Quán Thế Âm Bồ Tát

16 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 17021)

QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC

Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản

Quán Thế Âm Bồ Tát

(Trong Kinh Bi Hoa, về kiếp qúa khứ, thuở đời Phật Bảo Tạng, khi đức A Di Đà còn làm Luân Vương, thì Bồ Tát làm vị Thái tử thứ nhất của Ngài, hiệu là Bất Thuấn. Lúc Thái tử đối trước đức Bảo Tạng phát đại nguyện rồi, Phật liền ban cho danh hiệu là Quán Thế Âm. Hiện tại, Bồ Tát ở cõi Cực Lạc phụ giúp Phật A Di Đà mà hoằng hóa và tiếp dẫn chúng sanh. Về sau, Bồ Tát kế vị đức A Di Đà mà thành Phật, hiệu là Biến Xuất Nhất Thế Công Đức Sơn Vương Như Lai; thế giới Cực Lạc đổi tên lại là Nhất Thế Trân Bảo Sở Thành Tựu. Về phần nhân hạnh qủa đức cùng sự ứng hóa của Bồ Tát, trong kinh Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, và Đại Bi có nói đến)

Kinh Đại Bi Đà La Ni nói: “Nếu chuyên xưng danh hiệu và cúng dường đức Bổn Sư ta là Phật A Di Đà, thì sẽ được vô lượng phước, tiêu trừ vô lượng tội, khi mạng chung lại được vãng sanh về cõi Cực Lạc. Bấy giờ đức Như Lai đưa tay tiếp dẫn và xoa đầu kẻ ấy mà bảo rằng: “Người đừng sợ hãi, vì đã được sanh về nước ta”. 

Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Thọ Ký nói: “Kẻ nào phát lòng vô thượng Bồ Đề, nguyện sanh về Cực Lạc, đều được thấy cõi ấy, lại thấy Phật A Di Đà cùng các hàng Bồ Tát và Thanh Văn. Người đó thấy như thế rồi, vui mừng khấp khởi, xướng lên rằng: “Nam Mô A Di Đà Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri!” Bấy giờ trong pháp hội có 84.000 chúng sanh đều phát lòng bồ đề, nguyện trồng căn lành để được vãng sanh về Cực Lạc.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 11981)
Tóm lược: Bài viết nhằm giới thiệu về năm bản khác nhau của “Kinh Vô Lượng Thọ”, tìm hiểu dịch giả, xuất xứ và giá trị nội dung cũng như ý nghĩa của các bản, từ đó đưa ra một số nhận định trong nghiên cứu. Bằng phương pháp so sánh và dẫn các cứ liệu lịch sử, khảo cổ, từ đó bài viết phần nào cho biết về nguồn cội của Kinh văn và tư tưởng Tịnh Độ. Bố cục bài viết đi từ tổng quan đến phân tích về dịch giả và dịch bản, chỉ ra một số nét tương đồng và dị biệt giữa các bản Kinh, từ đó đưa ra một số kết luận về việc nghiên cứu “Kinh Vô Lượng Thọ” – bộ Kinh được xem là đại diện cho giáo lí Phật giáo Tịnh Độ Tông.
16 Tháng Năm 2016(Xem: 13329)
Với bài viết bộc bạch về pháp môn Tịnh-độ mà tôi đã trình bày và thành thật cám ơn chư vị có đọc cùng đóng góp ý kiến. Tuy nhiên hình như chư vị còn lẫn tiếc pháp thí vì chưa chỉ bày cho tôi chổ sai trái của pháp môn chổ nào mà chỉ chung chung là pháp môn nầy không đúng chánh pháp của Phật dạy. Chư vị cứ mãi với luận cứ cho rằng kinh điển của nguyên-thủy mới là chính thống viết ra những gì Phật thuyết, ngoài ra đó thì toàn là của ngoại đạo, tà giáo……
06 Tháng Năm 2016(Xem: 13005)
Lời bạt: Hiện tại có một số đông người tu học theo pháp Phật đã không ngớt lời chê bai pháp-môn Tịnh-độ không phải là Chánh-pháp Phật mà là do Tàu lồng vào đó để lũng đoạn.....