Iv- Vui Mừng Gặp Được Lời Trước Thuật Này

14 Tháng Chín 201000:00(Xem: 32759)

IV- VUI MỪNG GẶP ĐƯỢC LỜI TRƯỚC THUẬT NÀY

Một đời Thánh Giáo của đức Như Lai không ngoài hai môn Hiển Mật. (Nhơn Vương Kinh Sao nói: Tất cả giáo pháp của Đức Phật, không vượt ra ngoài hai tôn: Hiển Mật.)

Ở trong Hiển giáo tuy Ngũ giáo không đồng mà một bộ kinh Hoa Nghiêm rất tối tôn, tối diệu; là tủy của chư Phật, là tim của Bồ Tát. Đầy đủ cả ba tạng, tổng hàm cả Ngũ giáo. (Phạn bổn có mười vạn bài kệ, ở đây đã dịch ra, 80 quyển, 60 quyển, hoặc 40 quyển… Tuy văn nghĩa rộng rãi bao la, trong đó rất cốt yếu, chỉ riêng một quyển kinh văn, phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện là then chốt của Hoa Nghiêm, bộ máy của việc tu hành, đáng khen ngợi và tôn sùng, các đạo lưu ở Ấn Độ đều y theo đây mà tu hành vậy.)

Nơi trong Mật bộ, tuy Ngũ bộ có khác mà một chú Chuẩn Đề rất linh diệu và thù thắng; chú là mẹ của chư Phật, là mạng của Bồ Tát bao gồm đủ Tam Mật, tổng hàm cả ngũ bộ. (Phạn bản có mười bài kệ, phương này đã phiên dịch có các bản của chư Sư,tuy nghĩa thức khác nhau chút ít, nhưng trong đó có phần rất cương yếu, thì bản dịch của Ngài Thiện Vô Úy Tam Tạng đời Đường là lãnh tụ của các Đàn, là thuốc bổ của bảy chúng; có thể truyền thừa và sùng thượng. Các bậc cao đức ở Tây Thiên, Đông Độ đều nương nơi đây mà trì tụng vậy.

Nay hai tôn này chỉ ghi soạn ra đây những pháp linh diệu mà Ngài đã truyền nói. Sau thời kỳ Phật nhập diệt, người đời bây giờ không nghe, không biết (không nghe Hiển viên, không biết Mật viên). Cách 700 năm sau đến khi Ngài Long Thọ ra đời đều hoằng truyền cả hai tông Hiển viên và Mật viên rồi đem lưu hành trong nhơn thế. Nay ở trong đời mạt pháp, được gặp Quốc Vương Thiên Hựu Hoàng Đế Bồ Tát, trong cả nước như được thuốc bổ lưu thông. (Tức là hai giáo Hiển Mật).

Tôi là một vị Tăng tài mọn, may mắn gặp được lòng cảm động vui mừng; ôm hoài bão trọn đời cũng như người bịnh gặp được linh đơn, diệu dược; kẻ nấu bếp được ngọc Như ý Bảo châu, lòng rất vui mừng hớn hở, bèn sáng tác ra bài thơ ngâm ca tụng rằng:

Bao năm hân hạnh, dứt quên sầu, 
Gặp hai Hiển Mật toại lòng mong.
Thần công Ngũ bộ đáng nên nhờ.
Mười huyền diệu quán, quán không thôi.
Âm cao giọng thấp Chơn ngôn chuyển.
Thân được đến đi chơi HOA TẠNG.
Pháp giới chúng sanh việc vui mừng.
Chỉ nghi vì bởi tại lòng tin.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9236)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18173)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12157)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15603)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.