47. Vô Thường Đáng Quý

06 Tháng Ba 201515:41(Xem: 7141)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005

 
VÔ THƯỜNG ĐÁNG QUÝ
(無常的可貴)

    

Con người là loài động vật có niềm tin tôn giáo, bởi vì khi nói đến vấn đề sanh tử cuộc sống con người, thì nhất định phải cần đến tín ngưỡng tôn giáo. Các tôn giáo trên thế giới đều có chương trình giáo nghĩa của tôn giáo ấy. <Vô thường > là một trong những chơn lý trác tuyệt của phật giáo. Thông thường khi nói đến vô thường thì con người, vì không hiểu được chơn nghĩa của vô thường nên thường là phản kháng, thậm chí làlo lắng sợ hãi. 

Kỳ thật, vô thường có cái diệu lý đáng quý của nó, bởi vì có vô thường , mới có hy vọng ; Do có vô thường mới có tương lai. Từ cái diệu lý đáng quý đó mà Phật giáo đã đưa ra lý giải triết học hai mặt: <vô thường , khổ, không, và vô thường, lạc, hữu> . Giả sử trên thế gian tất cả mọi sự việc, sự kiện đều là định hình cố định, không biến hoá, không sanh diệt; những gì cũ kỹ già nua thì vĩnh viễn là cũ kỹ già nua; những gì nhỏ bé yếu kém vĩnh viễn là nhỏ bé yếu kém, vô phương cải tiến phát triển. Nếu như vậy chúng ta cảm thấy cuộc sống này như thế nào? Hứng thú? Triển vọng? Từ đó suy ra, Vô thường biến hoá chính là giá trị đáng quý của cuộc sống. 

Tuy nhiên, vô thường có thể biến thành tốt đẹp, và vô thường cũng có thể biến thành xấu, thành hư hoại; tất cả đều có nhân duyên của nó. 

Vô thường, khiến cho con người biết trân quý sanh mạng; Vô thường, khiến con người biết quý tiếc những gì mình đang hiện có. Vô thường khiến con người biết quý trọng nhân duyên, biết tôn trọng, quý tiếc từng mỗi quan hệ và không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên với niềm tin yêu tràn đầy lạc quan hy vọng.

 Khi nhìn thấy đóa hoa tươi thắm nở rộ tỏa hương khoe sắc đang dần dần héo úa tàn tạ rụng rơi; từ hiện thực đó khiến chúng ta cảm nhận được bản chất của vô thường. Rồi khi nhìn thấy một hạt giống triển hiện tràn đầy nhựa sống, nứt mần, nẩy hạt, nở nụ, đơm hoa kết trái sum suê tươi tốt, thì chúng ta không ai không khỏi không cảm xúc đến< giá trị đáng quý của sinh hoạt vô thường. 

 Từ ngu si, mê mờ, do biết chuyên cần dụng công học tập mà cải tiến trở thành người thông minh, hữu dụng; Bần cùng, do biết cần lao phấn đấu mà được tăng gia tài phú. Đó đều là tánh chất tự nhiên đáng quý của vô thường. 

 Đời thượng cổ, đế vương chuyên chế , nhân dân không hề có được cuộc sống tự do, giả như cuộc sống thế gian không là vô thường, mà là vĩnh hằng bất biến , thì làm sao có được nền chính trị dân chủ ngày nay; Ngày xưa thời đại đồ đá, dân trí chưa khai, người dân sống đời sống ăn lông ở lỗ, nếu không là vô thường mà là thường hằng bất biến, thì ngày nay chẳng phải là vẫn dừng lại ở thời điểm thời đại văn hóa man rợ đó sao? 

Cuộc sống vốn dĩ là hàm tàng vô thường, thế nên người có tiền của, có thế lực cũng không nên dương dương tự đắc, bởi vì thế sự vô thường,  cái tài phú kia không thể từ một cá thể thành tựu, mà là cả một sự tập hợp nhân duyên yếu tố và công sức của biết bao bạn lữ đồng hành đồng sự. Ngoài ra, cái tài phú, quyền thế kia nếu không khéo sử dụng đúng pháp, tất đã ẩn tàng năm nhà tai họa: thuế vua, trộm cướp, hoả tai, thuỷ tai, ác tử phút giây rình rập ; còn danh vị thì càng là sớm còn tối mất thiên biến, vạn hoá; thậm chí, sức khoẻ thân thể cũng đều làsanh diệt vô thường như cá thiếu nước, có gì bền chắc. Do vậy, chúng ta không nên qúa tham chấp nó, mà cần nên lấy vô thường làm giới răn để xúc tiến sự nghiệp, đồng thời cần nên trân quý hiện thực vô thường đáng quý đó để tiến sâu vào hành trình thể nghiệm chân lý huyền diệu hai mặt của cuộc sống <vô thưòng, khổ không; và vô thường,lạc ,hữu>. 

Vô thường là hiện tượng sống thực tự nhiên tối cao của vũ tru. Do vậy, từ xưa đến nay đã có biết bao mặc khách văn nhân, võ tướng đứng trước hiện tượng sống thực tư nhiên đó đã cảm ngộ, bức xúc viết lên những bài cảm tác về <vô thường>  muôn vàn gợi súc lòng người. Liệt như khi tụng đọc đến bài <Văn tế chiêu hồn trong phẩm “Du Dà, Văn đàn chẩn tế”> viết: {Tướng quân chiến mã kim hà tại, dã thảo nhàn hoa mãn địa sầu}, nghĩa là:Tướng quân chiến mã oai phong lẫm liệt, nay trụ nơi nao, mà sao chỉ lưu lại dấu tích của mồ hoang cỏ dại, hoa sầu tả tơi.}Đoạn văn tế này khiến cho người đọc không ngăn được nỗi lòng xúc cảm vô thường. Rồi khi đọc đến đoạn miêu tả cảnh thế đất nước chiến loạn, vị tướng Kinh Kha thốt lên lời quyết thệ:{Gió vi vu thổi sông Dịch lạnh, người tráng sĩ một khi khởi binh lâm trận mạc, thệ cùng sứ mạng non sông quyết tử đến cùng}, khiến chúng ta không ai khỏi chạnh lòng tán dương , thương cảm tấm lòng anh hùng nghĩa sĩ vì dân, vì nước bi tráng hy sinh. 

Vô thường, khổ, không tuy là thật tướng của vũ trụ cuộc sống, nhưng trong cái vô thường đó, mỗi chúng ta đều có chơn tâm thanh tịnh thường hằng bất biến; do vậy nếu chúng ta biết dụng tâm quán sát chân lý vô thường ấy, thể hội chân lý vô thường ấy để vượt qua những chướng mắc vô thường , thì ngay chính trong cuộc sống vô thường đó sẽ giúp chúng ta tìm ra được con đường hiện thực tươi sáng mà mình cần phải đi và sẽ đặt bước chân đi thật vững chắc, bình an với tư thái nhậm vận tự tánh tiêu dao, tâm an lý đắc. Chúng ta còn chần chờ gì, sao không gấp dụng công thể hội giá trị <vô thường đáng quý>, bởi lẽ cuộc sống của đời người là<vô thường tấn tốc, sát na dị thế, bất dữ nhân kỳ!>

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2015(Xem: 7592)
Bạch thầy, con và chồng con sống với nhau hơn 5 năm và đã có hai con trai. Chồng con hơn con 13 tuổi nhưng anh gia trưởng và khô khan lắm. Mọi công việc to nhỏ trong gia đình anh tự làm và tự quyết, không bao giờ bàn bạc hay hỏi ý kiến của con. Thậm chí ngay cả kinh tế anh cũng là tay hòm chìa khóa. Con chỉ là người làm và sinh con, chăm con thôi.
20 Tháng Tư 2015(Xem: 115505)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
15 Tháng Tư 2015(Xem: 6116)
Bạch Thầy, con thật may mắn khi lấy được một người vợ thông minh, tài giỏi, sắc sảo và rất đảm đang. Tuy nhiên, cô ấy có một thú vui là mua sắm, có thể nói vợ con nghiện mua sắm. Con có cảm giác là khi đi mua sắm cô ấy mất hết lí trí và phải tiêu đến đồng tiền cuối cùng mới thôi.
09 Tháng Tư 2015(Xem: 7164)
Kính thưa Thầy, bản thân con đã trải qua hai mối tình, hiện tại con đang yêu một người, năm nay con 27 tuổi còn người yêu của con 39 tuổi. Con và anh ấy quen nhau đã hơn một năm rồi và dự định năm sau sẽ kết hôn. Con nhận thấy trong tình yêu lúc nào cũng có buồn và vui, người mình yêu lúc nào cũng có khuyết điểm, không có ai là hoàn hảo.
08 Tháng Tư 2015(Xem: 6267)
Trong 12 giá trị sống đã được UNESCO khẳng định và định hướng cho nhân loại trong hiện tại và tương lai, “Giản dị” rất thân thuộc với giá trị văn hóa truyền thống dân tộc ta bởi nó được xem là một đức tính tốt đẹp vốn có của con người Việt Nam.
07 Tháng Tư 2015(Xem: 8878)
Chúng ta thường nhìn nhận hạnh phúc bằng những cái thể hiện ra bên ngoài của mỗi người, kể cả bản thân mình như sự tự hào, kiêu hãnh, niềm vui sướng khi thõa mãn nhu cầu; trong khi hạnh hạnh phúc thực sự lại nằm ở bên trong sâu thẳm của tâm hồn chúng ta, là một cảm xúc bên trong.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6309)
Bạch Thầy, con và chồng con đã sống với nhau hơn 10 năm và có hai con gái. Chồng con là người chăm chỉ, hiền lành, chu đáo với vợ con. Tuy nhiên anh ấy là người không khéo ăn nói và không lãng mạn.
29 Tháng Ba 2015(Xem: 7039)
Bạch Thầy, con xây dựng gia đình muộn, khi con đã ngoài 30 tuổi. Chồng con hơn con gần 20 tuổi, anh ấy đã có một đời vợ trước và 2 cô con gái. Chúng con sống với nhau hơn 2 năm rất hạnh phúc nhưng chưa có con chung.
24 Tháng Ba 2015(Xem: 7008)
Bạch Thầy, gia đình con nhiều năm qua sống rất vui vẻ, hạnh phúc. Chúng con có 2 cô con gái, một cháu 15 và 1 cháu lên 8. Chẳng hiểu sao 1 năm trở lại đây chồng con nằng nặc đòi sinh thêm con với hi vọng sẽ là cháu trai.
17 Tháng Ba 2015(Xem: 6190)
Bạch Thầy, vợ chồng con lấy nhau được 15 năm và có một cháu gái năm nay 12 tuổi. Chúng con ở chung với gia đình nhà chồng nhưng bố mẹ chồng không hợp cả hai vợ chồng con nên thường xuyên có xích mích.