Viii- Chuẩn Đề Biệt Pháp

14 Tháng Chín 201000:00(Xem: 34422)

CHUẨN ĐỀ BIỆT PHÁP 

TỊNH PHÁP GIỚI ẤN:Trước hết lấy tay trái, ngón trỏ, ngón vô danh, ngón út, ba ngón để trong lòng bàn tay, lấy ngón tay cái nắm trên đầu ngón tay trỏ, ngón vô danh và ngón út. Tay mặt cũng vậy, hiệp lại bằng nhau, hai ngón tay giữa đứng thẳng, tụng Thần chú. 

KIẾT GIỚI ẤN: Hai tay trái, mặt, ngón giữa, ngón vô danh, hướng về bên trong tréo nhau, hai ngón út đứng thẳng, hai ngón tay trỏ đứng thẳng, hai ngón tay cái nắm tiết giữa của ngón tay trỏ, tụng Thần chú. 

HỘ THÂN ẤN: Hai tay chấp lại, hai ngón tay trỏ hướng ngoại tréo nhau, ngón tay cái nắm trên tiết giữa của ngón tay trỏ, từ ngón tay giữa xuống ba ngón đứng thẳng hiệp lại. Nếu gặp đạo tặc, đem ấn này để trên đảnh, trước ấn vào vai bên trái, kế ấn vai bên mặt, nơi trước ngực, ấn lên trên đầu xuống giữa mi gian. Quyết định không dám xâm hại. 

TRỊ BỊNH ẤN: Hai ngón tay trỏ, hai ngón tay giữa bốn ngón, hương bên trong tréo nhau, hai ngón vô danh, hai ngón tay út, bốn ngón hướng bên ngoài thẳng nhau chấp lại, hai ngón tay cái nắm tiết giữa của ngón tay trỏ. 

TỔNG NHIẾP ẤN: Tay trái tay mặt, ngón út, ngón vô danh, tréo vào trong lòng bàn tay, hai ngón tay giữa đứng thẳng đầu ngón hiệp nhau, mở hai ngón tay trỏ co vịn vào. Hai ngón tay cái đè lên ngón vô danh. Khi muốn triệu thỉnh, hai đầu ngón trỏ đưa ra vào, dường như hoa đài tọa. Tụng Thần chú 7 biến, dùng ấn hai bên bắp tay gần vai, rồi đến yết hầu, đến dưới mái tóc nơi mi gian. Lại liền để ngang ngực ấn tại nơi tâm, tụng chú 108 biến. 

PHÁ THIÊN MA ẤN: Tay trái mặt bốn ngón đe ngón tay cái trong lòng bàn tay hình như cầm cú. Tức là chỗ nào có sự lo sợ, nghi có quỷ mị độc long, tức kiết ấn này tiếng giận hét, tụng Thần chú. 

THỈNH QUỶ THẦN ẤN: Tay mặt ngón giữa đè ngón cái, đè đàn, trên các ngón kia đều mở duỗi ra như hình cái răng, ngón tay trỏ hơi cong một chút, ngón tay út ra vào qua lại, tụng Thần chú 7 biến. Ba lần ba biến thì tất cả quỷ thần liền biến. 

Tỳ Khưu Thích Viên Đức hành Du Già hạnh
Dịch xong tại Tịnh thất chùa Dược Sư
Ban Mê Thuột, ngày 7-8 năm Quý Sửu (3-9-1973) |^| 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9236)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18173)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12157)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15602)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.