20. Diệu Pháp Đối Đãi

06 Tháng Ba 201513:17(Xem: 7289)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005 


DIỆU PHÁP ĐỐI ĐÃI
(寬厚對人)

 

 Trong cuộc sống nhân gian, chúng ta làm sao đối đãi cùng người khiến cho được trên thuận dưới hòa? Đó là môn học vấn rất cao mà đòi hỏi suốt cả đời người chúng ta không ngừng học hỏi và cầu tiến thành tựu.

 Lý do tại sao? – Nguyên nhân chủ yếu là vì con người chúng ta có nhiều loại hình, tánh cách củõa mỗi người khác nhau, nhu cầu khác nhau. Qủa là làm người đứng trước một sự việc rất khó đạt được “tận như ý người”. Vì vậy, người xưa thưởng nói:”Ở rộng người cười, ở hẹp người chê”, “thuận được ý bà cô, thì lại nghịch ý bà dì” là vậy. Làm người đáp ứng được sự thỏa mãn tâm lý của mọi người nào có dễdàng.

Trong cuộc sống tương giao đối đãi cùng người, tuy có rất nhiều phương diện không đồng nhất, nhưng nếu chúng ta biết lấy tâm khoan hậu để đối đãi thì tất cả mọi đường cong ngã quẹo đều không hề thay đổi định luật hòa hợp. Lấy tâm tôn trọng, khiêm tốn, nhã nhặn cùng người đối đãi, là điều rất cần yếu, vì tâm càng khoan dung, hậu hỷ thì càng thành tựu được mối kết duyên bồ đề quyến thuộc. Bởi vì lấy đức khoan hậu đối đãi cùng người tức là biết biểu lộ lòng tín nhiệm đối với người, cùng người gần gũi, thân thiện trao cho nhau niềm cảm thông hiểu biết và yêu thưong. Thành tựu "đắc nhân tâm" chính là vậy. Ngược lại, nếu chỉ lấy sự chua ngoa, cay đắng, chát chúa đề đối đãi thì thử hỏi làm sao cùng người gieo kết được tình thiện duyên, thiện cảm của người khác, há huống là thu phục lòng người. Quả là khó thay, khó thay!

Sự tương giao giữa người và người, không phải chỉ đòi hỏi người khác đối đãi tốt đẹp với mình, hoẵc chỉ trích người đối đãi mình không tốt điều này, không đẹp điều kia, mà cần phải nhìn lại mình cho thật sâu, thật kỹ và tự hỏi: "mình đã đối đãi người với tâm lượng như thế nào?"

Thông thường qua phong cách đối đãi, người ta có thể nhìn ra được mình là người có nhân hậu đạo đức hay không, là nhìn từ phong cách khoan nhượng, bao dung, biết khéo vận dụng nghệ thuật phương tiện quyền xảo trong giao tiếp đối đãi, đem lai cho người và mình niềm hoan lạc, hòa hợp.

Như thế nào gọi là lấy khoan hậu đối đãi người? Và như thế nào là lấy nghiêm đối đãi người. Dưới đây đưa ra ba điển dụ để chúng ta cùng nhau thảo luận.

Anh Giáp đang đi trên đường, bỗng có người chỉ vào chân anh và nói: tại sao anh mang dép của tôi? Phiền anh cởi ra trả lại cho tôi. – Anh Giáp lắc đầu không thừa nhận. Thế là hai người tranh chấp, to tiếng cãi vã không dứt.. Cũng thời điểm ấy, trên đoạn đường khác, anh Ất đang đi, cũng có người chỉ vào đôi giày của anh và nói: Xin lỗi, anh đã mang nhầm đôi giày của tôi, phiền anh cởi ra trả lại cho tôi! Anh Aát nghe xong, lặng lẽ nhìn, rồi cởi giày ra đưa cho người nọ. Sau đó một lúc, người kia tìm ra được đôi giày của mình, biết mình đã đòi nhầm, lập tức đem giày tìm anh Aát hoàn trả; nhưng anh Aát lại cho rằng không thể làm như vậy được, và nói: - Vật đã trả về anh rồi thì tôi không thể lấy trở lại. Duyên kỳ ngộ, lai trên đường gần đó, anh Bính đang đi cũng có người chỉ vào đôi giày của anh và nói :”Xin lỗi, anh mang nhầm đôi giày của tôi rồi, mong anh hoan hỷ cởi ra trả lại cho tôi!”Anh Bính nghe xong mỉm cười, cởi giày ra đưa cho anh ta. Anh chàng ấy hớn hở nhận giày và quay đầu đi về chỗ của mình. Đến nơi nhìn thấy đôi giày thật của chính mình đang còn đó, biết mình đã ngộ nhận; khởi tâm hỗ thẹn, lập tức đem đôi giày mà mình đã đòi nhầm trả lại cho anh Bính. Anh Bính vẫn giữ trọn nét mặt bình thản hoan hỷ nhận lại.

Từ thái độ xử lý sự việc của ba người trên, chúng ta có thể nhìn ra được nghệ thuật đối đãi nghiêm và khoan bất đồng ở điểm nào.

Đối đãi người với tâm khoan hậu, hòa hợp, tức là chính mình đang sống với tâm bình khí hòa, hoan hỷ, nhẹ nhàng thanh thoát. Liệt dụ như thời Xuân thu, do phong cách đối đãi khhoan hậu mà Bá Thúc Nha và Quản Trọng đã trở thành đôi bạn tri kỷ danh sư. Lại nữa, đời Đường thầy Lỗ Đức khuyên răn học trò mình: "ngậm máu phun người thì tư miệng mình dơ trước. Ngược lại, người mà luôn luôn vì một điểm nhỏ của sự việc, lại ôm giữ canh cánh trong lòng; thậm chí gay gắt chỉ trách lỗi người. Với tâm thái đối đãi như vậy, không những khiến cho người khác một khi thoáng thấy bóng mình liền sanh tâm sợ hãi, không dám thân cận. Như thế sẽ tự mình không kết được nhân tình duyên lành đã chớ, mà còn tự mình ôm lấy sầu muộn khổ não. Thật đúng là hại người lại chính là hại người.

Có câu chuyện kể rằng: Người con trai của viên quan nọ khi xây cất nhà tại một thôn xóm, chỉ vì mong muốn tranh đất một bức đường tường.Cậy có cha mình là quan của triều đình, liền viết thư gởi lên triều cho cha, hy vọng được cha ra mặt giúp đỡ lấy không con đường tường kia. Người cha sau khi nhận thư, lập tức thảo thư hồi âm cho con : "xa xôi vạn dặm, sự nghiệp kinh sử lại chỉ vì tường gạch, nhường nhịn cho người ba tấc đất thì có gì là trở ngại? Vạn lý trường thành nay vẫn còn đó mà nào thấy được Tần Thủy Hoàng thuở ấy."

 Thế nên "khoan hậu đối đãi người" không những là diệu pháp tương giao tương tế, mà còn là căn bản nhân cách làm người.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2015(Xem: 7593)
Bạch thầy, con và chồng con sống với nhau hơn 5 năm và đã có hai con trai. Chồng con hơn con 13 tuổi nhưng anh gia trưởng và khô khan lắm. Mọi công việc to nhỏ trong gia đình anh tự làm và tự quyết, không bao giờ bàn bạc hay hỏi ý kiến của con. Thậm chí ngay cả kinh tế anh cũng là tay hòm chìa khóa. Con chỉ là người làm và sinh con, chăm con thôi.
20 Tháng Tư 2015(Xem: 115524)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
15 Tháng Tư 2015(Xem: 6116)
Bạch Thầy, con thật may mắn khi lấy được một người vợ thông minh, tài giỏi, sắc sảo và rất đảm đang. Tuy nhiên, cô ấy có một thú vui là mua sắm, có thể nói vợ con nghiện mua sắm. Con có cảm giác là khi đi mua sắm cô ấy mất hết lí trí và phải tiêu đến đồng tiền cuối cùng mới thôi.
09 Tháng Tư 2015(Xem: 7166)
Kính thưa Thầy, bản thân con đã trải qua hai mối tình, hiện tại con đang yêu một người, năm nay con 27 tuổi còn người yêu của con 39 tuổi. Con và anh ấy quen nhau đã hơn một năm rồi và dự định năm sau sẽ kết hôn. Con nhận thấy trong tình yêu lúc nào cũng có buồn và vui, người mình yêu lúc nào cũng có khuyết điểm, không có ai là hoàn hảo.
08 Tháng Tư 2015(Xem: 6269)
Trong 12 giá trị sống đã được UNESCO khẳng định và định hướng cho nhân loại trong hiện tại và tương lai, “Giản dị” rất thân thuộc với giá trị văn hóa truyền thống dân tộc ta bởi nó được xem là một đức tính tốt đẹp vốn có của con người Việt Nam.
07 Tháng Tư 2015(Xem: 8884)
Chúng ta thường nhìn nhận hạnh phúc bằng những cái thể hiện ra bên ngoài của mỗi người, kể cả bản thân mình như sự tự hào, kiêu hãnh, niềm vui sướng khi thõa mãn nhu cầu; trong khi hạnh hạnh phúc thực sự lại nằm ở bên trong sâu thẳm của tâm hồn chúng ta, là một cảm xúc bên trong.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6319)
Bạch Thầy, con và chồng con đã sống với nhau hơn 10 năm và có hai con gái. Chồng con là người chăm chỉ, hiền lành, chu đáo với vợ con. Tuy nhiên anh ấy là người không khéo ăn nói và không lãng mạn.
29 Tháng Ba 2015(Xem: 7039)
Bạch Thầy, con xây dựng gia đình muộn, khi con đã ngoài 30 tuổi. Chồng con hơn con gần 20 tuổi, anh ấy đã có một đời vợ trước và 2 cô con gái. Chúng con sống với nhau hơn 2 năm rất hạnh phúc nhưng chưa có con chung.
24 Tháng Ba 2015(Xem: 7008)
Bạch Thầy, gia đình con nhiều năm qua sống rất vui vẻ, hạnh phúc. Chúng con có 2 cô con gái, một cháu 15 và 1 cháu lên 8. Chẳng hiểu sao 1 năm trở lại đây chồng con nằng nặc đòi sinh thêm con với hi vọng sẽ là cháu trai.
17 Tháng Ba 2015(Xem: 6197)
Bạch Thầy, vợ chồng con lấy nhau được 15 năm và có một cháu gái năm nay 12 tuổi. Chúng con ở chung với gia đình nhà chồng nhưng bố mẹ chồng không hợp cả hai vợ chồng con nên thường xuyên có xích mích.