Thơ Chăn Trâu Thiền Tông

26 Tháng Tám 201000:00(Xem: 14588)
PHẬT DẠY LUYỆN TÂM
NHƯ CHĂN TRÂU

Soạn Giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
DIỆU PHƯƠNG xuất bản 2010

- 9 -

 THƠ CHĂN TRÂU THIỀN TÔNG

 

1. TÌM TRÂU

 

Trong đồng cỏ cõi nhân gian

Ta liên tục vén cỏ làn qua bên

Quyết tìm trâu, trí vững bền

Ta theo những nhánh sông hiền vô danh

Lạc vào bao nẻo loanh quanh

Lối mòn giăng mắc núi xanh xa vời

Sức suy nhược, thân rã rời

Bóng trâu nào thấy tăm hơi trong vùng

Chỉ nghe vọng giữa mông lung

Ve kêu rả rích khắp rừng đêm nay.

 

2. THẤY TRÂU

 

Dọc bờ sông, dưới tàn cây

Ta nhìn ra dấu chân đầy ở quanh

Và ngay dưới đám cỏ mành

Dấu chân cũng hiện rành rành rõ thêm

Thẳm sâu rặng núi trong miền

Vết chân trâu cũng thấy liền lộ ra

Khó mà che khuất mắt ta

Như là mũi ngước trời xa ngóng nhìn. 

 

3. THẤY DẤU

 

Họa mi vẳng tiếng hót lên

Vầng dương ấm áp, gió êm dịu dàng

Liễu xanh bờ suối giăng hàng

Trâu nào có thể ẩn tàng nơi đây!

Nào ai vẽ được khéo tay

Đầu kia to lớn, sừng này oai nghi?

 

 

4. BẮT ĐƯỢC TRÂU

 

Sau hồi chiến đấu gớm ghê

Ta nay tóm bắt trâu kia được rồi

Trâu mang ý chí tuyệt vời

Lại thêm sức lực trâu thời vô song

Leo cao trâu cứ vẫy vùng

Cao nguyên xa khuất mấy từng mây che

Hay là đứng dưới lòng khe

Lũng sâu thăm thẳm có chi đường vào.

 

5. CHĂN TRÂU

 

Roi và dây cần thiết sao

Kẻo thân trâu lại vẫn lao tơi bời

Xuống nơi bụi bặm mù trời

Lạc đường, lạc nẻo vào nơi nào rồi

Được rèn luyện kỹ bởi người

Tự nhiên trâu sẽ tới thời hiền lương

Rồi khi không bị buộc ràng

Trâu tùng phục chủ dễ dàng êm xuôi.

 

6. CƯỠI TRÂU VỀ NHÀ

 

Leo lên trâu cưỡi thảnh thơi

Ta quay chậm rãi về nơi hướng nhà

Sáo ta chiều vọng ngân nga

Tay ta gõ nhịp luôn hòa điệu ru

Ai nghe nhạc khúc thiên thu

Xin cùng ta tấu lên cho nhịp nhàng.

 

7. QUÊN TRÂU

 

Cưỡi trâu thong thả trên đường

Về nhà bình thản chẳng vương bận lòng

Và trâu cũng nghỉ ung dung

Bình minh vừa tới rạng hồng nơi nơi

Trong nhà tranh nghỉ thảnh thơi

Roi, dây đem cất, ta thời cần đâu.

 

8. CẢ TRÂU VÀ NGƯỜI ĐỀU QUÊN

 

Roi, dây, người với lại trâu

Cùng nhau tất cả tan vào Hư Không

Cõi trời thời quá mênh mông

Không còn dấu tích lưu trong chốn này

Một bông tuyết mỏng manh thay

Làm sao tồn tại khi bay vật vờ

Gặp lửa hồng toả nhiệt ra

Vết chân chư Tổ chính là đây thôi.

 

9. VỀ NGUỒN

 

Phải qua nhiều đoạn đường đời

Mới quay về được tới nơi cội nguồn

Từ đầu mù, điếc đi luôn

Thế mà nghĩ lại thấy còn hay hơn

Và ta trú ngụ trong am

 Nhà mình thực sự bình an lâu rồi

Quan tâm chi đến cảnh ngoài

Sông trôi êm lặng, hoa thời đỏ tươi.

 

10. TRONG CÕI NHÂN GIAN

 

Ngực trần, chân đất thảnh thơi

Ta hoà nhập với con người dương gian

Áo quần rách rưới lầm than

Nhưng ta hạnh phúc vẹn toàn biết bao

Ta nào cần pháp thuật đâu

Để mong cuộc sống thêm lâu thêm dài

Trước ta hiển lộ ra rồi

Muôn cây khô héo tới thời hồi sinh.

 

 

TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO

chuyển dịch thơ

 

(dựa theo bản chuyển ngữ tiếng Anh của

NYOGEN SENZAKI và PAUL REPS)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tám 2016(Xem: 6284)
Thiền là đề tài rất quan trọng trong đạo Phật, được đề cập rộng rãi trong kinh sách Phật giáo dưới nhiều hình thức và và trình bày nhiều phương pháp tu tập khác nhau. Sở dĩ như vậy là vì Thiền không gì khác là một lẽ sống thực nghiệm tự nội, tuần tự đưa đến cứu cánh giác ngộ mà bất kỳ người nào quyết tâm tu học theo giáo pháp của Phật cũng cần trải qua, nếu muốn tìm thấy an lạc và giải thoát thực sự. Càng thực nghiệm được nhiều thì an lạc càng tăng trưởng sâu lắng cùng lúc tâm thức càng tiến gần đến giác ngộ trọn vẹn. Có thể nói rằng Thiền là lối đi duy nhất tuần tự đưa con người rời khỏi phiền não khổ đau, đạt đến cứu cánh giải thoát mà không có con đường thứ hai. Trong bài kinh Niệm xứ (Satipatthànasutta) được xem là nền tảng của nếp sống thiền định Phật giáo, Đức Phật xác nhận: “Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Tức là Bốn Niệm xứ”1.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 5794)
10 Tháng Sáu 2016(Xem: 5820)
Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh. Theo kinh Nguyên thủy Phật dạy Bát chánh đạo, trong Bát chánh đạo từ Chánh kiến cho tới cuối cùng là Chánh định. Theo kinh Đại thừa Phật dạy Lục độ, thứ nhất là bố thí tới thứ năm là thiền định, thứ sáu là trí tuệ.
21 Tháng Tư 2016(Xem: 6164)
Nếu có gặp vấn đề gì khó khăn, đau buồn hay khổ sở hãy thiền định, và thực tập như vậy giải quyết tất cả những vấn đề của bạn thông qua việc thực hành này.
23 Tháng Ba 2016(Xem: 7576)
Vạch cỏ dày rậm để truy tìm Nước rộng núi thẳm đường lại xa Tâm mệt sức kiệt chẳng thấy đâu Chỉ nghe, cây phong, tiếng ve sầu
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7294)
Đây thực sự là một kiểu kích thích tìm hiểu khoa học thần kinh, vì đã có những viên ngọc trí tuệ trong truyền thống thiền định - Đức Đạt Lai Lạt Ma thường xuyên nói về điều này – rằng cách tốt nhất để chúng ta có được hạnh phúc là hãy độ lượng với những người khác. Và sự thực, bằng chứng khoa học cho thấy trong nhiều chân lý ấy, và cho thấy rằng có sự biến đổi có cấu trúc hệ thống trong não bộ có liên hệ tới các hành vi rộng lượng
29 Tháng Mười 2015(Xem: 15944)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân. Những câu hỏi của người mới bắt đầu hành thiền là: “Tôi phải ngồi như thế nào?” “Làm sao để không bị đau khi ngồi?”
26 Tháng Mười 2015(Xem: 7629)
Tâm Thiền, Tâm Ban Sơ được chúng tôi dịch từ nguyên tác, Zen Mind, Beginner’s Mind, gồm những bài tiểu tham do Shunryu Suzuki nói trực tiếp bằng tiếng Anh với đệ tử và được Marian Derby, một đệ tử thân cận của sư, thu âm trên băng, rồi chép lại, sau đó được Trudy Dixon, một đệ tử thân cận khác của sư, hiệu đính và sắp xếp lại thành sách.