22- Sổ Châu Công Đức Pháp

14 Tháng Chín 201000:00(Xem: 33536)


SỔ CHÂU CÔNG ĐỨC PHÁP

Nói về tràng chuỗi, để tâm ghi nhớ cho người sơ cơ chứa nhóm công đức. Trì ấy là thành đức, đeo là diệt tội cấu, quả tốt của thế gian và xuất thế gian đâu không do đây ư! Như kinh Kim Cang Đảnh Du Già Niệm Châu nói: Lúc bấy giờ đức Tỳ Lô Giá Na Thế Tôn bảo Ngài Kim Cang Thủ rằng: Lành thay! Lành thay! Vì các Bồ Tát tu Chơn ngôn hạnh, nói các Nghi Quỹ, thương xót đời vị lai, hết thảy hữu tình, nói công đức thắng lợi niệm châu, do nghe như vậy, diệu ý thú ấy, mau chứng Tất Địa. Khi bấy giờ Ngài Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát bạch Phật mà nói: Thưa Thế Tôn! Con nay xin nói. Lúc bấy giờ Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát nói bài kệ rằng:

Châu biểu thắng quả của Bồ đề,

Nơi trong đoạn dứt hữu vi lậu.

Sợi dây xâu suốt biểu Quán âm,

Mẫu châu biểu tượng Vô Lượng Thọ.

Dùng lần qua khỏi tội vượt pháp,

Đều do niệm châu chứa công đức.

Xa cừ niệm châu một bội phước.

Gỗ quý niệm châu hai bội phước.

Lấy thiết làm châu ba bội phước,

Thục đồng làm châu bốn bội phước.

Thủy tinh chơn châu và các bảo, 

Thứ ấy niệm châu trăm bội phước.

Ngàn bội công đức Đế Thích hột,

Kim Cang hạt châu trăm ức phước.

Sen hạt niệm châu ngàn trăm ức,

Bồ đề hạt châu vô số phước.

Phật bộ niệm châu Bồ đề hạt

Kim Cang bộ pháp Kim Cang hạt.

Bảo Hộ niệm tụng dùng các bảo,

Liên Hoa bộ châu dùng sen hạt.

Trong yết ma bộ làm niệm châu,

Các châu xen lộn nên xâu lại.

Niệm châu phân biệt có bốn món, 

Thượng phẩm tối thắng và trung hạ.

Một ngàn tám mươi là bực trên,

Một trăm lẻ tám châu tối thắng.

Năm mươi bốn châu là bực trung,

Hai mươi bảy châu là bực hạ.

Hai tay trì châu để ngang ngực,

Tịnh lặng lìa niệm tâm chuyên chú.

Bổn Tôn Du Già tâm một cảnh,

Đều được thành tựu sự lý pháp.

Dù để đầu đảnh hay thân mang,

Hoặc đeo nơi cổ hay nơi tay.

Lời nói luận bàn thành niệm tụng,

Lấy đây niệm tụng ba tịnh nghiệp. 

Do để đảnh đầu tịnh vô gián,

Do đeo trên cổ tịnh tứ trọng.

Nắm châu nơi tay trừ trọng tội,

Hay khiến hành giả mau thanh tịnh.

Nếu tu Chơn ngôn Đà Ra Ni

Niệm các Như Lai Bồ Tát danh.

Được thu vô lượng thắng công đức, 

Mong cầu thắng nguyện đều thành tựu.

(Ba bộ niệm tụng trì số châu, thủ ấn tướng nay sẽ phân biệt.)

Tô Tất Địa cúng dường pháp nói: Lấy tay mặt ngón tay, nắm ngón vô danh, ngón trỏ mở thẳng, ngón giữa ngón út hơi co, lấy ngón trỏ để sát một bên lóng trên ngón giữa. Đây là thông ba bộ chấp số châu ấn. Liên hoa bộ chấp số châu ấn. Lấy tay mặt ngón cái nắm ngón tay giữa, còn ba ngón kia thì mở ra thẳng, tay trái cũng vậy. Kim Cang bộ chấp châu ấn. Lấy tay mặt nắm lại, mở thẳng ngón cái, nắm ngón trỏ, tay trái cũng vậy. Kinh Trì Minh Tạng Nghi Quỹ nói: bảo người con gái nhỏ lấy chỉ xe lại thành 21 lần, thành rồi mới xâu hạt châu. Khi trì tụng, lấy ngón tay cái nắm một hạt châu, tụng một biến Chơn ngôn.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9236)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18172)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12157)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15601)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.