Chánh Kiến

31 Tháng Năm 201500:16(Xem: 4139)

                CHÁNH KIẾN
              Thích Viên Thành

Đời hạnh phúc khi không còn phân biệt
Với lục căn không đắm nhiễm lục trần   (1)
Sống buông thư an lạc mãi trào dâng
Không dính mắc là cuộc đời giải thoát
 

Có chánh kiến trở thành người lưu loát
Hiểu và thương đúng tâm nguyện độ đời
Không từ bi hành thiện chỉ vui chơi
Thiếu hiểu biết sẽ mê lầm muôn kiếp

Phật ra đời đã truyền trao thông điệp  (2)
Đời “khổ” “không” “vô ngã” lẫn “vô thường”
Mãi đắm mê sẽ lắm nỗi nhiễu nhương
Đọa lạc suốt trong trần gian mộng ảo

Ngũ dục lạc (3) giết ta không gươm giáo
Chúng kéo lôi bao kẻ xuống ngục tù
Không quay đầu là khổ lụy thiên thu
Theo hơi thở để trở về chánh niệm

Quán chiếu tâm tự hành trì thúc liễm
Cho “cái ta” tu đến chỗ triệt tiêu
Bao nghiệp lực phải chuyển hóa thật nhiều
Thông Tứ Đế là điều ta tu tập

Bao hình tướng (4) dù dựng xây tấp nập
Cũng chỉ là những hư vọng mà thôi
Niệm tưởng khởi dù một chiếc “ghế ngồi” (5)
Vẫn có thể đưa ta vào đọa lạc

Trong vô minh không rỏ rành thiện ác
Lắm dại khờ khi nhận giặc làm con    (6)
Bao ái dục làm chí nguyện hao mòn
Nhiều chấp thủ nên phải đành khổ lụy

Danh với lợi được trần gian cổ súy
Nhưng người tu phải xa lánh, tịnh tâm
Sống an nhiên thanh thản hết mê lầm
Bình thế giới khi Tâm bình là đạo   (7)

Được làm người ở nhà hay dưỡng lão !
Khi biết tu đều an lạc như nhau
Nhìn thấu rồi buông xả đấy công đầu
Tỏ chánh kiến thông toàn Bát chánh đạo !!!

An Lạc thất, Nam Úc, những ngày tịnh dưỡng - 2015
Thích Viên Thành                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        

Ghi chú:

(1)   Lục căn: Sáu căn: Mắt, tai. mũi. lưỡi, thân, ý
Lục trần: Sáu trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp

(2)   Khi Phật vừa Đản sinh, Ngài đi trên bảy hoa sen, một tay đưa lên trời, một tay chỉ xuống đất, tuyên bố câu:
"Thiên thượng, thiên hạ
, duy ngã độc tôn” nghĩa là: trên trời, dưới trời, chỉ có “cái ta” là trên hết, quyết định tất cả. Cho nên “vô ngã” là niết bàn.

(3)   Ngũ dục: Tài, sắc, danh, thực, thùy (tiền tài, sắc dục, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ)

(4)   Trong kinh Kim Cang Phật có dạy: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” (phàm cái gì có hình tướng, đều là vô thường, giả tạm)

(5)   Trong “Từ Bi Thủy Sám Pháp”  có ghi sự tích của Ngài Ngộ Đạt Pháp Sư, dù nhiều đời tu hành chân chính, đã ngộ đạo, làm đến chức Quốc Sư, nhưng chỉ một “vọng niệm, kiêu mạn, ham thích” “chiếc ghế bằng trầm hương của Vua ban” khởi lên, liền bị quả báo, phải chịu đau nhức khổ sở vô cùng, bởi một “Mụt ghẻ mặt người”  hiện lên đòi mạng, nếu không có tu tạo công đức nhiều đời và lo sám hối thì khó mà thoát khỏi vòng oan trái.

(6)   Nhận ngoại cảnh, thân giả tạm, lục dục, thất tình những thứ luân hồi, sinh diệt nầy làm con, nên phải khổ, lụy suốt đời.

Lục dục ( 六欲 ) gồm: 
1. Sắc dục: ham muốn nhìn thấy sắc đẹp.                Ham
sắc dục khô xác hình
2. Thinh dục: ham muốn nghe âm thanh êm tai.       Muốn toàn những thứ âm
thinh rợn người
3. Hương dục: ham muốn ngữi mùi thơm dễ chịu.     Mùi
hương ham ngữi xức thoa
4. Vị dục: ham muốn món ăn ngon miệng.               Ăn ngon
vị uống miệng ta tội cùng
5. Xúc dục: ham muốn xác thân sung sướng.           Xác
thân ham muốn sướng sung
6. Pháp dục: ham muốn ý nghĩ được thỏa mãn
,       Ý thời thỏa mãn tận cùng đắm mê

Thất tình ( 七情: Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục. 
(mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn) 

Phật dạy: “Tâm bình, thế giới bình” và “Tâm bình thường thị đạo” bởi vì do ta chạy theo cảnh bên ngoài, nên luôn bị loạn động, khiến thế giới cũng loạn động theo, dẫn đến đôi khi đánh mất chính mình, nên Tâm bình thường là đạo vậy.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 2014(Xem: 11583)
Mỗi lần ôm bát đi trì bình khất thực tôi lại tưởng nhớ đến tôn giả Mahā Kassapa (Đại Ca Diếp) và tôn giả Subhūti (Tu-bồ-đề). Vị tôn giả “đệ nhất đầu-đà” Đại Ca Diếp chỉ đi bát ở nơi xóm nhà nghèo nàn để độ cho những người cùng cực đói khổ nhất. Vị tôn giả “đệ nhất chư thiên ái kính” Tu-bồ-đề thì chỉ đi bát nơi những gia đình trung lưu hoặc giàu có. Cả hai trường hợp có vẻ “không bình đẳng” này hẵng là phải có nhân duyên chứ?
19 Tháng Chín 2014(Xem: 12152)
Kinh Hiền Ngu thuộc bộ phận “Thí dụ” hoặc “Nhân duyên”, là một trong mười hai phần giáo của Kinh điển. Nội dung kinh này gồm những mẩu chuyện ghi chếp về tiền thân của đức Phật ở đời quá khứ có liên hệ với hiện tại, hoặc ở đời hiện tại có liên hệ với quá khứ, cũng là những chuyện được Phật hóa độ, Phật thụ ký, và những chuyện khuyến thiện trừng ác… Về kỹ thuật thuyết minh, chuyện dựa trên căn bản nhân duyên hoặc thí dụ, thiện nghiệp và ác nghiệp. Căn cứ vào những phần tướng của thiện và ác nên mới có hiền và ngu. Vì vậy nên tên kinh gọi là Hiền Ngu, nay gọi tắt là “Kinh Hiền”
10 Tháng Chín 2014(Xem: 11040)
07 Tháng Tám 2014(Xem: 12945)
Cứ mỗi độ thu về, chúng ta lại có dịp cử hành lễ Vu Lan báo hiếu. Báo hiếu là bổn phận thiêng liêng của tất cả mọi người. Đông cũng như Tây, xưa cũng như nay, những người con hiếu thảo không ai là không nghĩ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Đây là tuyển tập nhạc chủ đề Vu Lan và Mẹ…
03 Tháng Tám 2014(Xem: 8933)
1- Hỡi ôi! Khi biết chút ít về đạo hiếu Thì mẹ đã trăng tà khuất núi Ngọn lửa nhớ thương âm ỉ tháng năm dài Một trăm bài thơ về mẹ Chỉ là mấy giọt sương phơi Không thấm ướt cây cỏ cõi lòng con hoang mạc! Ôi! Đảnh lễ bụi đất nghìn trùng Ôi! Đảnh lễ Tu Di sơn nghĩa ân cao chót vót Ngôn và lời: Đốm mộng vẽ không hoa! Tạc tượng làm sao giữa cõi ta-bà
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 44255)
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 6612)
Ngày xưa Hán Cao Hoàng bên Tầu vì nước Hung Nô nhiều lần làm khổ biên cương, không tìm được một phương sách hiệu quả nào mới lấy con gái nhà dân làm công chúa gả cho vua Hung Nô. Người con gái đó là Chiêu Quân. Cách đó khoảng hai ngàn năm ở phương Nam, vua nước Việt là đức vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân vua Chiêm Thành...
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 9547)
Phóng cuồng ngâm: Từ trước đến nay, chữ “cuồng” này người ta thường hiểu là ngông, là cuồng, là điên. Đấy là hiểu theo nghĩa đen. Khá hơn chút nữa – đa phần bản dịch – đều nói cuồng là cuồng nhiệt, ý khí mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Lý Việt Dũng trong ‘Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục dịch giải’ - đã nói về cái cuồng theo nghĩa như thế này, đáng cho chúng ta suy gẫm: