8 -Phật Nói Kinh Bắc Đẩu Thất Tinh Diên Mạng

15 Tháng Chín 201000:00(Xem: 34583)

PHẬT NÓI KINH BẮC ĐẨU THẤT TINH DIÊN MẠNG
Vị Tăng tên Bà la môn, từ Thiên Trúc 
truyền đến đời triều vua Đường ở Trung Hoa thọ trì.
Sa Môn Thích Viên Đức dịch thành Việt văn.

Nam Mô Tham Lang tinh, Thị Đông phương Tối Thắng thế giới Vận Ý Thông Chứng Như Lai Phật.

Nam Mô Cự Môn tinh, thị Đông phương Diệu Bảo thế giới Quan Âm Tự Tại Như Lai Phật.

Nam Mô Lộc Tồn tinh, Thị Đông phương Viên Mãn thế giới Kim Sắc Thành Tựu Như Lai Phật.

Nam Mô Văn Khúc tinh, Thị Đông phương Vô Ưu thế giới Tối Thắng Kiết Tường Như Lai Phật.

Nam Mô Liêm Trinh tinh, Thị Đông phương Tịnh Trụ thế giới Quảng Đạt Trí Biện Như Lai Phật.

Nam Mô Vũ Khúc tinh, Thị Đông phương Pháp Ý thế giới Pháp Hải Du Hí Như Lai Phật.

Nam Mô Phá Quân tinh, Thị Đông phương Lưu Ly thế giới Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Phật.

Hằng năm nếu gặp tai ách lễ kinh này bảy lạy.

Khi bấy giờ Phật bảo Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi rằng: “Kinh này đã nói có đại oai thần lực” có công năng cứu độ tất cả trọng tội và hay diệt hết thảy nghiệp chướng của tất cả chúng sanh.

Nếu có Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, tể quan, cư sĩ, kẻ trai lành, người gái tín, hoặc sang, hoặc hèn, trong đời sống không luận lớn nhỏ đều thuộc sự thống lãnh của bảy vị tinh tú này chiếu soi.

Nếu nghe kinh này thọ trì, cúng dường, chuyển đọc, khuyên bạn hữu, thân tộc, cốt nhục của mình thọ trì, thì hiện đời được phước, đời sau sanh lên chư Thiên.

Nếu kẻ Thiện nam và người Thiện nữ nào có kẻ tiên vong đã qua đời mà bị đọa vào địa ngục, hoặc chịu các thứ khổ sở. Nếu nghe kinh này tin kính cúng dường thì kẻ tiên vong kia liền xa lìa khỏi chốn địa ngục, được vãng sanh về cõi Cực Lạc thế giới.

Nếu có kẻ thiện nam và người thiện nữ nào, hoặc bị loài quỷ mị xâm hại, hay tà ma quấy nhiễu, ác mộng quái lạ, hồn phách kinh sợ, nếu nghe kinh này thọ trì cúng dường hồn phách liền được yên ổn, không còn lo sợ.

Nếu có kẻ trai lành và người gái tín nào, hoặc có sĩ quan sắp bổ chấp chánh. Nếu gặp kinh này tín kính cúng dường thì vị quan ấy liền được mời sang địa vị cao cấp, được đại kiết tường.

Nếu có trai lành và người gái tín, thân bị tật bịnh triền miên, muốn cầu nhẹ nhàng, nên vào tịnh thất thắp hương cúng dường kinh này, thì tật bịnh ấy liền được lành hẳn.

Nếu có kẻ trai lành và người gái tín muốn được tấn đạt, ra đi may mắn, cầu tài vừa ý, buôn bán phát đạt. Nếu gặp kinh này, tin kính cúng dường liền được tiền tài giàu có, vào ra an lành. 

Nếu có kẻ trai lành và người gái tín nuôi tằm hư hao, lục súc chẳng yên, liền ở tịnh thất thắp hương cúng dường kinh này, ruộng tằm vừa ý, lục súc sum vầy, không còn tổn thất cũng chẳng tai chướng.

Nếu có người nữ suốt tháng mang thai, khó khăn nặng nề, nếu gặp kinh này tín kính cúng dường, mẹ con liền được phân giải nhẹ nhàng, ách nạn tiêu trừ, sanh con trai gái, thân hình đẹp đẽ, quả báo sống lâu.

Nếu kẻ trai lành và người gái tín biết được Bắc Đẩu Thất Tinh, rọi chiếu đời sống nhơn sinh của mình thì trong một đời, hễ có tai ách quan sự miệng tiếng đồn đãi, trăm điều quái lạ. Nếu gặp kinh này tín kính cúng dường thì không còn một việc gì mà phải phòng hại.

Lúc bấy giờ Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói lời ấy rồi, hết thảy thiện nam tín nữ cung kính tín thọ làm lễ mà trở về

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9236)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18173)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12157)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15602)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.