Vu Lan Nhớ Má - La Thị Mai

14 Tháng Tám 201000:00(Xem: 26507)

tuyentapvulan-03

VU LAN NHỚ MÁ

Đà Nẵng, ngày 14 tháng 8 năm 2010

vulannhoma-01010233Vu lan năm nay là tròn 15 năm, má bỏ tụi con để về với Phật, về tổ tiên, về với tía. Nhớ ngày đó, con còn trẻ và khoẻ lắm. Má bệnh dài ngày, ban đêm con ngồi bên với má. Sáng dậy đi làm, nhưng trong người chẳng thấy mệt. Có lẽ Phật ban cho con sức mạnh để phụng sự, làm tròn chữ hiếu với má.

Hồi đó nhà mình cũng đã neo người lắm. Các anh chị, các cháu của má đều ở xa, không thể về với má ngay như mong ước được. Một mình con quán xuyến mọi việc.

Rồi việc bất hạnh trong đời con rồi cũng đã đến. Má đã bỏ tụi con mà đi xa! Con đau buồn hiu quạnh, vì giờ đây con đã trở thành đứa mồ côi mẹ rồi, Mồ côi, con đói khát tình cảm lắm má ơi! Con không được tâm sự hàn huyên với má. Con không được mua trầu cau cho má nhai nữa. Mặc dù con rất ghét cái nước trầu đùng đục đỏ sẫm má hay bôi trên áo quần, có khi con giặt mà không sạch. Con rất sợ nước trầu không tốt cho sức khoẻ của má.

 Vậy mà má đi đã xa rồi. Giờ đây mỗi lần có dịp con chỉ biết mua vài lá trầu và bửa vài trái cau thắp hương cho má vậy. Con xin má tha lỗi cho con, vì những lúc con rầy má về chuyện ăn trầu nghe má. Má chắc cũng thương con và cười dưới chín suối thôi. Bởi vì lúc má còn sống má nói tính con hung như tính con trai vậy. Sau này bạn con cũng nói vậy đó má. Má đừng lo, con có cái tật thì con mới có cái tài má ơi. Con là con trai thì con mới có tài thương má, có tài thay anh con chăm sóc phụng sự, quán xuyến mọi việc trong nhà. Ai cũng khen con hết đó má ơi.

Mười lăm năm trôi qua rồi, con cũng đã được nghỉ hưu rồi. Nghỉ rồi nhà vắng vẻ lại vắng vẻ thêm. Ngoài việc cơm nước, chợ búa, thắp nhang cho tía má mỗi ngày, con cũng chẳng biết làm gì. Vậy là con lại đi làm từ thiện. Ngành y của tía truyền cho con cũng có cái hay lắm má. Con già rồi không làm cho nhà nước thì mỗi tuần con đi khám cho bệnh nhân ở Tuệ tỉnh đường gần nhà. Làm vui lắm má ơi. Lâu lâu được đi theo đoàn chữa bệnh cho đồng bào ở vùng xa xôi, nghèo khó. Lúc có lễ hội gì lớn, con cũng được theo đoàn y tế chăm sóc cho Phật tử. Về hưu cũng oai lắm má à. Đó là cái vui làm theo lời dạy của Phật, tích thiện để mong cho má được an lạc

Vu Lan năm nay, theo lời dạy của Phật, noi gương ngài Mục Kiền Liên, con dâng nén hương trầm, nhờ thần lực bất khả tư nghì của Đức Phật, của Pháp, của Tăng, xin hồi hướng công đức cho tía má được sống trong lục đạo cực lạc hiện tiền. Con tin rằng năng lượng mạnh mẽ, đầy đủ giới pháp thanh tịnh của chúng tăng sẽ cứu độ tía má của con. Mong tía má của con an vui dưới chín suối.

Mười lăm năm trôi qua từ cái ngày má bỏ con đi xa. Suy nghĩ của con bây giờ đã khác nhiều. Con không còn đau khổ như cái hồi vừa mới mồ côi má nữa. Bây giờ con chỉ mong má được yên vui dưới chín suối. Lá già thì lá rụng về cội phải không má. Đó là quy luật con không nhận ra lúc má mất. Nhưng bây giờ con đang phải chấp nhận đó thôi. Buồn, vì hiu quạnh không có má bên cạnh, nhưng con cũng phải nghe lời dạy của Phật, biết sống và bằng lòng với hiện tại, cảm nhận hạnh phúc trong hiện tại. Hạnh phúc của con bây giờ cũng đơn sơ lắm má ơi. Nhiều khi ngủ không được, dậy thắp nén hương cho má, nhìn ảnh má trên bàn thờ cười với con là con cũng vui lắm rồi.

Chỉ còn một tuần nữa là con cũng được tặng hoa Vu Lan. Nhưng con phải đeo bông trắng má à. Cái bông trắng con cũng ghét lắm chứ. Nhưng biết làm sao được. Má là chuối ba hương của con, là chuối già của con mà.

Chiều chiều lại nhớ chiều chiều

Nhớ cha, nhớ mẹ chín chiều ruột đau./.

La Thị Mai
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tám 2016(Xem: 5885)
16 Tháng Tám 2016(Xem: 5848)
Nói đến nữ nhân người ta thường nghĩ đến cái đẹp về hình thức và sự nhỏ nhen ích kỷ về tâm tánh. Đó là sự nhận định một cách chung nhất từ xưa đến nay. Dù là như thế nào đi nữa thì không thể phủ nhận rằng trong bất cứ một xã hội nào thì người nữ vẫn chịu nhiều đau khổ về tinh thần và thể xác hơn người nam. Là một bậc đại trí tuệ Đức Phật đã nhìn thấu tâm can của nữ nhân không vì thế mà Ngài chán ghét họ mà ngược lại Ngài còn thương họ hơn bất cứ ai trên đời này, bởi vì rằng Ngài có một tấm lòng độ lượng vô biên có thể dung chứa hết thảy mọi chúng sanh, mọi tập tính khó ưa, khó kham nhẫn nhất.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6859)
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6513)
Kể từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, đến thế kỷ II thì Phật giáo đã định hình và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là đã có sự thể nhập vào đời sống thực tiễn tại Giao Châu. Đây cũng là lý do tại sao giới trí thức Nho giáo và Lão giáo đặt vấn đề đạo Phật là đạo gì? Mâu Tử đã thẳng thắn trả lời: “Ở trong nhà thì hiếu thảo với mẹ cha, ra ngoài đường giúp nước hộ dân, khi ngồi một mình thì biết tu thân” được ghi trong tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Tử 1.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 5511)
Đức Phật hay Đạo Phật tự ngàn xưa không những giới thiệu cho chúng ta có nhận thức được về sự KHỔ và con đường tu tập để đưa đến chấm dứt mọi sự khổ đau ngay trong hiện tại, mà còn giúp cho chúng ta có một tầm nhìn trong sáng để trang bị hoàn thiện về đạo lý “Nhân bản” của con người trên mọi sinh lộ của cuộc đời.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 4558)
(Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ; nên phật tử theo truyền thống Đại Thừa xem ngày chư tăng ra hạ (rằm tháng 7) là ngày báo hiếu mẹ. Đấy là cả một tình cảm cao cả, trân trọng và thiêng liêng. Nhưng theo truyền thống Theravāda thì không có từ Vu Lan, không có đại lễ Vu Lan. Nếu là nội dung và ý nghĩa tương tự – thì phải là sau ngày chư tăng Nam tông ra hạ, nghĩa là sau ngày 16 Tháng 9 ÂL, đúng mùa đại lễ Dâng Y Kaṭhina)
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10112)
Mong sao chớ hóa thành mây, / Lang thang mấy nẻo đường bay cuối trời. / Chỉ mơ hóa kiếp con người, / Ngả vào tay mẹ thuở ngày ấu thơ.