Vi- Vào Đạo Tràng Trì Chú Chuẩn Đề- Cách Ngồi Kim Cang Tọa

14 Tháng Chín 201000:00(Xem: 42011)

VÀO ĐẠO TRÀNG TRÌ CHÚ CHUẨN ĐỀ
CÁCH NGỒI KIM CANG TỌA

(Nghĩa là lấy bàn chân mặt gác lên trên vế chân trái, hoặc tùy ý ngồi cũng được.)

HAI TAY KIẾT ẤN TAM MUỘI: (Nghĩa là lấy tay mặt duỗi ra, để ngửa lên bàn tay trái, rồi hai ngón tay cái giáo móng với nhau). Để ngang dưới rún, thân cho tề chỉnh, tâm cho an tịnh. Rồi tưởng trên đỉnh đầu ta có một chữ LAM rất tròn sáng như ngọc Minh Châu hay như mặt trăng rằm. Khi tưởng như vậy rồi thì xả ấn Tam Muội trên Đảnh, tay trái kiết ấn Kim Cang Quyền (nghĩa là lấy ngón tay cái bấm vào ngón áp út ở giáp bàn tay, rồi 4 ngón tay kia nắm chặt lại hình như tay cầm cú), rồi tay mặt lần chuỗi mà tụng sau đây:

1) Chú Tịnh Pháp Giới: Án Lam (108 biến)
2) Chú Hộ Thân: Án Xỉ Lâm (108 biến)
3) Chú Lục Tự Đại Minh: Án Ma Ni Bát Di Hồng (108 biến)

Khi tụng xong chú nói trên thì xả ấn Kim Cang Quyền trên đảnh, rồi quỳ xuống tụng bài kệ Chú Chuẩn Đề:

Chuẩn Đề công đức tụ.
Tịch tịnh tâm thường tụng,
Nhứt thiết chư đại nạn
Vô năng xâm thị nhơn,
Thiên thượng cập nhơn gian
Thọ phước như Phật đẳng.
Ngộ thử như ý châu
Định hoạch vô đẳng đẳng.

Nam Mô Thất Cu Chi Phật Mẫu Đại Chuẩn Đề Vương Bồ Tát Ma ha tát. (3 lần rồi lạy)

Lúc lạy xong, ngồi kiết toàn già và kiết ấn Chuẩn Đề: Lấy ngón áp út và ngón út bên mặt cùng bên trái xỏ lộn với nhau vào trong hai lòng bàn tay, dựng hai ngón tay giữa thẳng lên, rồi co hai ngón tay trỏ vịn vào lóng đầu của hai ngón tay giữa; còn hai ngón tay cái thì đè lên lóng giữa của ngón tay áp út bên mặt; rồi để ấn ấy ngang ngực. Chí tâm tụng 108 lần chú Chuẩn Đề và chú Đại Luân Nhứt Tự như vầy: Nam Mô Tát Đa Nẫm Tam Miệu Tam Bồ Đề Cu Chi Nẫm, Đát Điệt Tha. Án Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm (tụng 108 lần) muốn trì tụng nữa hoặc tùy lòng. Nên tụng từ chữ Án trở xuống Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm. Tụng ký số làm chừng như trên, hoặc trì nhiều hơn cũng tốt. Khi niệm đủ rồi muốn nghỉ thì xả ấn lên trên đảnh, kế dùng tay mặt kiết ấn Kim Cang Quyến mà ấn theo thứ tự năm chỗ sau đây:

1) Trên đảnh.
2) Nơi vai bên trái.
3) Ở vai bên mặt
4) Tại ngang ngực.
5) Nơi yết hầu.

Trong lúc tay ấn vào năm chỗ ấy thì miệng đọc Thần chú HỒNG HỒNG cho liên tục, chừng nào đủ năm chỗ rồi, thôi tụng xả ấn lên trên đảnh đầu và tụng:

Ngã kim trì tụng Đại Chuẩn Đề.
Tức phát Bồ đề quảng đại nguyện.
Nguyện ngã định huệ tốc viên minh
Nguyện ngã công đức giai thành tựu,
Nguyện ngã thắng phước biến trang nghiêm,
Nguyện cọng chúng sinh thành Phật đạo.
Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp,
Giai do vô thỉ tham sân si,
Tùng thân ngữ ý chi sở sanh,
Nhứt thiết ngã kim giai sám hối.

A Di Đà Phật thân kim sắc
Tướng hảo quang minh vô đẳng luân,
Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu Di,
Cám mục trừng thanh tứ đại hải,
Quang trung hóa Phật vô số ức,
Hóa bồ tát chúng diệc vô biên,
Tứ thập bát nguyện độ chúng sanh,
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.

Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật (108 lần)
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát (10 lần)
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát (10 lần)
Nam Mô Chuẩn Đề Vương Bồ Tát (10 lần)
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát (10 lần)

Nguyện ngã lâm dục mạng vong chung thời
Tận trừ nhứt thiết chư chướng ngại.
Diện kiến bỉ Phật A Di Đà
Tức đắc vãng sanh Cực Lạc Quốc.

Tự Quy Y Phật, 
Đương nguyện chúng sanh
Thể giải đại đạo,
Phát Vô thượng tâm.

Tự Quy Y Pháp,
Đương nguyện chúng sanh
Thâm nhập kinh tạng,
Trí huệ như hải.

Tự Quy Y Tăng,
Đương nguyện chúng sanh
Thống lý đại chúng
Nhứt thiết vô ngại.

Nguyện dĩ thử công đức,
Phổ cập ư nhứt thiết
Ngã đẳng dữ chúng sanh,
Giai cọng thành Phật đạo.

HẾT

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9236)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18173)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12157)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15601)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.