7. Tâm Hồn Trẻ Thơ

06 Tháng Ba 201501:42(Xem: 7224)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005 


TÂM HỒN TRẺ THƠ

赤子之心

 

Tâm hồn trẻ thơ là gì nhỉ? Bạn có tâm hồn trẻ thơ không?

Thưa các bạn, ---Tâm hồn trẻ thơ còn được gọi là anh nhi hạnh; đó chính là Phật tâm, là tâm hồn trắng ngây thơ chơn thuần đáng yêu đáng quý. Anh nhi hạnh đó chính là tấm lòng bao la của mẹ, là tấm lòng cao cả của cha; là tấm lòng cao thượng quảng đại của các bậc thánh hiền. Hoặc có thể nói, tâm từ bi, lòng thành thật, tánh thiên chơn, hạnh ý thiện mỹ….đều là bản năng tự nhiên, là thực chất của anh nhi hạnh.

Khi bạn nhìn thấy chúng sanh thọ khổ, tâm bạn khởi động lòng thương, không kham nhẫn nhìn chúng sanh thọ khổ. Hoặc nhìn thấy người khác gặp phảiï tai ương ách nạn, bạn sanh lòng trắc ẩn thương xót và tìm cách giúp đơ.õ Cho đến chủ động thâu nạp các em bé không gia đình, sống lang thang nơi gầm cầu, góc chợ…thành lập nhà tình thương cô nhi nuôi dưỡng, bảo bọc, dạy dỗ cho các em nên người. Quan tâm chăm sóc người già lão, neo đơn, quả phụ; Chân tình tận tâm cứu tế các nhà thưong binh liệt sĩ..Tất cả những việc làm đó chính là tấm lòng son sắc xuất phát từ bản năng của tâm hồn thuần khiết.

 Tâm hạnh”Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh” của các bậc đại bồ tát là tâmthuần khiết; bởi vì”bi、trí、hạnh、nguyện” của các ngài đều từ chơn tâm phát khởi và hiện hành. Do vậy, Đức Bồ tát Đại Trí Văn Thù được gọi là "Văn Thù đồng tử, "; Ngài Thiện Tài Đồng Tử với thiên chơn đi tham học 53 địa điểm với 53 vị thầy để tầm cầu chơn lý, cho nên cũng lấy “Đồng tử“ để gọi tên. Còn các vị mà được thế gian tôn xưng với tên gọi thiện mỹ cung kính là bậc“Thiên nhân chi đạo sư “ như Lão Tử, Khổng Tử, Trang Tử, Lộ Tử, Chu Tử …là vì các vị này trọn một đời sống với tâm hồn thuần chơn cao thượng quảng đại tất cả vì sự nghiệp đạo đức trăm năm trồng người của đàn hậu học.

Tâm hồn của những người con trọn lòng hiếu nghĩa vì đạo, vì nước như người con gái mang tên Hoa Mộc Lan vượt phận nhi nữ, thay cha tòng quân nhập ngũ; Thế Dung dõng mãnh đến tận cửa quan đánh trống kêu oan cứu cha; Đồng nữ Diệu Huệ hồn nhiên giảng kinh hoằng pháp; Đồng nữ Từ Hạnh tận tuỵ cứu giúp người già yếu…là những tâm hồn anh nhi chơn thiện mỹ lưu danh sử sách.

Trong thời Trung Quốc đế vương, Đường Thái Tông là người được thiên hạ tôn nghi là bậc có tấùm lòng son sắc bậc nhất. Có một lần nọ, Thái Tông ở trong cung đang vui đùa với chú chim nhỏ, bỗng nghe báo tin Quỳ Trưng đến; Thái Tông cấp tốc đem chú chim nhỏ dấu vào trong tay áo rộng; sau đó tỏ ra rất tự nhiên cùng Quỳ Trưng đàm đạo. Nhưng thật ra, trong lòng vô cùng ái ngại lo lắng cho chú chim nhỏ bị chết ngộp trong tay áo. Ông lo đến nỗi khuôn mặt toát đẫm mồ hôi. Qủa đúng tấm lòng từ bi son sắc của ông hiển lộ khiến người dân không ai không cảm mộ.

Đời nhà Thanh, Càn Long hoàng đế cũng được coi là vị vua có bẩm chất thuần chơn anh nhi. Một ngày nọ, người quần thần tên Kỷ Hiểu Lan đứng phía sau lưng nhà vua, và gọi nhà vua bằng tên gọi”Lão đầu tử.” Không khéo bị vua Càn Long nghe được. NhàVua cố ý lấy cơ hội này để làm khó Kỷ Hiểu Lan, bắt ông phải giải thích ý nghĩa của lời gọi đó là ý gì? Bằng không giải thích được sẽ bị xử phạt chém đầu. Kỷ Hiểu Lan vốn là người rất vui tính, độ lượng, lại thông minh tài trí. Thế nên khi nghe vua hỏi, liền khiêm hỷ đáp: "Hoàng đế là bậc được chúng dân xưng hô”vạn tuế”,mà Vạn tuế có nghĩa là”già”, còn hoàng đế chính là bậc đàn đầu của vạn dân, cho nên gọi là “đầu”; lại nũa, Hoàng đế là bậc Thiên tử, nên gọi tắt là”tử”.--- Vua Càn Long và vị quan Kỷ Hiểu Lan, là người không những tài trí căn cơ tương giao, tương ngộ mà còn là người cùng có bẩm chất anh nhi hạnh đáng yêu đáng quý.

Trong truyện Nhị Thập Tứ Hiếu của Trung Quốc, Lão Lai Tử, tuy tuổi đã ngoài 60; nhưng đối trước cha mẹ già80, ông vẫn tỏ ra mình là người con nhỏ bé, tận lòng cơm dâng, nước rót, đông ấp lạnh, hạ quạt nồng và thường hay làm những trò hề để làm vui cho cha me. Lại nữa, Thuý Kiều bán mình chuộc cha, cứu gia đình ra khỏi đột biến tai ương khiến cho Kiều phải 15 năm sống lưu lạc, trôi nổi trong thân phận làm gái lầu xanh. Song Kiều vẫn không một lời oán than, mà lòng nàng luôn luôn vọng tưởng nhớ thương cha mẹ. Đem về nghe tiếng chim ríu rít trong tổ ấm, Kiều chạnh lòng thương sót cha mẹ ma øthốt lời than rằng:

“Chiều chiều ra đứng cửa sau,

Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều”…..

”Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ.”….

 Những tấm gương hiếu nghĩa đó, từ cổ chí kim; từ đông sang tây không hiếm. Ngoài “Nhị thập tứ hiếu có thầy Mẫn Tử, thầy Tử Lộ… mà thế hệ chúng ta được học từ tiểu học, còn một số gương sáng ngời có thể ít người biết đến, như trong truyện Kiều có hai câu thơ thuyết minh:

Dâng thơ đã hẹn nàng Oanh

Lại thua ả Lý bán mình hay sao?

 Đời Hán có nàng Đề Oanh là con gái Thuần Vu Ý làm quan phạm tội cung hình. Nàng dâng thư lên vua Hán Văn Đế xin chuộc tội cho cha. Vua cảm lòng hiếu của nàng mà tha tội cho cha.

Trong thiền môn, với tâm chơn thuần trong sáng, qua nhân cách đối đãi giữa tình thầy trò, vị trưởng lão đại lao cho vị trụ trì đi châm nước pha trà, dọn trái cây đãi khách. Đệ tử dụng công tu học với chí nguyện tục diệm truyền đăng báo đáp thâm ân.

Anh nhi hạnh, là danh từ nói nôm na để diễn tả về những lời nói, những hành vi cử chỉ của trẻ con; còn người lớn mà vẫn bảo trì được tâm hồn sống vô tư hồn nhiên của trẻ con, tức biểu hiện người đó hằng sống với tâm hồn trong sáng chơn thuần. Sống với tâm hồn trong sáng thuần chân như vậy, nếu là vị quan trưởng sẽ tận tuỵ làm tốt vai trò, chức năng của vị quan trưởng; nếu là vị gia trưởng sẽ dốc lòng vì gia đình, vì sự nghiệp hiện tại và tương lai của con em mà không ngừng trau dồi nhân cách và cống hiến. Từ những sự kiện hiện thực thuyết minh trên để đưa ra kết luận, thì “Anh nhi hạnh, tức tâm hồn trẻ con ” đó chính là “ bồ đề tâm” vốn có cần được phát huy ở mỗi chúng ta! 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2015(Xem: 7592)
Bạch thầy, con và chồng con sống với nhau hơn 5 năm và đã có hai con trai. Chồng con hơn con 13 tuổi nhưng anh gia trưởng và khô khan lắm. Mọi công việc to nhỏ trong gia đình anh tự làm và tự quyết, không bao giờ bàn bạc hay hỏi ý kiến của con. Thậm chí ngay cả kinh tế anh cũng là tay hòm chìa khóa. Con chỉ là người làm và sinh con, chăm con thôi.
20 Tháng Tư 2015(Xem: 115516)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
15 Tháng Tư 2015(Xem: 6116)
Bạch Thầy, con thật may mắn khi lấy được một người vợ thông minh, tài giỏi, sắc sảo và rất đảm đang. Tuy nhiên, cô ấy có một thú vui là mua sắm, có thể nói vợ con nghiện mua sắm. Con có cảm giác là khi đi mua sắm cô ấy mất hết lí trí và phải tiêu đến đồng tiền cuối cùng mới thôi.
09 Tháng Tư 2015(Xem: 7165)
Kính thưa Thầy, bản thân con đã trải qua hai mối tình, hiện tại con đang yêu một người, năm nay con 27 tuổi còn người yêu của con 39 tuổi. Con và anh ấy quen nhau đã hơn một năm rồi và dự định năm sau sẽ kết hôn. Con nhận thấy trong tình yêu lúc nào cũng có buồn và vui, người mình yêu lúc nào cũng có khuyết điểm, không có ai là hoàn hảo.
08 Tháng Tư 2015(Xem: 6268)
Trong 12 giá trị sống đã được UNESCO khẳng định và định hướng cho nhân loại trong hiện tại và tương lai, “Giản dị” rất thân thuộc với giá trị văn hóa truyền thống dân tộc ta bởi nó được xem là một đức tính tốt đẹp vốn có của con người Việt Nam.
07 Tháng Tư 2015(Xem: 8878)
Chúng ta thường nhìn nhận hạnh phúc bằng những cái thể hiện ra bên ngoài của mỗi người, kể cả bản thân mình như sự tự hào, kiêu hãnh, niềm vui sướng khi thõa mãn nhu cầu; trong khi hạnh hạnh phúc thực sự lại nằm ở bên trong sâu thẳm của tâm hồn chúng ta, là một cảm xúc bên trong.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6318)
Bạch Thầy, con và chồng con đã sống với nhau hơn 10 năm và có hai con gái. Chồng con là người chăm chỉ, hiền lành, chu đáo với vợ con. Tuy nhiên anh ấy là người không khéo ăn nói và không lãng mạn.
29 Tháng Ba 2015(Xem: 7039)
Bạch Thầy, con xây dựng gia đình muộn, khi con đã ngoài 30 tuổi. Chồng con hơn con gần 20 tuổi, anh ấy đã có một đời vợ trước và 2 cô con gái. Chúng con sống với nhau hơn 2 năm rất hạnh phúc nhưng chưa có con chung.
24 Tháng Ba 2015(Xem: 7008)
Bạch Thầy, gia đình con nhiều năm qua sống rất vui vẻ, hạnh phúc. Chúng con có 2 cô con gái, một cháu 15 và 1 cháu lên 8. Chẳng hiểu sao 1 năm trở lại đây chồng con nằng nặc đòi sinh thêm con với hi vọng sẽ là cháu trai.
17 Tháng Ba 2015(Xem: 6190)
Bạch Thầy, vợ chồng con lấy nhau được 15 năm và có một cháu gái năm nay 12 tuổi. Chúng con ở chung với gia đình nhà chồng nhưng bố mẹ chồng không hợp cả hai vợ chồng con nên thường xuyên có xích mích.