10 Thơ Thiền Sư Quách Am Tụng Tranh Chăn Trâu

26 Tháng Tám 201000:00(Xem: 13060)
PHẬT DẠY LUYỆN TÂM
NHƯ CHĂN TRÂU

Soạn Giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
DIỆU PHƯƠNG xuất bản 2010

- 10 -

 THƠ THIỀN SƯ QUÁCH AM

TỤNG TRANH CHĂN TRÂU

 

 Thơ tụng tranh chăn trâu của thiền sư Quách Am gồm tất cả mười bài “tứ tuyệt” cho mười bức tranh chăn trâu với các đề mục sau:

 

 1. Tầm ngưu: tìm trâu

 2. Kiến tích: thấy dấu

 3. Kiến ngưu: thấy trâu

 4. Đắc ngưu: được trâu

 5. Mục ngưu: chăn trâu

 6. Kỵ ngưu quy gia: cưỡi trâu về nhà

 7. Vong ngưu tồn nhân: quên trâu còn người

 8. Nhân ngưu câu vong: người trâu đều quên

 9. Phản bản hoàn nguyên: trở về nguồn cội

 10. Nhập triền thùy thủ: thõng tay vào chợ

 

 Soạn giả sau khi ghi bản dịch âm mười bài thơ này đã dịch thành mười bài thơ thơ “tứ tuyệt”. Kế đó lại chuyển dịch thành mười bài thơ “lục bát” liên hoàn.

 

*

 

 

 

 

 

 

 

 

尋 牛

忙 忙 撥 草 去 追 尋

水 闊 山 遙 路 更 深

力 盡 神 疲 無 覔 處

但 聞 楓 樹 晚 蟬 吟

 

 

1. TẦM NGƯU

Mang mang bát thảo khứ truy tầm,

Thủy khoát sơn diêu lộ cánh thâm.

Lực tận thần bì vô mịch xứ,

Đãn văn phong thụ vãn thiền ngâm.

 

1. TÌM TRÂU

Nôn nao vạch cỏ dõi tìm trâu

Nước rộng, non xa đường thẳm sâu

Sức kiệt, trí mòn tìm chẳng được

Rừng phong chiều vọng tiếng ve sầu.

 

 

(TÌM TRÂU: Mục đồng lòng nôn nao vạch bụi cỏ để tìm kiếm trâu. Lội qua nước rộng, trèo lên núi xa, vượt qua đường dài sâu thẳm. Sức lực đã kiệt quệ, tinh thần đã mòn mỏi, vẫn không biết chỗ trâu ở đâu để tìm. Chỉ nghe thấy trên cành cây phong có tiếng ve ngâm buổi chiều.)

見 跡

水 邊 林 下 跡 偏 多

芳 草 離 披 見 也 麽

縱 是 深 山 更 深 處

遼 天 鼻 孔 怎 藏 他

 

 

2. KIẾN TÍCH

Thủy biên lâm hạ tích thiên đa,

Phương thảo li phi kiến dã ma.

Túng thị thâm sơn cánh thâm xứ,

Liêu thiên tị khổng chẩm tàng tha.

 

2. THẤY DẤU

Ven nước dưới rừng lắm dấu chân

Cỏ thơm giăng mắc thấy xa gần

Dù cho núi thẳm cùng non vắng

Mũi hiện trời cao sao ẩn thân.

 

 

(THẤY DẤU: Bên bờ nước sông, dưới mé rừng mục đồng thấy có rất nhiều dấu chân trâu. Vạch cỏ thơm để tìm trâu, cho rằng trâu sẽ ở quanh đây. Cho dù núi sâu lại là chỗ sâu thẳm. Lỗ mũi hiện ra cao ngất trời không dấu được, nhất định sẽ thấy trâu.)

 

見 牛

黄 鸝 枝 上 一 聲 聲

日 暖 風 和 岸 柳 青

只 此 更 無 廻 避 處

森 森 頭 角 畫 難 成

 

 

3. KIẾN NGƯU

Hoàng li chi thượng nhất thanh thanh,

Nhật noãn phong hòa ngạn liễu thanh.

Chỉ thử cánh vô hồi tị xứ,

Sâm sâm đầu giác họa nan thành.

 

3. THẤY TRÂU

Vàng anh từng tiếng hót trên cành

Ngày ấm, gió êm bờ liễu xanh

Chỉ vậy, nơi đâu mà tránh né

Đầu sừng rậm rạp vẽ không thành.

 

 

(THẤY TRÂU: Trên cành cây chim vàng anh hót từng tiếng một. Mặt trời ấm áp, gió mát mẻ, bờ liễu xanh tươi. Chỉ vậy, không có chỗ nào xoay trở lại mà tránh né được nữa. Đầu sừng của trâu rõ ràng hiện ra rồi mà vẽ không được.)

得 牛

竭 盡 精 神 獲 得 渠

心 强 力 壯 卒 難 除

有 時 纔 到 高 原 上

又 入 雲 煙 深 處 居

 

 

4. ĐẮC NGƯU

Kiệt tận tinh thần hoạch đắc cừ,

Tâm cường lực tráng tốt nan trừ.

Hữu thời tài đáo cao nguyên thượng,

Hựu nhập vân yên thâm xứ cư.

 

4. ĐƯỢC TRÂU

Tận dụng tinh thần bắt được trâu

Tâm hùng sức mạnh dễ trừ đâu

Có thời vừa tới vùng cao đó

Lại ẩn mây mờ núp chốn sâu.

 

 

(ĐƯỢC TRÂU: Trẻ chăn trâu tận dụng hết tinh thần mới bắt được trâu. Tâm trâu còn mạnh mẽ, sức nó lại còn khoẻ nên khó chế ngự. Có lúc nó vừa phóng lên đến cao nguyện. Lại ẩn vào mây khói núp sâu trong đó.)

 

牧 牛

鞭 索 時 時 不 離 身

恐 伊 縱 步 入 埃 塵

相 將 牧 得 純 和 也

羈 鎖 無 拘 自 逐 人

 

 

5. MỤC NGƯU

Tiên sách thời thời bất ly thân,

Khủng y túng bộ nhập ai trần.

Tương tương mục đắc thuần hòa dã,

Ki tỏa vô câu tự trục nhân.

 

5. CHĂN TRÂU

Roi, dây luôn giữ chẳng lìa thân

Sợ thả trâu lao chốn bụi trần

Chăn dắt tới khi thuần tính đã

Buông dây trâu vẫn cứ theo chân.

 

 

(CHĂN TRÂU: Roi dây trẻ chăn trâu luôn nắm trong tay không rời. Sợ trâu nhảy càn vào bụi trần. Luôn luôn chăn cho thật kỹ tới khi trâu được điều thuận. Lúc đó dù buông dây vàm, không kiềm chế nữa, trâu cũng tự đi theo người.)

 

騎 牛 歸 家

騎 牛 迤 邐 欲 還 家

羌 笛 聲 聲 送 晚 霞

一 拍 一 歌 無 限 意

知 音 何 必 鼓 唇 牙

 

 

6. KỴ NGƯU QUY GIA

Kỵ ngưu dĩ lệ dục hoàn gia,

Khương địch thanh thanh tống vãn hà.

Nhất phách nhất ca vô hạn ý,

Tri âm hà tất cổ thần nha.

 

6. CƯỠI TRÂU VỀ NHÀ

Cưỡi trâu quanh trở lại nhà yêu

Sáo vẳng từng không tiễn ráng chiều

Vừa nhịp vừa ca không cạn ý

Tri âm rồi khỏi nói năng nhiều.

 

 

(CƯỠI TRÂU VỀ NHÀ: Trẻ chăn trâu cưỡi trâu đi men vệ đường để trở về nhà. Tiếng sáo thổi tiễn biệt trời chiều. Tay thời gõ nhịp, miệng thời ca, ý nhiều vô hạn. Trâu đã trở thành bạn tri âm, trẻ chăn trâu đâu cần mở miệng quát tháo nhiều nữa.)

 

忘 牛 存 人

騎 牛 已 得 到 家 山

牛 也 空 兮 人 也 閒

紅 日 三 竿 猶 作 梦

鞭 繩 空 頓 草 堂 間

 

7. VONG NGƯU TỒN NHÂN

Kỵ ngưu dĩ đắc đáo gia san,

Ngưu dã không hề nhân dã nhàn.

Hồng nhật tam can do tác mộng,

Tiên thằng không đốn thảo đường gian.

 

7. QUÊN TRÂU CÒN NGƯỜI

Cưỡi trâu về tới nhà trên ngàn

Rồi vắng bóng trâu, người cũng nhàn

Ngày nắng ba sào còn thiếp mộng

Roi dây nhà cỏ vứt không mang.

 

 

(QUÊN TRÂU CÒN NGƯỜI: Trẻ chăn trâu cưỡi trâu đã về đến nhà. Không còn trâu, người cũng nhàn rỗi. Mặt trời đỏ hồng đã lên ba sào, trẻ chăn trâu vẫn còn thiếp ngủ. Dây roi không dùng nữa, đã vứt vào trong nhà cỏ.)

人 牛 俱 忘

鞭 索 人 牛 盡 屬 空

碧 天 遼 闊 信 難 通

紅 爐 焰 上 爭 容 雪

到 此 方 能 合 祖 宗

 

 

8. NHÂN NGƯU CÂU VONG

Tiên sách nhân ngưu tận thuộc không,

Bích thiên liêu khoát tín nan thông.

Hồng lô diễm thượng tranh dung tuyết,

Đáo thử phương năng hợp tổ tông.

 

8. NGƯỜI TRÂU ĐỀU QUÊN

Roi dây người với trâu đều không

Bát ngát trời xanh tin khó thông

Lửa bốc lò hồng tan mất tuyết

Đến đây hợp với tổ cùng tông.

 

 

(NGƯỜI TRÂU ĐỀU QUÊN: Roi, dây, người, trâu thảy đều không còn. Trời xanh bát ngát tin tức khó thông. Lò lửa hồng hừng hực đâu có một mảnh tuyết. Tới đây mới hay là hợp với con đường của Phật tổ đi.)

返 本 還 源

返 本 還 源 已 費 功

爭 如 直 下 若 盲 聾

庵 中 不 見 庵 前 物

水 自 茫 茫 花 自 紅

 

9. PHẢN BẢN HOÀN NGUYÊN

Phản bản hoàn nguyên dĩ phí công,

Tranh như trực hạ nhược manh lung.

Am trung bất kiến am tiền vật,

Thủy tự mang mang hoa tự hồng.

 

9. TRỞ VỀ NGUỒN CỘI

Nguồn cội trở về đã mất công

Đâu bằng mù điếc mãi cho xong

Trong am nào thấy vật chi khác

Nước vốn mênh mông hoa vốn hồng.

 

 

(TRỞ VỀ NGUỒN CỘI: Xoay lại gốc, trở về nguồn quá tốn công. Đâu bằng ngay đó như mù như điếc. Trong am chẳng thấy vật gì ngoài cái am. Nước tự nó man mác, hoa tự nó màu hồng.)

 

 

入 廛 垂 手

露 胸 跣 足 入 廛 來

抹 土 塗 灰 笑 滿 腮

不 用 神 仙 真 秘 訣

直 教 枯 木 放 花 開

 

 

10. NHẬP TRIỀN THÙY THỦ

Lộ hung tiển túc nhập triền lai,

Mạt thổ đồ khôi tiếu mãn tai.

Bất dụng thần tiên chân bí quyết,

Trực giao khô mộc phóng hoa khai.

 

10. THÕNG TAY VÀO CHỢ

Ngực hở, chân trần tới chợ đời

Đất bôi, tro trét vẫn vui cười

Thần tiên bí quyết không dùng đến

Cũng khiến cây khô hoa nở tươi.

 

 

(THÕNG TAY VÀO CHỢ: Bày hở ngực, đi chân không vào chợ. Bôi đất trét tro vào người, cười toe toét tới mép tai. Không dùng phép bí mật chân thật của thần tiên. Chỉ khiến ngay làm sao cho cây khô nở hoa.)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 12903)
Khi bạn đọc các sách về thiền định, hoặc khi thiền định được trình bày bởi các nhóm khác nhau, đa số mọi người nhấn mạnh về phần kỹ thuật. Ở phương Tây, người ta có khuynh hướng chú ý rất nhiều đến phần "công nghệ", nghĩa là phần "kỹ thuật" của thiền định. Tuy nhiên
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 9174)
Chữ Tenzo (nơi tựa bài giảng của Đạo Nguyên) là danh hiệu dùng để gọi người đầu bếp trong một ngôi chùa. Nói chung chữ "Tâm" (Shin) là một thuật ngữ chủ yếu và vô cùng quan trọng đối với Thiền Học nói riêng và Phật Giáo Đại Thừa nói chung, đặc biệt là ở các nước Á Châu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, thế nhưng lại là một thuật ngữ khá "mơ hồ" vì rất khó xác định.
06 Tháng Sáu 2015(Xem: 10779)
Sau khi duy trì chánh niệm một thời gian, hành giả có thể ‘chứng đắc’ hai giai đoạn Hỷ và Xả. Dùng con mắt từ bi để nhìn và đối xử với chúng sinh mới là mục đích rốt ráo của việc tu hành. Giới sát là giới quan trọng nhất trong các giới cấm trong Phật giáo, kể cả sát hại vi sinh vật trong nước và côn trùng dù là con sâu cái kiến.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 14762)
Đây là một quyển sách nhỏ "Tranh Chăn Trâu Ngẫu Hứng" do Sư Cô Thích Nữ Thuần Quán ghi lại từ những cảm xúc trong tu tập.
09 Tháng Năm 2015(Xem: 12330)
Tỳ-ni nhật dụng thiết yếu (毘尼日用切要) do Luật sư Độc Thể (读体律师, 1601-1679) hiệu là Luật sư Kiến Nguyệt (见月律师), chuyên hoằng truyền giới luật ở núi Bảo Hoa, tuyển soạn (寶華山弘戒比丘讀體彙集). Tác phẩm này là tuyển tập các bài thiền kệ về luật nghi hàng ngày cho người xuất gia.
20 Tháng Tư 2015(Xem: 115562)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 12526)
Tất cả chúng ta đều đồng ý là, pháp tu của Đạo Phật, dù phương tiện có thể khác song cứu cánh phải gặp nhau. Nếu hai pháp tu mà phương tiện và cứu cánh đều khác biệt nhau thì, pháp nầy là Đạo Phật, pháp kia hẳn không phải Đạo Phật. Phật giáo Việt Nam đã mang sẵn hai pháp tu Thiền: Thiền Tông và Thiền Nguyên Thủy.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 12789)
Như giữa ban ngày, cảnh vật rành rành trước mắt. Thoáng giấc ngủ say, mọi thứ đưa vào cơn mộng. Cũng vậy, tâm sáng nơi mỗi chúng ta, luôn luôn hiện tiền trên mọi sinh hoạt.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 8064)
Thiền là một cuộc du hành qua Tĩnh Mịch có thể giúp chúng ta hồi phục sự thăng bằng của thân thể, lý trí, tình cảm và cả tâm linh. Trong quá trình tu tập, chúng ta sẽ dần dần khai mở trí huệ vốn sẵn có, khám phá nơi trú ẩn bí mật của tự tâm (inner sanctuary) và phát triển sự an lạc sâu xa.