7. Nhẫn Nhục Trước Sự Khiêu Khích

06 Tháng Giêng 201915:17(Xem: 2752)
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI
The Buddha’s Teachings on Socialand Communal Harmony 
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon
by
BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016
Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


Chương III. ĐỐI TRỊ SÂN HẬN

7. NHẪN NHỤC TRƯỚC SỰ KHIÊU KHÍCH

 

(1) Nhẫn nhục khi bị chỉ trích

 

“Này các Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ mà người khác có thể dùng khi nói với các ông: lời nói của họ có thể đúng thời hay không đúng thời, đúng hay sai, nhẹ nhàng hay thô bạo, có lợi íchhay tổn hại, nói với tâm từ hay với nội tâm sân hận. Khi người khác nói với các ông, lời nói của họ có thể đúng thời hay không đúng thời, khi người khác nói với các ông, lời nói của họ có thể đúng hay sai, khi người khác nói với các ông, lời nói của họ có thể nhẹ nhàng hay thô bạo, khi người khác nói với các ông, lời nói của họ có thể có lợi ích hay tổn hại, khi người khác nói với các ông, lời nói của họ có thể nói với tâm từ hay với nội tâm sân hận. Này các Tỷ-kheo, ở điểm này, các ông cần phải rèn luyệnnhư sau: ‘Tâm chúng tôi sẽ không bị ảnh hưởng, và chúng tôi sẽ không thốt ra lời nói ác độcchúng tôi sẽ chịu đựng với lòng bi mẫn vì sự an vui của người ấy, với tâm từnội tâm không sân hậnChúng tôi sẽ sống trải rộng tâm từ tràn ngập người ấy , và bắt đầu từ người này, chúng tôi sẽ sống trải rộng tâm từ tràn ngập khắp thế giớisung mãnquảng đạivô lượng, không  hận, không sân.’ Này các Tỷ-kheo, các ông phải rèn luyện như vậy.

 

“Này các Tỷ-kheo, giả sử có một người đi đến với một cái cuốc và một cái giỏ và nói : ‘Tôi sẽ làm cho mảnh đất lớn này không còn là đất nữa.’ Rồi người ấy cuốc đất chỗ này chỗ kia, rải đất chỗ này chỗ kia, nhổ nước bọt chỗ này chỗ kia, và tiểu tiện chỗ này chỗ kia, nói rằng: ‘Hãy không phải là đất nữa, hãy không phải là đất nữa!’ Này các Tỷ-kheo, các ông nghĩ thế nào ? Người ấy có thể làm cho mảnh đất lớn này không còn là đất nữa được không ?’

 

- “ Bạch Thế Tôn, không thể được. Vì sao vậy ? Bởi vì mảnh đất này thâm sâu mênh mông; không dễ gì làm cho nó không còn là đất nữa. Cuối cùng, người này chỉ gặt hái mệt mỏi và thất vọng.”

 

“ Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ mà người khác có thể dùng khi nói với các ông: lời nói của họ có thể đúng thời hay không đúng thời… Này các Tỷ-kheo, ở điểm này, các ông cần phải rèn luyện như sau: ‘Tâm chúng tôi sẽ không bị ảnh hưởng, và chúng tôi sẽ không thốt ra lời nói ác độcchúng tôi sẽ chịu đựng với lòng bi mẫn vì sự an vui của người ấy, với tâm từnội tâm không sân hậnChúng tôi sẽ sống trải rộng tâm từ tràn ngập người ấy, và bắt đầu từ người này, chúng tôi sẽ sống trải rộng tâm từ tràn ngập khắp thế giớisung mãnquảng đạivô lượng, không hận, không sân .’ Này các Tỷ-kheo, các ông phải rèn luyện như vậy.

 

“Này các Tỷ-kheo, thậm chí nếu có  bọn cướp dùng cái cưa hai lưỡi để cưa tay chân các ông thành từng mảnh một cách man rợ, nếu có vị  nào ở đây khởi tâm sân hận đối với chúng, thì vị ấy không phải là người đang thực hành giáo pháp của ta. Này các Tỷ-kheo, ở điểm này, các ông cần phải rèn luyệnnhư sau: ‘Tâm chúng tôi sẽ không bị ảnh hưởng, và chúng tôi sẽ không thốt ra lời nói ác độcchúng tôisẽ chịu đựng với lòng bi mẫn vì sự an vui của người ấy, với tâm từnội tâm không sân hậnChúng tôisẽ sống trải rộng tâm từ tràn ngập người ấy, và bắt đầu từ người này, chúng tôi sẽ sống trải rộng tâm từtràn ngập khắp thế giớisung mãnquảng đạivô lượng, không gây hấn, không sân hận.’ Này các Tỷ-kheo, các ông phải rèn luyện như vậy.”

 

 

                    ( Trung BK I, Số 21-Kinh Ví Dụ Cái Cưa,  tr. 287-293 )

 

 

 

(2) Không trả đũa

 

Tôn giả Xá-Lợi-Phất nói với các Tỷ-kheo :]… “ Chư hiền, vì vậy. nếu những người khác sỉ nhụcxúc phạmmắng nhiếc, và tấn công một Tỷ-kheo, vị này hiểu  rằng: ‘ Khổ thọ này do tai  xúc chạm ( nhĩ xúc) đã khởi lên trong tôi. Khổ thọ này do nhân duyên, không phải độc lập. Do nhân duyên gì ? Do nhân duyên xúc chạm.’ Rồi vị ấy thấy rằng sự xúc chạm là vô thườngcảm thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường. Và sau khi dùng giới làm đối tượng hỗ trợ, tâm của vị ấy an trú vào sự hỗ trợ mới này và đạt được niềm tinvững chãi và ổn định.

 

“ Giờ đây, nếu những người khác tấn công một Tỷ-kheo bằng những cách thế không như ý, không mong cầu, không dễ chịu, như là dùng nắm tay, dùng đá, dùng gậy hay dùng dao để đánh đập, vị ấy hiểu rằng: ‘ Bản chất của thân này là có thể bị nắm tay, đá , gậy hay dao đánh đập. Điều này đã được Thế Tôn giảng trong ‘ lời dạy của Ngài về ‘ Ví dụ cái cưa ’: “Này các Tỷ-kheo, thậm chí nếu có  bọn cướp dùng cái cưa hai lưỡi để cưa tay chân các ông thành từng mảnh một cách man rợ, nếu có vị  nào ở đây khởi tâm sân hận đối với chúng, thì vị ấy không phải là người đang thực hành giáo pháp của ta.” Vì thế ta sẽ tinh tấn không mỏi mệt, sẽ thiết lập chánh niệm không ngừng nghỉ, thân ta sẽ an tịnh và không bị nhiễu loạn, tâm ta định tĩnh và nhất tâm. Và giờ đây hãy để mặc cho sự xúc chạm với nắm tay, đá, gậy, và dao tấn công thân này; đây chỉ là cách thực hành những lời Phật dạy.”

 

 

                                        ( Trung BK I, Kinh số 27, tr.417-418 )

 

 

(3)  Nhẫn nhục khi bị trừng phạt

 

Thế Tôn giảng như sau:” Này các Tỷ-kheo, có một lần trong quá khứchư Thiên và các A-tu-la (Asura) đã chuẩn bị dàn trận để giao chiến. Rồi vua của các A-tu-la là Vepacitti, nói với các A-tu-la như sau: ‘Này các chiến hữu, trong trận chiến sắp xảy ra giữa chư Thiên và các A-tu-la, nếu các A-tu-la thắng và chư Thiên thua, hãy trói Sakka Thiên chủ cả hai tay, hai chân, cổ , và mang vị ấy đến trước mặt ta trong thành của A-tu-la.’ Còn Thiên chủ Sakka thì nói với chư Thiên như sau: ‘Này các thân hữu, trong trận chiến sắp xảy ra giữa chư Thiên và các A-tu-la, nếu chư Thiên thắng và các A-tu-la thua, hãy trói vua của các A-tu-la là Vepacitti cả hai tay, hai chân, cổ,  và mang vị ấy đến trước mặt ta trong hội trường Sudhamma (Thiện pháp).’

 

“ Trong trận chiến đó, chư Thiên thắng và các A-tu-la thua. Rồi chư Thiên trói vua Vepacitti cả hai tay, hai chân, cổ,  và mang vị ấy đến trước mặt Sakka Thiên chủ trong hội trường. Khi Sakka Thiên chủ đi vào và rời hội trường, Vepacitti đang bị trói cả hai tay, hai chân và cổ, đã sỉ nhụcmắng nhiếc Thiên chủbằng những lời lẽ thô bạođộc ác. Rồi người đánh xe ngựa tên là Mātali tâu với Sakka Thiên chủ bằng các câu kệ như sau:

 

                    “ Khi đối diện với Vepacitti,

                     Có phải ngài sợ hãi hay yếu hèn,

                     mà ngài đã thật nhẫn nhục chịu đựng ông ấy,

                     khi nghe những lời ác ngữ ?”

 

[ Sakka:]

                   

                    “ Không phải vì sợ hãi hay yếu hèn,

                       Mà ta đã nhẫn nhục với Vepacitti.

                      Làm sao một người trí như ta,

                      lại dấn thân vào việc đấu đá với kẻ ngu ?”

 

[Mātali:]

 

                    “ Kẻ ngu càng nổi giận nhiều hơn,

                       Nếu không có người đối trị.

                      Vì vậy với hình phạt nặng nề,

                      Người trí nên trừng trị kẻ ngu.”

 

 

[ Sakka:]

 

                    “Chỉ mình ta nghĩ điều này,

                    Là cách đối trị kẻ ngu:

                    Khi biết kẻ thù đang phẫn nộ,

                   Người trí giữ an tịnh trong chánh niệm.”

 

 

[Mātali:]

 

                    “Thưa Sakka, tôi thấy đây là điều sai lầm,

                    trong việc thực hành nhẫn nhục:

                    Khi kẻ ngu nghĩ về ngài như thế này,

                    ‘ Ông ấy nhẫn nhục vì sợ  ta,’

                    Kẻ ngu lại càng đuổi theo ngài,

                    Như bò đực đuổi theo người bỏ chạy.”

 

[ Sakka:] 

                    “Mặc cho kẻ ngu có nghĩ như thế hay không,

                    ‘ Ông ấy nhẫn nhục vì sợ ta.’

                     Trong tất cả các pháp đem lại lợi ích tối thượng,

                     Không có pháp nào tốt hơn nhẫn nhục.

 

                    “ Khi một người được ban cho sức mạnh,

                       Nhẫn nhục chịu đựng một kẻ yếu hèn,

                       Đó là nhẫn nhục tối thượng;

                       Phải luôn luôn nhẫn nhục kẻ yếu hèn.

 

                      “ Sức mạnh của kẻ ngu,

                       Được xem không phải là sức mạnh-

                       Nhưng không ai có thể trách một người

                       Mạnh mẽ nhờ được Chánh pháp hộ trì.

 

                      “ Người dùng sân hận để đáp trả sân hận,

                       Sẽ làm mọi việc tệ hại hơn cho mình.

                       Không dùng sân hận để đáp trả sân hận,

                       Sẽ thắng được một trận chiến khó khăn.

 

                      “ Người tu tập vì lợi ích cả hai -

                        lợi mình và lợi người –

                        Khi biết kẻ thù đang tức giận,

                        người ấy giữ an tịnh trong chánh niệm.

 

                      “ Khi vị ấy chữa lành cho cả hai –

                        Chữa lành cho mình và cho người –

                        Những kẻ nghĩ vị ấy là người ngu,

                        Là những  kẻ không hiểu Chánh pháp.”

 

 

“ Vì vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Sakka Thiên chủ có thể nói lời ca ngợi hạnh nhẫn nhục và nhu hòa, thì các ông là những người đã xuất gia trong Giáo pháp và giới luật này, còn gì thích hợp hơn cho các ông để thực hành hạnh nhẫn nhục và nhu hòa.”

 

                              (Tương Ưng BK I, Ch.XI: IV, tr 487- 492 )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8361)
Pháp thân Phật là tánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thân là quang minh và Hóa thân là thân vật chất; hai thân này được gọi là Sắc thân. Sắc thân được ứng hiện từ Pháp thân và không lìa Pháp thân. Một trong những tính cách của sắc thân là an lạc:
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6784)
Long Thọ (Nagarjuna, Klu-grub), cùng với Vô Trước (Asanga, Thogs-med), là hai đại hành giả tiên phong của truyền thống Đại thừa. Ngài Long Thọ đã trao truyền giáo huấn thậm thâm về tri kiến tánh Không của dòng truyền thừa từ Đức Văn Thù Sư Lợi, trong khi ngài Vô Trước thì trao truyền giáo huấn về pháp hành bồ tát sâu xa của dòng truyền thừa từ Đức Di Lặc.
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5448)
Pháp thân Phật là tánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thân là quang minh và Hóa thân là thân vật chất; hai thân này được gọi là Sắc thân. Sắc thân được ứng hiện từ Pháp thân và không lìa Pháp thân. Một trong những tính cách của sắc thân là an lạc:
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 4940)
Nói đến lòng sùng tín, sùng mộ và tin tưởng, có lẽ không phẩm nào của Kinh Đại Bát-nhã nói cụ thể và xúc động hơn phẩm Bồ-tát Thường Đề, kể về sự nhiệt thành khát khao cầu ngộ nhập tánh Không của một Bồ-tát. Sùng mộ, tin tưởng và nhiệt thành cầu thể nhập tánh Không đến độ thường hay khóc, do đó có tên Thường Đề.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 5826)
Mushin là một trong những nhà sư rạng rỡ hơn ai hết, trong tu viện. Sự an lạc và tính tình vui vẻ của ông, đã gây nguồn cảm hứng cho những ai tiếp xúc với ông.
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 6397)
"Tánh Không" (còn gọi là tính-không) là một từ ngữ liên hệ đến sự giảng dạy chính yếu của mọi ngành Phật giáo, nhưng ý nghĩa thật sự của từ ngữ nầy thường bị hiểu lầm.
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 5246)
Nếu một người chưa có dịp nghe, đọc (Văn), chưa tư duy (Tư) chưa thực hành (Tu) về tánh Không thì rất dễ xem tánh Không là một cái gì rất tiêu cực, vì tánh Không với người ấy là không có cái gì cả. Từ đó mà không tin nhân quả, định luật để con người dựa vào đó mà tiến bộ, tiến hóa.
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 12037)
“Mặc dù trải qua 100 năm từ khi có sự bắt đầu những nghiên cứu khoa học về đạo Phật ở Châu Âu, tuy vậy, chúng ta vẫn còn đang mơ hồ về nền tảng giáo lý của tôn giáo nầy và tính triết học của nó. Chắc chắn không có một tôn giáo nào khác đã chứng tỏ một cách rất kiên định để làm sáng tỏ những trình bày có tính hệ thống của mình.”
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 4783)
Như kinh Duy-ma-cật nói, “Từ gốc vô trụ (tánh Không), lập tất cả pháp”. Trung luận (phẩm Quán Tứ đế) nói, “Bởi vì có nghĩa Không. Tất cả pháp được thành. Nếu không có nghĩa Không. Tất cả đều chẳng thành”. Kinh Hoa Nghiêm, như các kinh điển Đại thừa, lấy tánh Không làm nền tảng. Tánh Không trong kinh này là Pháp thân của Phật bổn nguyên Tỳ-lô-giá-na, và toàn thể vũ trụ là hiện thân của Ngài. Pháp thân Tỳ-lô-giá-na chính là pháp thân của Phật Thích Ca.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 11289)
Phản chiếu trên việc một đối tượng duyên sinh như thế nào – sinh khởi phụ thuộc trên nhân và duyên, phụ thuộc trên những bộ phận của nó, và phụ thuộc trên tư tưởng – hổ trợ vô cùng để vượt thắng cảm nhận rằng đối tượng tồn tại trong nó và của chính nó.