Huệ Viễn Đại Sư

16 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 17095)

QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC

Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản

Huệ Viễn Đại Sư

Đại sư họ Cổ, người xứ Nhạn Môn, tinh học về thuyết Nho, Lão. Năm 21 tuổi, sư nghe ngài Đạo An giảng kinh Bát Nhã, bỗng tỏ ngộ than rằng: “Các môn học Nho, Lão, đều như lúa ép thôi!” Nhân đó bèn xuất gia, thệ hoằng dương Phật Giáo. Ngài Huệ An từng khen: “Chánh pháp truyền bá ở Trung Hoa, là do Huệ Viễn này chăng?” Sau đại sư vào Lô Sơn, cảm rồng khai mạch nước, thần vận chuyển cây để cất chùa Đồng Lâm.

Ngài từng đào ao trồng sen, hợp chúng lại ngày đêm sáu thời niệm Phật cầu sanh Tây phương, nhân gọi là Liên xã, Đại sư ở trong non hơn 30 năm, vua vời cũng không đi, từng ba lần trông thấy thánh tướng, song trầm hậu không nói ra. Năm Nghĩa Hi thứ 12, Phật lại hiện, ngài bèn ngồi ngay nhập diệt, thọ được 83 tuổi. Người sau tôn Đại sư làm Sơ Tổ trong Liên Tông) 

Đại sư nói: “Sao gọi là Niệm Phật tam muội?” - „y là nhớ chuyên, tưởng lặng vậy. Nhớ chuyên thì chí không chia, tưởng lặng thì khí thanh thần sáng. Khí thanh thì trí giác soi khắp, thần sáng thì chiếu suốt chỗ tối tăm. Hai điều này thầm hợp nhau, hội lại mà ứng dụng. Các môn tam muội, danh mục rất nhiều, nhưng về phần công đức cao, dễ tu tiến, thì niệm Phật là bậc nhất. Tại sao thế? - Vì Như Lai là đấng đã chứng cùng cực lý huyền tịch, thể và thần hiệp biến, ứng hóa không cùng.

Cho nên kẻ tu môn định này nương nhờ Phật lực, bỗng nhiên vọng giác tiêu tan, tức nơi cảnh sở duyên mà lặng lẽ dường như gương sáng, gương lòng sáng thì ánh linh giao chiếu, muôn tượng sanh bày. Chừng ấy sự thấy nghe dung thông, không còn cuộc hạn trong vòng tai mắt, linh thể một màu, tự nhiên trong sáng. Và khi ấy tâm hợp lý huyền, vọng tình tan mất, chỗ tuyệt diệu trong đời có chi hơn đây ư?

Rất mong các hiền giả tu theo pháp này gắng chí hành trì, làm sao cho được khế ngộ, cảm tất bóng dễ tàn, lo chưa đầy công đức, ngồi ngay ngắn trên bồ đoàn, rửa sạch lòng nơi pháp tọa, ban ngày siêng năng, ban đêm quên ngủ. Như thế mới mong sánh bước người trên, dắt dìu kẻ dưới được.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 11985)
Tóm lược: Bài viết nhằm giới thiệu về năm bản khác nhau của “Kinh Vô Lượng Thọ”, tìm hiểu dịch giả, xuất xứ và giá trị nội dung cũng như ý nghĩa của các bản, từ đó đưa ra một số nhận định trong nghiên cứu. Bằng phương pháp so sánh và dẫn các cứ liệu lịch sử, khảo cổ, từ đó bài viết phần nào cho biết về nguồn cội của Kinh văn và tư tưởng Tịnh Độ. Bố cục bài viết đi từ tổng quan đến phân tích về dịch giả và dịch bản, chỉ ra một số nét tương đồng và dị biệt giữa các bản Kinh, từ đó đưa ra một số kết luận về việc nghiên cứu “Kinh Vô Lượng Thọ” – bộ Kinh được xem là đại diện cho giáo lí Phật giáo Tịnh Độ Tông.
16 Tháng Năm 2016(Xem: 13333)
Với bài viết bộc bạch về pháp môn Tịnh-độ mà tôi đã trình bày và thành thật cám ơn chư vị có đọc cùng đóng góp ý kiến. Tuy nhiên hình như chư vị còn lẫn tiếc pháp thí vì chưa chỉ bày cho tôi chổ sai trái của pháp môn chổ nào mà chỉ chung chung là pháp môn nầy không đúng chánh pháp của Phật dạy. Chư vị cứ mãi với luận cứ cho rằng kinh điển của nguyên-thủy mới là chính thống viết ra những gì Phật thuyết, ngoài ra đó thì toàn là của ngoại đạo, tà giáo……
06 Tháng Năm 2016(Xem: 13011)
Lời bạt: Hiện tại có một số đông người tu học theo pháp Phật đã không ngớt lời chê bai pháp-môn Tịnh-độ không phải là Chánh-pháp Phật mà là do Tàu lồng vào đó để lũng đoạn.....