠCH ẨN

(Trích đoạn từ “Thiên chân chánh” – Bạch Ẩn Huệ Hạc)
Ngọc Bảo dịch

Hãy nhìn xem các vị Tổ sư thiền xưa kia có phong cách phi thường như thế nào. Ngày nay những hành giả tu thiền có bao nhiêu người giống được như vậy? Hầu hết chưa thể qua được hàng rào công án do những bậc thầy kiệt xuất này lập ra, nên họ không thể thẩm thấu được cái tinh túy chân lý hàm chứa trong những công án này, và ngọn lửa bức xúc vẫn cháy bừng trong tâm họ.

Họ sẽ không có được một giây phút nào an bình trong cuộc đời. Họ giống như những người bị bệnh kinh niên hành hạ từng hồi mỗi ngày. Họ cố tọa thiền trong năm bảy ngày rồi bỏ cuộc và bắt đầu đi ra lễ lạy trước tượng Phật. Năm ngày sau, họ lại bỏ cuộc rồi bắt đầu tụng kinh. Họ tiếp tục được năm bảy ngày rồi chuyển qua ăn uống kham khổ, ăn chỉ một bữa trong ngày. Họ giống như người bị bệnh nặng phải nằm ở trên giường, không ngủ được muốn ngồi lên, nhưng rồi thấy cũng không làm được đều đó. Họ mò mẫm đi như những con lừa mù. Không biết bước chân mình sẽ đi đến đâu. Và tất cả chỉ vì lúc đầu giải đãi. Nên họ không thể nào đạt được sự thấu phá đưa đến niềm vui ào ạt bao la của chứng ngộ.

Thường tình thì một người tu thiền sẽ bỏ ra khoảng ba, năm, có khi bảy năm để tực tập tọa thiền. Nhưng vì người ấy không để hết tâm sức vào đó, nên họ không đạt được sự nhất quán, và cách tu của họ không đem lại kết quả gì. Năm tháng trôi qua nhưng họ không kinh nghiệm được niềm vui niết bàn, và nghiệp báo luôn chờ đợi họ nếu họ ngưng lại hay lùi bước. Lúc đó họ quay qua niệm hồng danh Phật A Di Đà và hết sức trì niệm, hăng hái ước nguyện sẽ được vảng sanh về cõi tịnh độ, bỏ đi chí nguyện trước đây : Muốn thấy cho được chân lý trên con đường đạo. Ở Trung Quốc, những người thuộc giới này xuất hiện rất nhiều trong triều đại nhà Tống, còn tiếp tục cho đến đời nhà Minh, và cho đến ngày nay. Hầu hết bọn họ là các nhà tu thiền thuộc loại tầm thường, hèn yếu, không có chút nhuệ khí.

Để lấp liếm và che giấu mặc cảm thất bại, họ vội vàng đưa ra những thí dụ về sự tái sinh nơi tịnh độ của các bậc thiền sư như Chieh của núi Wu-tse, Hsin-ju Che, và I của Tuan-ya, để đưa ra kết luận rằng : thực tập tọa thiền không có ích lợi gì. Có điều dường như họ không biết là những người này thực ra đã khởi tu pháp môn niệm Phật ngay từ lúc đầu. Than ôi! Trong sự hăng say muốn tìm sự hỗ trợ cho những quan niệm đầy định kiến và tầm thường của mình, họ đã đem trường hợp của những kẻ phàm phu không đủ nghị lực tinh tấn kiên trì trên đường tu thiền ví với những bậc thánh tăng đã khế hội được pháp vi diệu sống thực được truyền thừa, khiến cho giá trị của chư vị bị giảm đi. Quả là họ đã hủy báng tinh túy huyền vi không thể nghĩ bàn đã được các vị thánh tăng truyền trao cho nhau từ đời nọ qua đời kia. Họ đã phạm vào những lỗi lầm nghiêm trọng hơn cả năm tội ngũ nghịch. Không có cách gì khiến họ biết tỉnh ra để mà sám hối.

Trên căn bản, không có tịnh độ nào hiện hữu ngoài thiền. Không có tâm nào Phật nào tách biệt ngoài thiền. Lục tổ Huệ Năng đã thị hiện xuất thế từ một quá trình đạo sư của tám mươi kiếp liên tục trước đó. Thiền sư nam Nhạc là hiện thân của tất cả ba cõi quá khứ hiện tại và vị lai. Họ là những đại dương rộng lớn của sự an định vô biên, là những bầu trời cao mênh mông trong sáng không còn chút dấu vế, không còn gì để tái sinh trở lại kiếp người, vào nơi cực lạc hay nơi cõi trời, mà cũng là vô sanh. Cõi thiên đàng đầy niềm vui hay cõi địa ngục khủng khiếp, cõi giới bất tịnh hay một cõi tịnh độ đều là những mặt của viên ngọc Như Ý vận chuyển tự do và dễ dàng trên một cái khay. Nếu có một ý niệm nắm bắt khởi lên, dù là nhỏ nhặt nhất, ta sẽ như một con người ngông cuồng muốn bắt một con rồng mà cố múc nước từ sông lên.

Nếu sơ Tổ của thiền tông là Bồ Đề Đạt Ma cho rằng, cứu cánh tối thượng của Phật pháp chỉ là ước nguyện vãng sanh về cõi tịnh độ, thì ngài chỉ cần gởi một lá thư sang Trung Hoa với đôi dòng thế này “Hãy cố đạt được vãng sanh nơi Tịnh độ bằng cách nhiếp tâm niệm Phật không ngừng”, đâu có gì khiến ngài phải vượt qua hàng muôn dặm hải lý đại đương sống gió hiểm nguy, chịu bao gian lao cực khổ, để trao truyền pháp KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT?

Những ai nghĩ rằng pháp môn Tịnh độ xa lìa với thiền, có biết trong kinh Quán A Di Đà có một đoạn nói về thân Phật A Di Đà cao bằng “10 ức dặm x với số lượng nhiều bằng số cát trong 60 sông hằng hợp lại”? Họ phải quán tưởng, nghiền ngẫm cho kỹ về đoạn này. Nếu cách quán thân Phật không phải là cách để đạt được sự giác ngộ vô thượng, nếu muốn cho tâm giác ngộ mà không quán chiếu chính bản tánh của mình thì đó là cách gì ?

Một vị Tổ Tịnh độ là Eshin Sozu đã nói “Nếu có niềm tin lớn mạnh, bạn sẽ thấy được Phật trước mắt”. Tu thiền là làm cho bạn khai mở được tâm mình, để thấy vị Phật xưa đáng kính ngưỡng ở ngay trước mắt mình, thật hiển nhiển và rõ ràng. Nếu bạn muốn tìm vị Phật đó ở những chốn nào ngoài mình, hãy gia nhập vào hàng ngũ ác ma đang cố tìm cách hủy hoại Phật pháp đi! Trong kinh Kim Cang, Đức Phật đã nói :

Nếu lấy sắc cầu ta
Lấy âm thanh cầu ta
Kẻ ấy hành đạo tà
Không thấy được Như Lai

Tất cả những vị Phật, đều có ba thân : Pháp thân, luôn thường trú và hiển hiện khắp mọi nơi. Báo thân, sự thanh tịnh hoàn hảo. Hóa thân, như đức Thích Ca Mâu Ni được mô tả như sự “kiên trì nhẫn nhục trong an định”. Trong chúng sanh hữu tình, ba thân này được hiển hiện như là định, tuệ và sự sự vô ngại. Định ứng với pháp thân. Tuệ ứng với báo thân. Sự sự vô ngại ứng với hóa thân.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói “Khi chúng sanh tạo những việc lành thì hóa thân hiện. Khi tu trí tuệ thì báo thân hiện. Khi giác ngộ pháp vô vi thì pháp thân hiện. Bay khắp mười phương tùy nghi hóa độ chúng sanh là hóa thân vậy. Dứt trừ nghi hoặc thành đạo nơi núi Tuyết là báo thân vậy. Không nói, không làm, không sở đắc, yên lặng thường trụ là pháp thân vậy. Xét cho cùng một Phật còn không có, huống là ba ?

Nói đến ba thân Phật, là dựa vào căn cơ con người có thượng, trung, hạ căn. Kẻ hạ căn chỉ vọng cầu lấy phước, chỉ mong thấy được hóa thân Phật. Kẻ Trung căn vọng cầu dứt đoạn phiền não, chỉ mong thấy được báo thân Phật. Người thượng căn vọng chứng bồ đề, mong thấy pháp thân Phật. Người thượng thượng trí, bên trong sáng tỏ vắng lặng. Tâm sáng tức là Phật. Không đợi tâm mà Phật quả vẫn thành. Mới biết ba thân cũng như mọi pháp khác đều không thể nắm bắt, cũng không thể nói ra. Đó tức là tâm giải thoát, tự thành đại đạo. Kinh nói “Phật không thuyết pháp, không độ chúng sinh và cũng chẳng chứng bồ đề” là ý nghĩa đó vậy”.

Tổ Hoàng Bá nói “Pháp do pháp thân giảng, không thể lấy ngôn ngữ, âm thanh, hình tướng, văn tự mà cầu. Pháp này không thuyết giảng, không chứng đắc, tự tính rỗng không thông suốt mà thôi. Cho nên trong kinh Kim Cang nói ‘Không pháp nào có thể giảng được. Pháp giảng mà không giảng đó mới chính thực là giảng pháp’. Báo thân hóa thân đều từ cơ duyên cảm ứng mà hiển hiện. Cho nên các pháp do hóa thân giảng cũng tùy sự việc, ứng căn cơ mà dùng để tiếp dẫn giáo hóa. Tất cả pháp này đều không phải là pháp chân thật. Cho nên nói ‘báo và hóa thân không phải là Phật thực, cũng không phải là thân thuyết pháp”.

Bạn phải nhận thức rằng, tuy Phật ứng hiện vào vô số chúng sanh đủ loại, đủ cỡ, lớn hay nhỏ, nhưng bao giờ cũng thể hiện qua ba thân Phật này thôi. Kinh Kim Quang Pháp Vương nói “Như thế, đạo vô thượng được thành tựu đều có ba thân Phật. Trong ba thân này, báo và hóa chỉ là những tên gọi tạm thời. Chỉ có pháp thân mới là chân thật, thường hằng và bất biến, là cội nguồn căn bản của hai thân kia”.

Như vậy, có ai nói cho tôi biết cái thân khổng lồ mà kinh Quán A Di Đà đã nói “10 ức dặm x với số lượng nhiều bằng số cát trong 60 sông hằng hợp lại” đó là hóa thân, báo thân hay pháp thân?

Chúng ta đã nghe, báo thân và hóa thân là do Phật độ chúng sanh bằng cách tùy phương tiện mà ứng hiện. Nhưng một thế giới phải lớn bằng chừng nào mới chứa được một vị Phật vĩ đại như thế? Bạn có tưởng tượng ra được tầm cỡ của chúng sanh nào được vị Phật ấy ứng hiện vào không? Và cũng đừng nói rằng những chúng sinh trong cõi tịnh độ lớn lao như vậy cũng phải to lớn như vậy, Phật thị hiện trong cõi giới ấy cũng to lớn như vậy. Nếu điều này có thực, phải chăng những vị Bồ tát, những người đi cầu đạo và tất cả những chúng sanh khác sống trong cõi giới ấy cũng đều phải có một tầm cỡ lớn như là “10 ức dặm x với số lượng nhiều bằng số cát trong 60 sông hằng hợp lại”.

Một con sông lớn như sông Hằng có chiều ngang tới 40 dặm (Nhật). Những hạt cát nhỏ và mịn như những tinh thể vi tế nhất. Dù cho quỉ thần, cũng không thể đếm được số cát trong sông Hằng, hay là nửa sông Hằng đi nữa. Dù có mắt Phật thông suốt hết tất cả cũng không thể đếm được. Thế thì trong bản chất, đó là những con số không thể định lượng. Đó là sự tính toán vượt ra ngoài tính toán. Tuy nhiên trong đó hàm chứa một chân lý sâu sắc khó nắm bắt nhất, hơn tất cả các điều nói trong kinh sách khác của Phật. Đó chính là cốt tủy kim quang của Vô Lượng Thọ Phật vậy.

Nếu có nói được một chút gì về vấn đề này, tôi sẽ nói rằng cát trong 60 mươi sông Hằng là ngụ ý nói về sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, chính là sáu trần, đối tượng của sáu căn trong chúng ta. Không có một pháp nào trên thế gian biến thiên này lại không có sáu trần ấy. Khi bạn giác ngộ được rằng tất cả các pháp đều được nhận biết là sáu trần tự hiện tướng như thế, bạn sẽ thấy được thân kim sắc của Vô Lượng Thọ Phật một cách toàn diện. Bạn sẽ vượt qua được biển khổ luân hồi ngay tại chỗ đang đứng và thể nhập được sự giác ngộ toàn hảo vô lượng.

Lúc đó, khắp nơi nơi, từ đông sang tây, đều là cõi Liên hoa tịnh độ. Tất cả pháp giới trong vũ trụ này, trong khắp mọi phương hướng, không chừa một chỗ nhỏ nào, đều ở trong sự an định vô biên như báo thân Phật nguyên thủy. Sự an định đó thẩm thấu tới tất cả pháp giới chúng sanh, sẽ xóa mờ đi mọi sự phân biệt, và mãi mãi hằng thường như thế, không có đổi thay.

Kinh Quán A Di Đà còn nói rằng những người nào đọc tụng các kinh Đại thừa là ở trong hàng cao nhất của những người thượng căn đã được vảng sanh vào cõi tịnh độ của Vô Lượng Thọ Phật A Di Đà. Cái gì là kinh Đại thừa? Đó không phải là bản kinh bằng giấy vàng cuộn lại với lõi cầm màu đỏ. Chắc chắn rằng, không có chút nghi ngờ nào, kinh Đại thừa chính là nói đến tâm Phật nguyên thủy đã có sẵn ngay trong nhà ngũ uẩn này của chúng ta.

Như vậy, dựa trên căn bản nào mà những kẻ ngông cuồng nói tu thiền là không có lợi ích gì ?

Bạch Ẩn Huệ Hạc
Ngọc Bảo dịch
(Thiền Viện Thường Chiếu)

05-10-2008 07:23:46

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2016(Xem: 13309)
Theo giáo lý Tịnh Độ Phật A Di Đà là vị Phật ánh sáng luôn soi chiếu thông suốt mọi cảnh giới, tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh. Đại thừa triển khai chân lý Phật dạy với quan niệm Thế giới quan và Phật đà quan hoàn toàn không bị đóng khung trong quan niệm của Phật giáo Nguyên thủy. Niềm tin trọn vẹn về một bậc thầy giác ngộ viên mãn, đầy đủ oai lực từ bi và trí tuệ. Năng lực của Phật có từ trường rất mạnh đối với tâm thức người quán niệm. Người tu Tịnh Độ, cũng có niềm tin rằng bên ngoài có Phật A Di Đà, bên trong tâm mình có tánh Phật A Di Đà. Khi chưa giác ngộ thì còn bị phiền não che lấp tánh Di Đà, nay niệm Phật là phương tiện tuyệt vời để khôi phục tâm tánh ấy.
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16981)
Tịnh Độ hay Quốc Độ của Chư Phật là từ dùng để chỉ Thế Giới đẹp đẽ, thanh tịnh, tôn nghiêm, là nơi các Đức Phật cùng hàng Thánh Giả và các Tín Chúng cư ngụ. Từ này khá xa lạ đối với nhiều tín đồ theo truyền thống Phật giáo Nam Truyền Theravāda. Theo quan niệm thông thường của truyền thống Theravāda thì ngoài những Đức Phật quá khứ đã nhập diệt và những Đức Phật tương lai chưa ra đời, thì trong thời điểm hiện tại không tồn tại một Đức Phật nào khác.
30 Tháng Mười 2015(Xem: 14803)
"A-di-đà kinh khắc trên đá ở Tương dương là do Trần Nhân Lăng đời Tùy viết, nét chữ thanh đẹp nên nhiều người hâm mộ. Đoạn từ câu 'nhất tâm bất loạn' trở xuống có thêm: Chuyên trì danh hiệu, dĩ xưng danh, cố chư tội tiêu diệt, tức thị đa thiện căn phước đức nhân duyên. Truyền bản ngày nay đã thoát mất hai mốt chữ này"
19 Tháng Mười 2015(Xem: 19295)
Trong thời gian qua, trên trang mạng Thư Viện Hoa Sen đã xảy ra nhiều tranh luận khá gay gắt về vấn đề đức Phật A-di-đà, nay thầy Phước Nguyên gửi cho ban biên tập cuốn tiểu luận nghiên cứu từ Tạng Kinh Sanskrit và Tây Tạng để phổ biến đến quý độc giả quan tâm.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 10837)
Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh độ qua các kinh nói về Phật Di Đà (Amitābhasutra và Sukhavativyūhasutra) từ Hán tạng, vốn được phiên dịch từ kinh điển Sanskrit. Ở đó, cõi Tịnh độ hay Cực lạc (Phạn ngữ Sukhavatì) được mô tả là cảnh giới tuyệt vời với tất cả những sự thù thắng, trang nghiêm.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 29363)
Hiện tại pháp môn niệm Phật đang rất phổ biến tại Việt Nam cũng như Trung Quốc và Đài Loan. Thượng tọa cũng đã giải thích, để được về Tây phương thì phải loại trừ tham, sân, si, còn đối với một người xuất gia muốn đạt được đến sự giải thoát chắc chắn phải tu tập giới-định-tuệ. Kinh A-di-đà có nói đến cảnh giới Tây phương cực lạc. Con muốn hỏi: Đức Phật A-di-đà có hay không, và khi niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà thì có được sanh về thế giới Tây phương hay không?
23 Tháng Chín 2015(Xem: 11951)
Đại sư Ấn Quang nói: “Kẻ câu nệ vào Tích môn thì bảo: “Trong tất cả pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo nhìn sẽ nói: “Trong tất cả pháp, pháp pháp đều viên thông”. Như bốn cửa thành, gần cửa nào thời vào cửa ấy. Cửa tuy khác nhau, nhưng đều đưa vào một thành chẳng khác.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 9380)
Đại sư Ấn Quang nói: “Kẻ câu nệ vào Tích môn thì bảo: “Trong tất cả pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo nhìn sẽ nói: “Trong tất cả pháp, pháp pháp đều viên thông”. Như bốn cửa thành, gần cửa nào thời vào cửa ấy. Cửa tuy khác nhau, nhưng đều đưa vào một thành chẳng khác.
27 Tháng Sáu 2015(Xem: 8643)
Bốn mươi sáu đại nguyện của Đức Phật A-di-đà là một bản đồ tu tập lý tưởng cho những ai đã phát Bồ-đề Tâm song song với bản nguyện muốn kiến lập tịnh độ ngay trong thế giới Ta-bà; đó cũng chính là tông dụng của Kinh Duy Ma Cật: “Tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sinh”.
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 10897)
Khi thảo luận về nhu cầu tinh thần của người sắp chết dưới cái nhìn Phật giáo, trước hết chúng ta cần phải xem xét một số điểm quan trọng, thí dụ như: