4. Ánh trăng khải thị

03 Tháng Ba 201503:59(Xem: 7189)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005 

ÁNH TRĂNG KHẢI THỊ
( 月亮啟示 )

Có một tên trộm định đột nhập vào một nhà giàu lấy trộm đồ. Anh ta dắt theo đứa con trai nhỏ cho nó kiến tập. 

Tên trộm bảo đứa con: "Con đứng ngoài cửa giúp ba canh chừng, nếu nhìn thấy có người về đến thì ra hiếu cho ba biết." Nói xong, anh ta liền tung thân nhảy vào nhà. 

Vừa lúc anh ta chuẩn bị hạ thủ nghề trộm; bỗng nhiên ngoài cửa đứa con la lên:"Ba ba! Có người nhìn thấy mình rồi!"

Tên trộm nghe báo hiếu, vội vàng nhảy ra khỏi cửa, kéo thằng bé nấp vào đám lâu sậy chạy trốn. Chạy được một đoạn khá dài, dừng lại nghỉ mệt, anh ta liền hỏi đứa con: Vừa rồi ai nhìn thấy mình? Đứa bé đáp: "Thưa ba, ánh trăng đang nhìn thấy mình hành động!"

Đoạn truyện cười trên đã cho cho chúng ta thấy rằng “khi mình làm một việc gì xấu ác, bất thiện”, cho dù không ai biết, nhưng làm sao dấu được trời đất, Chư Phật, Bồ Tát, Thánh Hiền, và nhất là làm sao dấu được lương tâm của chính mình. 

Điều mà bậc quân tử nói: “Thập mục sở chi, thập thủ sở chi” nghĩa là khi chúng ta làm bất cứ một việc gì, tốt xấu, sáng tối như thế nào chung quanh chúng ta đều có những đôi mắt vô hình nhìn thấy, biết rất rõ ràng. Sự thành tín là như vậy.

Trăng sáng từ xưa đến nay chính là người bạn tâm đắc của tình nhân; là tác phẩm cao quý yêu thích của thi nhân. Một vầng trăng treo giữa trời cao đêm tịch, thu hút biết bao văn nhân nho nhã đối trăng ngâm vịnh. Sách có câu: “Trăng sáng, sao thưa, đời người mấy thuở”. Trong sự cảm thán, khổ đoạn của đời người, dường như cũng đang ẩn tàng nỗi sầu đau bi thương chưa thực hiện được chí lớn. Ngoái đầu nhìn lại, từ xưa đến nay đã có biết bao chúng dân lòng tràn oan khuất, không biết tỏ cùng ai, chỉ biết ngẩng đầu hỏi trăng, thổ lộ, không hề dấu diếm bất cứ điều tối sáng nào!!!

Kỳ thật, trăng sáng là tượng trưng cho sự quang minh, viên mãn. Trong bầu nhiệt luyến của tình bạn, hai người tâm đầu ý hợp đối trăng tuyên thề: Mong rằng, dưới trăng ông trời chứng dám cho họ mối chung tình. Thế nhưng, thế sự vô thường. Dưới trăng ông trời làm sao có thể làm chủ được?

Ngạn ngữ có câu: “Con trăng cong cong chiếu cửu châu, thử hỏi bao nhà vui, bao nhà sầu?” Ánh trăng có khi mờ, khi tỏ; lại có lúc tròn, lúc khuyết. Đời người tất nhiên cũng phải có lúc vui, lúc buồn, lúc tan, lúc hợp. Từ hình tượng trăng tròn, trăng khuyết đã nói lên tận cùng ý nghĩa thế sự bể dâu biến đổi, đời người vô pháp ngăn chặn.

Có câu thơ rằng: “Cố nhân bất kiến kim thời nguyệt, kim nguyệt tằng kinh chiếu cố nhân” nghĩa là bậc cố nhân tuy không còn nhìn thấy bóng trăng này; nhưng trăng này vẫn mãi mãi hằng chiếu sáng bậc cố nhân. Trăng sáng vĩnh hằng từ cổ chí kim là như vậy, không một chút riêng tư phân biệt người ở quá khứ hay người trong hiện tại. Chỗ sai khác chỉ là trăng xưa còn đó mà người nay đã xa lìa. Ánh trăng mà chúng ta đang nhìn thấy đó, nhẫn đến vị lai vẫn sẽ tiếp tục huy hoàng chiếu sáng. Nhưng ánh trăng của vị lai như thế nào chiếu sáng chúng ta trước sự biến đổi trình tự thời gian; nhân sự vô thường? Thảo nào bậc thi nhân phải ký gởi cùng trăng niềm hoài cảm!!!

Hoặc gọi: “Nguyệt đáo trung thu phân ngoại minh, nhân sanh năng độ cơ chung thủy”. Trăng khuyết rồi trăng lại tròn, trăng mờ rồi trăng lại tỏ. Thế nhưng đời người chúng ta tuế nguyệt qua đi làm sao trở lại được?

Cổ đức nói: “Trăng tròn, trăng khuyết vẫn là trăng, vốn không chỗ tối, thử hỏi nơi nào sáng?” Xem ra vầng trăng sáng kia, tuy có tròn, có khuyết, có mờ, có tỏ; thật ra đó chỉ là sự vận chuyển của tinh cầu, cho đến hiện tượng vầng trăng bị mây che khuất đi, cũng vẫn là như vậy.

Đối với bản thể của trăng mà nói, thì trăng vốn không có tròn khuyết; tối, sáng; mờ tỏ. Bản chất của trăng từ thủy tới chung vĩnh hằng vẫn là trăng sáng.

Do vậy, nếu chúng ta hằng giữ được tâm sáng trong như nhật nguyệt, thì bất kể trăng tròn, trăng khuyết, trăng mờ hay trăng tỏ, vẫn bảo tồn được đức tính thường tại. Điều đó là sự thật, không cần phải nghi ngờ; chỉ cần trong tâm chúng ta có trăng sáng, tất sẽ rõ nghĩa: “Thái dương treo cao không, minh nguyệt chiếu tâm linh; tâm ta có nhật nguyệt, sợ gì không trăng sáng?”  Và thiết thực hơn nữa, chúng ta cùng nhau phát huy vầng trăng sáng đó thành hiện hữu cao thượng:

Xin nguyện làm vầng trăng sáng                             
Cao treo giữa đêm không                                                         
Soi sáng khắp nhân gian                               
Xin nguyện làm vừng Đông Thái                                                         
Sưởi ấm khắp đại địa                              
Trưởng dưỡng vàn muôn vật.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2015(Xem: 7592)
Bạch thầy, con và chồng con sống với nhau hơn 5 năm và đã có hai con trai. Chồng con hơn con 13 tuổi nhưng anh gia trưởng và khô khan lắm. Mọi công việc to nhỏ trong gia đình anh tự làm và tự quyết, không bao giờ bàn bạc hay hỏi ý kiến của con. Thậm chí ngay cả kinh tế anh cũng là tay hòm chìa khóa. Con chỉ là người làm và sinh con, chăm con thôi.
20 Tháng Tư 2015(Xem: 115513)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
15 Tháng Tư 2015(Xem: 6116)
Bạch Thầy, con thật may mắn khi lấy được một người vợ thông minh, tài giỏi, sắc sảo và rất đảm đang. Tuy nhiên, cô ấy có một thú vui là mua sắm, có thể nói vợ con nghiện mua sắm. Con có cảm giác là khi đi mua sắm cô ấy mất hết lí trí và phải tiêu đến đồng tiền cuối cùng mới thôi.
09 Tháng Tư 2015(Xem: 7165)
Kính thưa Thầy, bản thân con đã trải qua hai mối tình, hiện tại con đang yêu một người, năm nay con 27 tuổi còn người yêu của con 39 tuổi. Con và anh ấy quen nhau đã hơn một năm rồi và dự định năm sau sẽ kết hôn. Con nhận thấy trong tình yêu lúc nào cũng có buồn và vui, người mình yêu lúc nào cũng có khuyết điểm, không có ai là hoàn hảo.
08 Tháng Tư 2015(Xem: 6268)
Trong 12 giá trị sống đã được UNESCO khẳng định và định hướng cho nhân loại trong hiện tại và tương lai, “Giản dị” rất thân thuộc với giá trị văn hóa truyền thống dân tộc ta bởi nó được xem là một đức tính tốt đẹp vốn có của con người Việt Nam.
07 Tháng Tư 2015(Xem: 8878)
Chúng ta thường nhìn nhận hạnh phúc bằng những cái thể hiện ra bên ngoài của mỗi người, kể cả bản thân mình như sự tự hào, kiêu hãnh, niềm vui sướng khi thõa mãn nhu cầu; trong khi hạnh hạnh phúc thực sự lại nằm ở bên trong sâu thẳm của tâm hồn chúng ta, là một cảm xúc bên trong.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6318)
Bạch Thầy, con và chồng con đã sống với nhau hơn 10 năm và có hai con gái. Chồng con là người chăm chỉ, hiền lành, chu đáo với vợ con. Tuy nhiên anh ấy là người không khéo ăn nói và không lãng mạn.
29 Tháng Ba 2015(Xem: 7039)
Bạch Thầy, con xây dựng gia đình muộn, khi con đã ngoài 30 tuổi. Chồng con hơn con gần 20 tuổi, anh ấy đã có một đời vợ trước và 2 cô con gái. Chúng con sống với nhau hơn 2 năm rất hạnh phúc nhưng chưa có con chung.
24 Tháng Ba 2015(Xem: 7008)
Bạch Thầy, gia đình con nhiều năm qua sống rất vui vẻ, hạnh phúc. Chúng con có 2 cô con gái, một cháu 15 và 1 cháu lên 8. Chẳng hiểu sao 1 năm trở lại đây chồng con nằng nặc đòi sinh thêm con với hi vọng sẽ là cháu trai.
17 Tháng Ba 2015(Xem: 6190)
Bạch Thầy, vợ chồng con lấy nhau được 15 năm và có một cháu gái năm nay 12 tuổi. Chúng con ở chung với gia đình nhà chồng nhưng bố mẹ chồng không hợp cả hai vợ chồng con nên thường xuyên có xích mích.