35. Vân Hà Ưng Trụ

06 Tháng Ba 201515:15(Xem: 6885)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005


VÂN HÀ ƯNG TRỤ
(云何應住)

 

Thông thường người dân nếu không được sự quan tâm trợ cấp nơi ăn chỗ ở thì thường nổi dậy kết tập đảng phái hướng đến chính phủ kháng nghị, yêu cầu chính phủ làm tròn sứ mạng “cha mẹ của con dân”, đòi hỏi nơi an trụ sự sinh sống. Người viên chức không làm tròn trách nhiệm được giao phó bị quan trên đuổi việc, lòng tràn đầy hoang mang lo lắng vì không biết ngày mai an trụ nơi nào. Lại nữa, trong số đó có người không có thân bằng quyến thuộc để trở về, cuộc sống càng khổ não khôn lường. Nếu không nơi an trụ, ngày ngày lang bạt nơi đầu đường góc chợ sao tránh khỏi cảnh bị cảnh sát truy đuổi, và bị người khinh chê!

Sự sanh sống của con người, điều kiện tối thiểu là cần phải có vật dụng sinh hoạt, thực phẩm để ăn, nhà cửa để ở. Song trên sự sanh hoạt đó có người đem cả thân tâm mình an trụ nơi thượng uyển hoa viên, cao lầu đài các. Nhưng cuộc thế vô thường, nào ai đoán được chữ ngờ. Một khi tai hoạ bất trắc xảy ra, lầu đài đổ ngã, hoặc bị hỏa hoạn thiêu trụi đi rồi, thì đâu là nơi để người an trụ? Có người đem cả thời gian an trụ nơi âm thanh, nghe quảng cáo, nghe âm nhạc, nghe người nói chuyện, nghe chim hót trùng kêu… lấy đó làm thú tiêu khiển cuộc sống; nhưng âm thanh qua đi rồi, thì cái gì là nơi an trụ?

Kinh {Kim Cang} Đức Phật dạy chúng ta không nên đắm trụ trong cảnh giới sắc đẹp, âm thanh, hương vị, chất vị, xúc chạm, và tất cả mọi sự kiện, sự vật không thật hữu. Thế thì đâu là điểm rốt ráo để chúng ta an trụ?

Có người ngày ngày chỉ biết đến tiền, nhưng tiền bạc không thể là nơi an trụ vững chắc, vĩnh cữu; nó như dòng nước chảy, chảy ngược, chảy xuôi, đến đến, đi đi không kiên định. Lại nữa, tiền bạc là chỗ rình rập của năm tai họa cộng trụ: thủy tai, hỏa tai, trộm cắp, tham quan, nghịch tử ăn chơi phá sản. Khi một trong năm họa hoạn trên xâm nhập thì tiền bạc cũng theo đó mà tiêu tán mất, không thể cùng người an trụ.

An trụ trong ái tình?----Ái tình có thể nói nó như gió thổi mây bay, không ngừng huyễn hóa biến chuyển, lại không ngừng diễn tiến biết bao sự kiện rối rắm cho con người và xã hội về thời, không, nhân sự. Bạn xem, trên xã hội những vụ án kiện cáo ly hôn, lìa bỏ người thân, ngoại tình hôn nhân…phải chhăng không ngừng diễn biến?

An trụ trên sự nghiệp! Ngày ngày chạy đông chạy tây, thậm chí đến bữa ăn cũng không trở về nhà, bỏ mặc cho vợ đợi con trông. Lại có người đem trọn cuộc đời mình đầu tư vào sự nghiệp học tập. Đó là một tinh thần học tập rất đáng tán dương; nhưng nếu không biết vận dụng tiêu hóa cái sở học, thì sự nghiệp học tập của người đó không những không đem lại lợi ích mà còn biến người đó trở thành “con mọt sách”, càng đáng nguy hại thay!

An trụ trên tín ngữơng! Nếu không có thiên duyên gặp được tôn giáo chính nghĩa, không khéo lại bị dẫn vào tín ngưỡng tà giáo ngoại đạo, mê tín dị đoan thì không những gây tổn hại cho chính mình trên mặt tâm linh mà còn gieo rắc mầm nguy hại cho xã hội.

Những sự kiện vừa liệt dụ như trên là những sự kiện mà thông thường chúng ta cho rằng đó là nơi an trụ chánh đáng ; nhưng thật ra những sự kiện đó đều không phải là nơi an trụ tuyệt đối, huống chi là an trụ vào phi pháp?

Có người đem cả thân tâm an trụ vào phương diện ăn uống, vui chơi, đến kếi cuộc thì mọi sự việc đều không thành, Có người đặt cuộc sống của mình an trụ trong âm thanh, màu sắc truyền nhiễm, thị phi để rồi cuối cùng cho ra kết qủa tự mình nhận lãnh số zero. Có người gởi tình cho sông núi, nhưng sông núi là thế giới tự nhiên, nó không phải là vật tư hữu của riêng ai. An trụ trên công danh, phú quý! Con đường công danh, chẳng khác nào như giấc mộng canh ba. Và phú quý lại đồng với nắng hạt sương mai, không có chỗ lưu luyến cùng người, hà huống cửu trụ.

Nơi nào là chỗ cứu cánh để chúng ta an trụ?----Kinh {Hoa Nghiêm}, đức Phật có lời thị huấn: ”Thường, lạc, nhẫn nhục, ôn hòa trong tinh thần từ bi hỷ xả’’û  là pháp chúng ta cần nên an trụ.” Nếu bạn thực hiện được đức hạnh vui vẻ, hòa nhã, nhẫn nhục với tâm từ bi hỷ xả thì ngay thời điểm đó bạn đã tìm được nơi chân thật an trụ thân tâm. Và đó chính là quê hương vĩnh cửu của chúng ta.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2015(Xem: 7594)
Bạch thầy, con và chồng con sống với nhau hơn 5 năm và đã có hai con trai. Chồng con hơn con 13 tuổi nhưng anh gia trưởng và khô khan lắm. Mọi công việc to nhỏ trong gia đình anh tự làm và tự quyết, không bao giờ bàn bạc hay hỏi ý kiến của con. Thậm chí ngay cả kinh tế anh cũng là tay hòm chìa khóa. Con chỉ là người làm và sinh con, chăm con thôi.
20 Tháng Tư 2015(Xem: 115524)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
15 Tháng Tư 2015(Xem: 6116)
Bạch Thầy, con thật may mắn khi lấy được một người vợ thông minh, tài giỏi, sắc sảo và rất đảm đang. Tuy nhiên, cô ấy có một thú vui là mua sắm, có thể nói vợ con nghiện mua sắm. Con có cảm giác là khi đi mua sắm cô ấy mất hết lí trí và phải tiêu đến đồng tiền cuối cùng mới thôi.
09 Tháng Tư 2015(Xem: 7166)
Kính thưa Thầy, bản thân con đã trải qua hai mối tình, hiện tại con đang yêu một người, năm nay con 27 tuổi còn người yêu của con 39 tuổi. Con và anh ấy quen nhau đã hơn một năm rồi và dự định năm sau sẽ kết hôn. Con nhận thấy trong tình yêu lúc nào cũng có buồn và vui, người mình yêu lúc nào cũng có khuyết điểm, không có ai là hoàn hảo.
08 Tháng Tư 2015(Xem: 6269)
Trong 12 giá trị sống đã được UNESCO khẳng định và định hướng cho nhân loại trong hiện tại và tương lai, “Giản dị” rất thân thuộc với giá trị văn hóa truyền thống dân tộc ta bởi nó được xem là một đức tính tốt đẹp vốn có của con người Việt Nam.
07 Tháng Tư 2015(Xem: 8884)
Chúng ta thường nhìn nhận hạnh phúc bằng những cái thể hiện ra bên ngoài của mỗi người, kể cả bản thân mình như sự tự hào, kiêu hãnh, niềm vui sướng khi thõa mãn nhu cầu; trong khi hạnh hạnh phúc thực sự lại nằm ở bên trong sâu thẳm của tâm hồn chúng ta, là một cảm xúc bên trong.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6319)
Bạch Thầy, con và chồng con đã sống với nhau hơn 10 năm và có hai con gái. Chồng con là người chăm chỉ, hiền lành, chu đáo với vợ con. Tuy nhiên anh ấy là người không khéo ăn nói và không lãng mạn.
29 Tháng Ba 2015(Xem: 7039)
Bạch Thầy, con xây dựng gia đình muộn, khi con đã ngoài 30 tuổi. Chồng con hơn con gần 20 tuổi, anh ấy đã có một đời vợ trước và 2 cô con gái. Chúng con sống với nhau hơn 2 năm rất hạnh phúc nhưng chưa có con chung.
24 Tháng Ba 2015(Xem: 7008)
Bạch Thầy, gia đình con nhiều năm qua sống rất vui vẻ, hạnh phúc. Chúng con có 2 cô con gái, một cháu 15 và 1 cháu lên 8. Chẳng hiểu sao 1 năm trở lại đây chồng con nằng nặc đòi sinh thêm con với hi vọng sẽ là cháu trai.
17 Tháng Ba 2015(Xem: 6197)
Bạch Thầy, vợ chồng con lấy nhau được 15 năm và có một cháu gái năm nay 12 tuổi. Chúng con ở chung với gia đình nhà chồng nhưng bố mẹ chồng không hợp cả hai vợ chồng con nên thường xuyên có xích mích.