4- Văn Tán Thán

14 Tháng Chín 201000:00(Xem: 32641)

THỨ ĐẾN TỤNG BÀI PHẠN VĂN TÁN THÁN

A Phạ đát ra tả đổ ra na xá, ra đà ta ma ra lị bổ cú trí bát ra noa ma bạt na vĩ hế đế a giả lễ đát lai ta lị tố nễ tổ lễ, tất dạ tư chuẩn nê tát ra muộn để nẫm, bà phạ xá ma nễ ta phạ, hãn, đế tát bát ra noa phệ đát nễ dã đà, ngật lệ ra, noa nghiệt đế a vĩ đa tát đát phạ na ma nể bát ra tỉ, na lộ, ca đát dả, ra đà ca rị ra ngật đa, ra vĩ dựng, na thú, tỉ nể bá, đát ra ca ra na ngật sử nĩnh ta phổ châm tất thể đát phạ tấn để đa ma ra tham bát ra sắt châm lý khư nhạ nẵng nễ nhĩ na, nễ tát đế nẵng bát ra khố vũ địa lệ lã thỉ khư lê dả tát đát phạm, ra ni diễm nhạ bế đát mẫu nể mạo, nĩ phạ nhựt lị đởm chỉ lã đà di diễm tố ra lị bổ bà phạ nẫm bát ra phệ xa dả để a dẫn lị dả phạ lộ, chỉ đế bá tất dạ để nặc tăng xả diêm tát đát đa nhạ bá, đá đán nẵng, tất đế ngạ nghiệt để kiên chỉ nễ dã tất đát phạm, nẵng na na, tất bạt yết để tỳ dược nhất để ta ca la bá, bả nẵng, xá nể bà nga phạ để bả sỉ đa ma, đát ra tất địa ca lị bố ra dả ma nỗ, ra tham minh tỉ, na để nẵng đát phạm, ta ma lãm ca thất tử đá bà nga phạ để chuẩn nê đà, ra ni tát nô đát ra tát ma bả đa.

Tán thán: Nghĩa là xưng dương khen ngợi sự tốt đẹp của Thánh đức đầy đủ vô biên phước trí, hay thành tựu việc mong cầu của chúng sanh tất cả cái vui thế gian, xuất thế gian, nhưng Ngài Kim Cang Trí dịch thiếu pháp tán thán này. Trong Trì Minh Tạng tuy đủ mà văn lại quá phiền phức. Người tu hành nếu không thể tán thán Phạn âm này, nên lấy bài kệ trong Tô Tất Địa kinh mà tán thán. Kinh Tô Tất Địa dạy: Văn tán thán nên dùng những kệ tán của chư Phật và Bồ Tát đã nói, không nên tự làm. Kinh kia không có văn tán Chuẩn Đề. Nay chép trong bản kinh, thuật lại một bài kệ để tán thán công đức Bổn Tôn.

Kệ rằng:

Đại từ cứu Thế Tôn, thiện đạo nhứt thiết chúng.

Phước trì công đức hải, ngã kim khế thủ lễ.

Chơn như xá ma pháp, năng tịnh tham sân độc.

Thiện trừ chư ác thú, ngã kim khế thủ lễ.

Đắc pháp giải thoát Tăng, thiện trụ chư học địa.

Thắng thiện phước đức nhơn, ngã kim khế thủ lễ.

Đại bi Quán Tự Tại, nhứt thiết Phật tán thán.

Năng sanh chủng chủng phước, ngã kim khế thủ lễ.

Đại Lực phẫn nộ thân, thiện tai trì Minh Vương.

Hàng phục nan phục giả, ngã kim khế thủ lễ.

(Phẫn nộ tức Minh Vương Đại Oai Kim Cang.)

GIẢI:

Đại từ cứu Thế Tôn, khéo dẫn tất cả chúng.

Phước trì biển công đức, con nay cúi đầu lễ.

Chơn như pháp xa ma, năng sạch tham sân độc.

Khéo trừ các ác thú, con nay cúi đầu lễ.

Được pháp giải thoát Tăng, khéo trụ các học địa.

Hơn trên phước đức nhơn, con nay cúi đầu lễ.

Đại Thánh Chuẩn Đề Tôn, thương xót nơi thế gian.

Thành tựu các Tất Địa, con nay cúi đầu lễ.

Đại Bi Quán Tự Tại, hết thảy Phật ngợi khen.

Năng sanh các món phước, con nay cúi đầu lễ.

Đại Lực thân phẫn nộ, lành thay trì Minh Vương.

Hàng phục kẻ khó phục, con nay cúi đầu lễ.

(Phẫn nộ thân tức là Minh Vương Đại Oai Kim Cang.)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9236)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18173)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12157)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15602)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.