● Đạo Phật: Con Đường Giải Quyết Vấn Nạn Toàn Cầu

15 Tháng Hai 201200:00(Xem: 7163)

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO 

PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức


Đạo Phật: Con đường giải quyết vấn nạn toàn cầu
 
TT. Thích Gia Quang, Phân viện Nghiên cứu PHVN, Hà Nội 

Đạo Phật xuất hiện trong nhu cầu của nhân loại, vì sự sống của nhân loại, tồn tại vì nhân loại, để phục vụ cho nhân loại, nên đạo Phật cũng chính là con đường giải quyết các vấn nạn cho nhân loại.

Phật giáo trong thời đại mới: cơ hội và thách thức 

Phật giáo của thời đại mới là Phật giáo tiếp nối truyền thống rất nhân bản và nhân văn sâu sắc vốn có của nó. Một Phật giáo xuất phát từ con người, tôn vinh con người, phục vụ con người, đáp ứng được nhu cầu tâm linh cao đẹp nhất của con người và đáp ứng được yêu cầu của khoa học hiện đại. Song như vậy không phải là đạo Phật không có những thách thức. 

Một số quần chúng không nhỏ có niềm tin thiếu trí tuệ, bị nhiều tác động tiêu cực từ bên ngoài vào như mê tín và dị đoan. Với sự phát triển kinh tế làm cho nhiều người trong xã hội hướng đến “Chủ nghĩa hưởng thụ”, kể cả một số tu sĩ, làm cho hình ảnh cao quý của đạo Phật phần nào bị lu mờ. Nạn ô nhiểm môi trường, nạn gia tăng dân số, bạo lực, nguy cơ bùng nổ đại dịch, chiến tranh khủng bố …vẫn diễn ra không ngớt…đó là những thách thức lớn, đối với nhân loại chúng ta.

Những vấn đề lớn của xã hội trong thời đại hiện nay:

Tốc độ phát triển của khoa học công nghệ như vũ bão ở cuối thế kỷ 20 là tiền đề để bước vào thế kỷ 21. Thế kỷ này được nhà khoa học dự báo là thế kỷ cuả khoa học và tâm linh, tôn giáo. Cùng với các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng Hố ngăn cách giàu nghèo trong giai đoạn hiện nay cũng gia tăng . Giá trị văn hóa và truyền thống dân tộc bị phai lạt, có sự xung khắc mạnh mẽ giữa các thế hệ: quan điểm sống, xu hướng phát triển bản thân và nghề nghiệp đến nhu cầu giải trí. Vấn đề môi trường đã thành vấn đề nghị sự cấp bách mang tính toàn cầu.

Đạo Phật – con đường giải quyết các vấn nạn toàn cầu

Con đường để tự cứu thoát chúng ta ra khỏi “nhà lửa”: Con đường ấy chính là đạo Phật. Đạo Phật còn là một kho tàng tuệ giác với những phương pháp rất cụ thể đó là con đường chuyển hoá, con đường đưa tới giải thoát giác ngộ và an lạc: Bát chính đạo để làm phương thuốc giải quyết các vấn nạn toàn cầu, Bát chính đạo cũng là cốt tủy trong nền giáo lý đạo Phật.

Phật giáo góp phần làm cho thế giới an lạc.

Không có một tôn giáo nào ngoại trừ Phật giáo có thể mang lại hoà bình thật sự cho thế giới và sự yên ổn cho nhân loại. Phật giáo – tôn giáo của “từ bi trí tuệ” có thể làm sáng tỏ chân lý của vũ trụ bao la và đem tình yêu thương vô hạn tới muôn vật hữu tình. Chỉ với Phật giáo các nhà lãnh đạo các quốc gia mới có được sức mạnh liên kết nhân tâm mạnh mẽ giữa các dân tộc và các quốc gia và nhờ vậy, hòa bình an lạc mới thực sự hiện hữu và trường tốn cùng với nhân loại chúng ta.
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10918)
Trong đời sống chúng ta thường đề cao cái tôi, dĩ nhiên cái tôi đó không phải là cái gì quí giá mà được đề cao. Ở phương Tây, người ta xem mỗi người là chính mình, cái tôi đó càng được đề cao thêm, do đó lối sống này không thể mang lại hạnh phúc thật sự mà chúng ta cần đến. Cho nên chúng ta cần phải chuyển hóa cái tôi của mình.
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10304)
Có lẽ để phù hợp hơn cho bài pháp luận hôm nay trong buổi thuyết trình đoàn này, chúng ta nên đặt lại câu hỏi, “Tại Sao Tuổi Trẻ Việt Nam tại Bắc Mỹ Ít Đến Chùa / Phật Giáo?” hay câu hỏi tích cực hơn là “Làm thế nào để giúp Tuổi Trẻ Việt Nam đến với Phật Giáo?”
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9687)
Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9297)
Nhân bài viết “Chùa Chết” và “Ai Giết Chùa” nói về thực trạng một số chùa hiện nay tại Việt Nam của tác giả Cư sĩ Tiến sĩ Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng, chúng tôi sao lục bài tham luận của Đại đức Thích Tâm Đức - Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa ..
21 Tháng Chín 2015(Xem: 4947)
Đối với những người theo đạo Phật, một số câu hỏi không ngừng trở lại: trước một thế giới mỗi ngày một thêm phức tạp và đầy hiểm nguy, chúng ta có thể làm gì để đóng góp, trong phạm vi khiêm tốn của mỗi người, vào sự cải thiện đời sống của những người chung quanh ta, và rộng hơn nữa? Làm thế nào một giáo lý trong sáng và thực dụng như đạo Phật, có thể giúp chúng ta...
21 Tháng Chín 2015(Xem: 4771)
Khi lần đầu tiên được truyền bá vào Trung Quốc, Phật giáo đối diện với những thách thức từ nền văn hóa bản địa Trung Quốc, đặc biệt là Khổng giáo.
04 Tháng Chín 2015(Xem: 10868)
Sau đây tôi chỉ có vài lời tâm sự của một người theo đạo Phật và 20 năm qua đã có cơ hội tiếp xúc nhiều với bà con Phật tử và cũng đã nhiều lần suy tư về nhận thức và hành động trong giáo lý của Phật. Những lời tâm sự sau đây có thể có chút bi quan nhưng là lòng chân thật, phát xuất những gì tôi nghĩ.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 3431)
Tăng quan có khởi nguồn từ rất sớm, tuy nhiên tư liệu tại Ấn Độ không đề cập nhiều. Tại Trung Hoa, định chế Tăng quan được tổ chức mô phỏng theo bộ máy nhà nước thế tục, với phẩm trật và lương bổng rõ ràng.
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 11969)
Đây là bài Diễn văn của Giáo sư Tiến sĩ Damien Keown trong Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc – lần thứ 12, tổ chức tại Thái Lan từ ngày 28 – 30 tháng 5 năm 2015 với chủ đề hội thảo “Phật giáo và Khủng hoảng Thế giới”
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 9802)
Vấn đề phá thai đã gây ra những bất đồng sâu xa về xã hội và chính trị ở Đông cũng như Tây Phương. Phật tử ở mọi nơi đều có bổn phận đưa ra sự chỉ đạo khôn ngoan cho những người gặp phải vấn đề nhức nhối này.