Chánh Định

31 Tháng Năm 201518:00(Xem: 3397)

                 CHÁNH ĐỊNH 
               Thích Viên Thành

Thấy rõ ràng khi tập trung tư tưởng
Chân lý bày lợi ích khắp nhân gian
Một tiến trình hướng đến quả niết bàn
Định chân chính khi thiền cùng minh triết

Định trường tồn giữ tâm vô phân biệt
Trí tuệ sanh niềm giải thoát hiển bày
Lợi cho mình và khắp cả đó đây
Định thành tựu khi thường hành vô niệm

Không thay đỗi với thân tâm thúc liễm
Thiền đạt thành trong liễu triệt chánh chân
Định lắng sâu khi tâm ý trong ngần
Niềm an lạc với tâm luôn giác ngộ

Định thường hằng chứ không do thi thố
Sẳn có từ trong pháp giới mười phương
Củ hay mới luôn vẫn mãi bình thường
Không tạo tác không công phu thiền định

Thường hiện hữu ngay bây giờ là chính
Nguồn sống kia hiện có mặt tại đây
Hằng thường mới vận chuyển phút giây nầy
Vào ra thở cho muôn loài nguồn sống

Định chánh chân tâm thường hằng trống rổng
Nước hồ thu phản chiếu trí tuệ sanh
Đấy cứu cánh của các bậc tu hành
Không vọng tưởng sẽ lần hồi vào định

An Lạc thất, những ngày tịnh dưỡng, (2015)
Thích Viên Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 2014(Xem: 11552)
Mỗi lần ôm bát đi trì bình khất thực tôi lại tưởng nhớ đến tôn giả Mahā Kassapa (Đại Ca Diếp) và tôn giả Subhūti (Tu-bồ-đề). Vị tôn giả “đệ nhất đầu-đà” Đại Ca Diếp chỉ đi bát ở nơi xóm nhà nghèo nàn để độ cho những người cùng cực đói khổ nhất. Vị tôn giả “đệ nhất chư thiên ái kính” Tu-bồ-đề thì chỉ đi bát nơi những gia đình trung lưu hoặc giàu có. Cả hai trường hợp có vẻ “không bình đẳng” này hẵng là phải có nhân duyên chứ?
19 Tháng Chín 2014(Xem: 12100)
Kinh Hiền Ngu thuộc bộ phận “Thí dụ” hoặc “Nhân duyên”, là một trong mười hai phần giáo của Kinh điển. Nội dung kinh này gồm những mẩu chuyện ghi chếp về tiền thân của đức Phật ở đời quá khứ có liên hệ với hiện tại, hoặc ở đời hiện tại có liên hệ với quá khứ, cũng là những chuyện được Phật hóa độ, Phật thụ ký, và những chuyện khuyến thiện trừng ác… Về kỹ thuật thuyết minh, chuyện dựa trên căn bản nhân duyên hoặc thí dụ, thiện nghiệp và ác nghiệp. Căn cứ vào những phần tướng của thiện và ác nên mới có hiền và ngu. Vì vậy nên tên kinh gọi là Hiền Ngu, nay gọi tắt là “Kinh Hiền”
10 Tháng Chín 2014(Xem: 10998)
07 Tháng Tám 2014(Xem: 12905)
Cứ mỗi độ thu về, chúng ta lại có dịp cử hành lễ Vu Lan báo hiếu. Báo hiếu là bổn phận thiêng liêng của tất cả mọi người. Đông cũng như Tây, xưa cũng như nay, những người con hiếu thảo không ai là không nghĩ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Đây là tuyển tập nhạc chủ đề Vu Lan và Mẹ…
03 Tháng Tám 2014(Xem: 8899)
1- Hỡi ôi! Khi biết chút ít về đạo hiếu Thì mẹ đã trăng tà khuất núi Ngọn lửa nhớ thương âm ỉ tháng năm dài Một trăm bài thơ về mẹ Chỉ là mấy giọt sương phơi Không thấm ướt cây cỏ cõi lòng con hoang mạc! Ôi! Đảnh lễ bụi đất nghìn trùng Ôi! Đảnh lễ Tu Di sơn nghĩa ân cao chót vót Ngôn và lời: Đốm mộng vẽ không hoa! Tạc tượng làm sao giữa cõi ta-bà
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 44234)
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 6596)
Ngày xưa Hán Cao Hoàng bên Tầu vì nước Hung Nô nhiều lần làm khổ biên cương, không tìm được một phương sách hiệu quả nào mới lấy con gái nhà dân làm công chúa gả cho vua Hung Nô. Người con gái đó là Chiêu Quân. Cách đó khoảng hai ngàn năm ở phương Nam, vua nước Việt là đức vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân vua Chiêm Thành...
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 9522)
Phóng cuồng ngâm: Từ trước đến nay, chữ “cuồng” này người ta thường hiểu là ngông, là cuồng, là điên. Đấy là hiểu theo nghĩa đen. Khá hơn chút nữa – đa phần bản dịch – đều nói cuồng là cuồng nhiệt, ý khí mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Lý Việt Dũng trong ‘Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục dịch giải’ - đã nói về cái cuồng theo nghĩa như thế này, đáng cho chúng ta suy gẫm: