7 Thơ Thiền Sư Phổ Minh Chuyển Dịch Lục Bát

26 Tháng Tám 201000:00(Xem: 13270)
PHẬT DẠY LUYỆN TÂM
NHƯ CHĂN TRÂU

Soạn Giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
DIỆU PHƯƠNG xuất bản 2010

- 7 -

 THƠ THIỀN SƯ PHỔ MINH

CHUYỂN DỊCH LỤC BÁT

 

1. CHƯA CHĂN

 

Đầu sừng hung tợn chạy la

Trèo non vượt suối dặm xa ngút ngàn

Mây đen cửa động giăng ngang

Nào hay lúa mạ giẫm tan nát rồi.

 

2. MỚI CHĂN

 

Thừng gai xỏ mũi trâu lôi

Mỗi khi tháo chạy bị roi quất vào

Dạy trâu tính xấu dễ đâu

Trẻ chăn trâu phải mau mau kéo về.

 

3. CHỊU PHÉP

 

Dạy dần, chịu phép, yên bề

Băng mây vượt nước trâu kề theo ngay

Trẻ tay vẫn nắm chặt dây

Người tuy mỏi mệt quên ngày qua mau.

 

4. QUAY ĐẦU

 

Tốn công trâu mới quay đầu

Đã thuần, tâm lực còn đâu điên cuồng

Trẻ chưa ưng hẳn mọi đường

Nên tay giữ chặt dây thừng chẳng buông.

 

5. THUẦN PHỤC

 

Duới cây liễu, cạnh suối nguồn

Thả ra, bắt lại trâu luôn dễ dàng

Cỏ thơm, mây biếc, chiều vàng

Trở về trẻ chẳng bận chăn nữa rồi.

 

 

6. KHÔNG VƯỚNG

 

Ngoài trời yên giấc thảnh thơi

Không cần roi vọt, qua thời nhọc công

Trẻ ngồi thoải mái dưới thông

Quá vui, trổi nhạc vang đồng hoan ca.

 

7. THEO PHẬN

 

Chiều xuân bờ liễu thướt tha

Khói mờ, cỏ nõn mượt mà thơm hương

Đói ăn, khát uống mặc lòng

Trẻ chăn trên đá giấc nồng ngủ say.

 

8. CÙNG QUÊN

 

Bóng trâu trắng giữa mây bay

Vô tâm người với trâu nay tương đồng

Trăng xuyên mây trắng bềnh bồng

Trăng trong, mây trắng Tây Đông xoay vần.

 

9. SOI RIÊNG

 

Vắng trâu khiến trẻ được nhàn

Một vầng mây lẻ giăng ngàn non xanh

Vỗ tay ca với trăng thanh

Đường về còn một ải ngăn bít bùng.

 

10. CÙNG VẮNG

 

Người, trâu vắng bóng mịt mùng

Dưới trăng muôn vật thành không bóng hình

Hỏi thăm đích thực ý tình

Cỏ thơm, hoa dại mọc quanh khắp đồng.

 

 

TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO

(chuyển dịch thơ)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 12880)
Khi bạn đọc các sách về thiền định, hoặc khi thiền định được trình bày bởi các nhóm khác nhau, đa số mọi người nhấn mạnh về phần kỹ thuật. Ở phương Tây, người ta có khuynh hướng chú ý rất nhiều đến phần "công nghệ", nghĩa là phần "kỹ thuật" của thiền định. Tuy nhiên
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 9142)
Chữ Tenzo (nơi tựa bài giảng của Đạo Nguyên) là danh hiệu dùng để gọi người đầu bếp trong một ngôi chùa. Nói chung chữ "Tâm" (Shin) là một thuật ngữ chủ yếu và vô cùng quan trọng đối với Thiền Học nói riêng và Phật Giáo Đại Thừa nói chung, đặc biệt là ở các nước Á Châu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, thế nhưng lại là một thuật ngữ khá "mơ hồ" vì rất khó xác định.
06 Tháng Sáu 2015(Xem: 10758)
Sau khi duy trì chánh niệm một thời gian, hành giả có thể ‘chứng đắc’ hai giai đoạn Hỷ và Xả. Dùng con mắt từ bi để nhìn và đối xử với chúng sinh mới là mục đích rốt ráo của việc tu hành. Giới sát là giới quan trọng nhất trong các giới cấm trong Phật giáo, kể cả sát hại vi sinh vật trong nước và côn trùng dù là con sâu cái kiến.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 14694)
Đây là một quyển sách nhỏ "Tranh Chăn Trâu Ngẫu Hứng" do Sư Cô Thích Nữ Thuần Quán ghi lại từ những cảm xúc trong tu tập.
09 Tháng Năm 2015(Xem: 12237)
Tỳ-ni nhật dụng thiết yếu (毘尼日用切要) do Luật sư Độc Thể (读体律师, 1601-1679) hiệu là Luật sư Kiến Nguyệt (见月律师), chuyên hoằng truyền giới luật ở núi Bảo Hoa, tuyển soạn (寶華山弘戒比丘讀體彙集). Tác phẩm này là tuyển tập các bài thiền kệ về luật nghi hàng ngày cho người xuất gia.
20 Tháng Tư 2015(Xem: 115503)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 12472)
Tất cả chúng ta đều đồng ý là, pháp tu của Đạo Phật, dù phương tiện có thể khác song cứu cánh phải gặp nhau. Nếu hai pháp tu mà phương tiện và cứu cánh đều khác biệt nhau thì, pháp nầy là Đạo Phật, pháp kia hẳn không phải Đạo Phật. Phật giáo Việt Nam đã mang sẵn hai pháp tu Thiền: Thiền Tông và Thiền Nguyên Thủy.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 12748)
Như giữa ban ngày, cảnh vật rành rành trước mắt. Thoáng giấc ngủ say, mọi thứ đưa vào cơn mộng. Cũng vậy, tâm sáng nơi mỗi chúng ta, luôn luôn hiện tiền trên mọi sinh hoạt.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 8043)
Thiền là một cuộc du hành qua Tĩnh Mịch có thể giúp chúng ta hồi phục sự thăng bằng của thân thể, lý trí, tình cảm và cả tâm linh. Trong quá trình tu tập, chúng ta sẽ dần dần khai mở trí huệ vốn sẵn có, khám phá nơi trú ẩn bí mật của tự tâm (inner sanctuary) và phát triển sự an lạc sâu xa.