45. Cuộc Sống Núi Sông

06 Tháng Ba 201515:37(Xem: 6883)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005


CUỘC SỐNG NÚI SÔNG
(山水生活)

 

Xa xa núi mỉm cười. Núi biết cười sao? Dòng nước lăn tăn róc rách chảy vô tình. Nước chảy thật vô tình sao?

 Núi đúng thật là biết cười đó, thưa các bạn. Các bạn hãy nhìn xem, sắc núi lam xanh biếc, khí núi hiền hòa buông tỏa. Do vậy mà cổ nhân thường nói:”trúc xanh biên biếc, sum suê; hoa vàng nở thắm toả ngát hương thơm, nào chẳng phải là chân lý bát nhã huyền diệu.”

 Sự sinh hoạt của nước vốn là cuôc sống hữu tình thân thiện mật thiết! Chúng ta hãy nhìn kìa! Dòng nước trong mát từ nguồn tỏa muôn vạn nẽo lăn tăn chảy, tạo nên những dòng nhạc du dương linh hoạt muôn nhịp phách điệu, mà các bậc cổ đức đã từng nhận thức :” Tiếng suối chảy là khúc nhạc trường ca cuộc sống linh hoạt phong phú nhịp điệu và tiếng nước chảy chính là lời thuyết pháp chân lý thâm huyền, hữu tình hữu lý, thuỷ chung”

 Trong chốn sơn lâm, Chúng ta hãy nhìn xem, nào là tiếng chim hót vượn kêu, nào là dáng thú chạy nhảy, thú leo trèo tạo nên bức hoạt cảnh thế giới tự nhiên nhàn du tiêu dao, tự tại. Như vậy nếu nói núi không biết mỉm cười thì làm sao có tên gọi là núi? Đương nhiên, sau những trận động đất, địa tai tàn phá; những dải núi đất đai sạt lở, cây cỏ bị thọ thương, gãy đổ hư hại tổn thất đó tê tái buồn đau rơi lệ khóc thương, nuối tiếc, nhưng không bao lâu, những dãy núi đó đã tự mình khoác lên bộ y phục mới xanh biếc, tươi đẹp hơn, và hướng về chúng ta gật đầu mỉm cười chào hỏi, giang rộng đôi vòng tay hoan nghinh chúng ta hãy tiến vào lòng núi sâu, nơi đây đang ấp ủ cả một kho tàng tài nguyên kỳ diệu chờ đón.

 Nước là dòng sống hữu tình, thơ mộng, thuỷ chung và cần thiết không thể thiếu trong đời sống muôn loài muôn vật. Chúng ta hãy nhìn xem, khi khai mở ngòi rãnh đến đâu thì nước theo đó lưu chảy; chỉ cần chúng ta cho nó một con đường thông lộ, thì nước sẽ tự nhiên thuận thế khơi thông. Nước cung cấp cho chúng ta nguồn nước ăn uống bổ dưỡng, tắm gội sảng khoái, tưới nhuần muôn vật, rửa sạch những cấu uế, đem lại cho muôn loài, muôn vật sự sống lành mạnh tươi mát, trưởng thành; như vậy làm sao có thể nói nước chảy là dòng sống vô tình?

 Sách thánh hiền có câu:<nhân giả lạc sơn, trí giả lạc thủy>; Sơn và thuỷ từ xưa vốn đã trở thành người bạn tâm giao quan trọng của các bậc thánh hiền. Sự tu dưõng của chúng ta cũng cần nên vững chắc, kiên nhẫn, bao dung cao cả như tánh núi. Và mỹ đức của chúng ta càng cần nên từ hạnh trong sạch thanh tịnh, quảng bát, sâu sắc vàtuỳ thuận uyển chuyển dịu dàng lưu thông như tánh thuỷ.

 Nét mỹ diệu của núi ở chỗ bốn thời không đồng: xuân sơn thanh nhã, hạ sơn xanh thẫm, thu sơn trong trẻo, đông sơn thiếp mộng; Bốn thời của núi chính là sự tiêu biểu cho cuộc sống của đời người, có sâu cạn, có động tĩnh, có vinh vui, nhục buồn.

 Dòng nước lưu chảy, cũng chính là kho tàng phong phú triết lý cuộc sống. Dòng nước khi chảy có những hình thái thao tác sai biệt như : sóng nước lăn tăn, sóng nước dập dờn, sóng nước ào ạt; những hình thái sóng nước đó đã nói lên những hình thái cao thấp, được mất, tiến thối thành bại mà chúng ta không khỏi không gặp chúng trong cuộc sống của đời người.Và vận dụng chúng như thế nào cho thích ứng, thông lợi đang chờ đợi trí tuệ thiện hành ở mỗi chúng ta.

 Phật giáo và sơn thủy có mối quan hệ vô cùng mật thiết; ngày xưa tên gọi sơn tăng chiếm phần lớn, bởi vì ngày xưa các đại tùng lâm tự viện đại đa số được xây cất trên vùng rừng sâu núi cao. Các vị thiền giả thì thường là thiền tập trong các hang động bên khe suối, bờ sông; Các vị hành giả đã sống cuộc sống thanh bần lạc đạo, tự tại giải thoát trong phong cảnh sinh thái trầm hùng phát triển tự nhiên của sơn lâm thủy mặc.

 Sơn thủy là bảo tạng đại tự nhiên của vũ trụ; Cuộc sống đời người, từ cuộc sống tình duyên, giao tiếp đối đãi, đồng hành cộng sự cho đến đời sống tâm linh, nếu biết vận dụng tánh sống sơn thủy đại tự nhiên đó như thiền sư thường hướng dẫn thiền sinh tu tập quán chiếu hơi thở qua bài kệ :

“ Thở vào là hoa tươi mát, thở ra là núi vững vàng.

Thở vào nước tịnh lặng chiếu, thở ra không gian thênh thang”

Thì cuộc sống này có gì là không vừa ý hài lòng, không thoải mái an nhiên! Cuộc sống ấy qủa là cuộc sống tràn đầy chơn thiện mỹ!

Qủa là núi đồi không những cùng chúng ta mỉm cười mà còn là nơi để con người nương dựa cuộc sống! Dòng nước chảy không những không vô tình mà tận thuỷ tận chung cùng chúng ta thuyết bài pháp “cuộc sống chân lý ” trác tuyệt. Do vậy, cuộc sống thế gian này là cuộc sống hữu tình hữu lý hỗ tương mật thiết, chúng ta cần nên cùng sông núi một dạ thủy chung bảo vệ, chăm sóc thế giới đại tự nhiên

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2015(Xem: 7611)
Bạch thầy, con và chồng con sống với nhau hơn 5 năm và đã có hai con trai. Chồng con hơn con 13 tuổi nhưng anh gia trưởng và khô khan lắm. Mọi công việc to nhỏ trong gia đình anh tự làm và tự quyết, không bao giờ bàn bạc hay hỏi ý kiến của con. Thậm chí ngay cả kinh tế anh cũng là tay hòm chìa khóa. Con chỉ là người làm và sinh con, chăm con thôi.
20 Tháng Tư 2015(Xem: 115561)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
15 Tháng Tư 2015(Xem: 6128)
Bạch Thầy, con thật may mắn khi lấy được một người vợ thông minh, tài giỏi, sắc sảo và rất đảm đang. Tuy nhiên, cô ấy có một thú vui là mua sắm, có thể nói vợ con nghiện mua sắm. Con có cảm giác là khi đi mua sắm cô ấy mất hết lí trí và phải tiêu đến đồng tiền cuối cùng mới thôi.
09 Tháng Tư 2015(Xem: 7176)
Kính thưa Thầy, bản thân con đã trải qua hai mối tình, hiện tại con đang yêu một người, năm nay con 27 tuổi còn người yêu của con 39 tuổi. Con và anh ấy quen nhau đã hơn một năm rồi và dự định năm sau sẽ kết hôn. Con nhận thấy trong tình yêu lúc nào cũng có buồn và vui, người mình yêu lúc nào cũng có khuyết điểm, không có ai là hoàn hảo.
08 Tháng Tư 2015(Xem: 6293)
Trong 12 giá trị sống đã được UNESCO khẳng định và định hướng cho nhân loại trong hiện tại và tương lai, “Giản dị” rất thân thuộc với giá trị văn hóa truyền thống dân tộc ta bởi nó được xem là một đức tính tốt đẹp vốn có của con người Việt Nam.
07 Tháng Tư 2015(Xem: 8923)
Chúng ta thường nhìn nhận hạnh phúc bằng những cái thể hiện ra bên ngoài của mỗi người, kể cả bản thân mình như sự tự hào, kiêu hãnh, niềm vui sướng khi thõa mãn nhu cầu; trong khi hạnh hạnh phúc thực sự lại nằm ở bên trong sâu thẳm của tâm hồn chúng ta, là một cảm xúc bên trong.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6333)
Bạch Thầy, con và chồng con đã sống với nhau hơn 10 năm và có hai con gái. Chồng con là người chăm chỉ, hiền lành, chu đáo với vợ con. Tuy nhiên anh ấy là người không khéo ăn nói và không lãng mạn.
29 Tháng Ba 2015(Xem: 7060)
Bạch Thầy, con xây dựng gia đình muộn, khi con đã ngoài 30 tuổi. Chồng con hơn con gần 20 tuổi, anh ấy đã có một đời vợ trước và 2 cô con gái. Chúng con sống với nhau hơn 2 năm rất hạnh phúc nhưng chưa có con chung.
24 Tháng Ba 2015(Xem: 7019)
Bạch Thầy, gia đình con nhiều năm qua sống rất vui vẻ, hạnh phúc. Chúng con có 2 cô con gái, một cháu 15 và 1 cháu lên 8. Chẳng hiểu sao 1 năm trở lại đây chồng con nằng nặc đòi sinh thêm con với hi vọng sẽ là cháu trai.
17 Tháng Ba 2015(Xem: 6222)
Bạch Thầy, vợ chồng con lấy nhau được 15 năm và có một cháu gái năm nay 12 tuổi. Chúng con ở chung với gia đình nhà chồng nhưng bố mẹ chồng không hợp cả hai vợ chồng con nên thường xuyên có xích mích.