Chương Bảy Bước Chân Thứ Bảy Lên Đường Thực Hiện Việc Trở Về Sự Im Lặng: Sự Chuyển Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trên Con Đường Hành Động Phật Giáo Của Trí Thức Tây Phương.

17 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 16017)
CHƯƠNG BẢY

 BƯỚC CHÂN THỨ BẢY LÊN ĐƯỜNG THỰC HIỆN
 VIỆC TRỞ VỀ SỰ IM LẶNG:

 SỰ CHUYỂN ĐỘNG TOÀN DIỆN CỦA TÂM THỨC
 TRÊN CON ĐƯỜNG HÀNH ĐỘNG PHẬT GIÁO CỦA
 TRÍ THỨC TÂY PHƯƠNG.

  I. Ảnh Hưởng Lớn Lao Của Sự Cặp Gỡ Lạ Thường Giữa Christmas Humphreys, Alan Watts Và D.T. Suzuki Đối Với Văn Hóa Tây Phương Hậu Bán Thế Kỷ XX.
 II. Con Đường Hành Động “Hành Vô Hành” Của Phật Giáo: “Niết Bàn Chính Là Con Đường Dẫn Đến Niết Bàn”

 I. ẢNH HƯỞNC LỚN LAO CỦA SỰ GẶP GỠ LẠ THƯỜNG GIỮA CHRISTMAS HUMPHREYS, ALAN WATTS VÀ D.T. SUZUKI ĐỐI VỚI VĂN HÓA TÂY PHƯƠNG HẬU BÁN THẾ KỶ XX

 Christmas Humphreys vừa mới chết cách đây mấy tháng (ngày 13-4-1983), sống trên mặt đất được 82 năm và đã cống hiến cả đời mình phụng sự cho Phật Giáo Thế Giới. Ông sinh năm 1901 tại Luân Đôn, xuất thân từ một gia đình gồm bao nhiêu thế hệ Iuật sư và chánh án thẩm phán nổi tiếng ở Anh quốc. Ông tốt nghiệp đại học Cambridge và trở thành một trong những luật gia quan trọng của Anh quốc (cố vấn Hoàng Hậu, Queen's Counseler, và quan tòa thượng thặng cho đến lúc hưu trí năm 1976). Đã say mê nghiên cứu Đạo Phật từ lúc còn trẻ; năm 23 tuổi (1924), ông thành lập Hội Phật Giáo Anh quốc tại Luân Đôn (The Buddhist Sotiety), cho đến nay được coi là tổ chức Phật Giáo lâu đời nhứt và to lớn nhứt ở Tây phương. Năm 1945, ông đã đưa ra “Mười hai Nguyên Lý của Phật Giáo” (Twelve Principles of Buddhism) và được dịch ra 14 thứ tiếng và đang chấp nhận như căn bản đại đồng thống nhất cho Phật Ciáo Thế Giới. Năm 1962, ông được bầu là Phó Chủ Tịcn của Hội Phật Giáo Tây Tạng (The Tibet Society) và Liên Phó Chủ Tịch của Hội Phật Giáo Ấn Độ, Pakistan và Tích Lan. Ông đã từng xuất bản nhiều sách về Phật Giáo, về Thiền Tông, và nhiều vấn đề liên quan tới Đạo Phật. Vai trò của Christmas Humphreys đối với việc truyền bá hoằng dương Giáo Lý Đạo Phật tại Tây phương từ trên nửa thế kỷ nay quả thật là lớn lao, theo điệu ảnh hưởng dây chuyền. Có thể nói theo điệu “trùng trùng duyên khởi” ở mức độ thấp nhứt của tục đế, nếu không có Christmas Humphreys thì những quyền sách của D.T. Suzukl đã không được xuất bản sau đại chiến thứ hai ở Tây phương và đã không tác động kinh hồn đến toàn diện văn hóa Tây phương ở thế kỷ XX, nhứt là từ thập niên 50-60 cho đến nay. Và nếu không có Christmas Humphreys cũng không có Alan Watts, và chúng ta cũng biết rằng Alan Watts đã tác động ảnh hưởng đến giới văn nghệ, trí thức, sinh viên, tuổi trẻ Tây phương như thế nào.

 Trong tập hồi ký tự truyện In My Own Way, Alan Watts đã nhắc lại Christmas Humphreys với tất cả lòng kính thương và lòng tri ơn sâu rộng, và chính Christmas Humphreys đã đưa Alan Watts vào thế giới Phật Giáo và được Alan Watts coi như “bậc thầy quan trọng nhứt sau Francis Croshaw” (“Christmas Humphreys who, after Francis, was to become my second most important teacher”) (trang 84), theo Alan Watts thì “Christmas Humphreys đã đem đến cho tôi một nền giáo dục mà không có tiền bạc nào có thể mua được và lòng biết ơn sâu xa của tôi thì quả là vô lượng” (trangs 88). Về ảnh hưởng của D.T. Suzuki và Alan Watts đối với văn hóa học thuật Tây phương ở hạ bán thế kỷ XX này, tôi sẽ có dịp đề cập vào dịp thuận lợi khác; bây giờ tôi chỉ xin nói qua sự gặp gỡ giữa D.T. Suzuki và Christmas Humphreys, vì chính sự gặp gỡ này là một biến cố quan trọng quyết định sự quảng bá sâu rộng tư tưởng Thiền Tông của D.T. Suzuki ở khắp thế giới hiện nay. Từ năm 1940, vài sách của Suzuki đã được bán hết ở Anh quốc, và tất cả số sách còn lại ở Nhật Bản đã bị cháy sạch trong thời chiến tranh ở Đông Kinh năm 1945. Năm 1946, Christmas Humphreys có mặt trong phái đoàn luật gia Đồng minh tham dự Tòa án Chiến Tranh tại Nhật Bản; lúc chiến tranh vừa chấm dứt, và ông đã tìm mọi cách để viếng thăm lui tới thường trực với D.T. Suzuki ở Kyoto, lúc đó D. T. Suzuki sống ẩn dật và tiếp tục viết và dịch bao nhiêu sách vở Phật học; Christmas Humphreys đã tìm mọi cách đem hết những tác phẩm quan trọng của Suzuki đưa về Anh quốc, và vận động hết mọi cách để xuất bản những tác phẩm của Suzuki. Nhờ thế mà tác phẩm của Suzuki được phổ biến lan rộng khắp thế giới và được dịch ra nhiều thứ tiếng và đã ảnh hưởng mạnh mẽ ở khắp toàn cầu. Chỉ nội một công đức ấy thôi thì chúng ta cũng đáng ghi ơn cử chỉ hành động hoằng pháp của Christmas Humphreys, đó là chưa nói biết bao nhiêu công lớn của Humphreys trong mọi lãnh vực liên hệ đến sự truyền bá Phật Giáo ở Tây phương (xin đọc Sixty years of Buddhism In England. 1907-1967 của Christmas Humphreys) Christmas Humphreys đã viết rất nhiều sách về Phật Giáo, nhưng theo tôi, quyển sách cô đọng và tiêu biểu nhứt của ông ta “The Buddhist Way of Action” (Con Đường Hành Động Phật Giáo), quyển sách này 200 trang đưa ra một triết lý hữu hiệu thực tiễn cho đời sống hằng ngày, theo tiểu đề quyển sách: “A Working philosophy for Daily Life”, áp dụng những nguyên lý căn bản Phật Giáo vào đời sống thực tiễn ở xã hội Tây phương hiện nay.
 

 II. CON ĐƯỜNG HÀNH ĐỘNG “HÀNH VÔ HÀNH” CỦA PHẬT GIÁO: "NIẾT BÀN CHÍNH LÀ CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN NIẾT BÀN”.

 Quyển sách của Christmas Humphreys đề cập mọi khía cạnh liên hệ đến hành động từ lãnh địa hành động cho đến chủ động tác nhân, hành động sai lầm, hành động và không hành động tác động và phản động tác động và hỗ tương tác động bát chính đạo, sự phát triển tâm thức, từ trí thức đến trực giác, hành động trực tiếp và chương cuối cùng dẫn đến Vô Hành (Non-Action). Phạm vi của chương này không cho phép chúng tôi phân tích kỹ lưỡng về nội dung của quyển sách linh động này. Chúng tôi chỉ muốn nêu tên sách ra đây để cho những Phật tử trí thức Việt Nam nào muốn có cái nhìn thực tế, giản đị, cụ thể và không trừu tượng về Con Đường Hành Động Phật Giáo thì có thể tìm đọc để suy nghĩ.

 Thực ra Christmas Humphreys cũng chẳng có gì hoàn toàn mới lạ để nói về con đường hành động Phật Giáo này, nhưng qua kinh nghiệm trọn đời của ông trong phạm vi hoạt động tích cực cho Phật Giáo thế giới và qua tinh thần uyển chuyển duy nghiệm thực tế của ông chúng ta có thể học được nhiều khía cạnh tế nhị bất ngờ trong việc chuyển hóa phương tiện hành động của ta trên đường phụng sự Đạo Pháp. Với lối diễn đạt vô cùng cởi mở và khiêm tốn bình dị, ông nhắc nhở cho chúng ta nhớ lại chân lý bất diệt của Phật Giáo mà nhiều khi chúng ta đã từng quá quen biết và vì thế đã quên thể hiện cụ thể trong hành vi hoạt động của ta trong đời sống. Chẳng hạn tôi chỉ trích dẫn hai câu thôi, rút ra từ quyển the Buddhist Way of Action, hai câu thôi, cũng đủ cho chúng ta thấy được ngôn ngữ sâu kín bình dị của Christmas Humphreys, và đồng thời cũng nói lên tinh thần Phật Giáo của một Phật tử Tây phương mà cả đời đã sống và hành động trong không khí Đạo Pháp:

 “Khi mình làm điều gì tốt thì điều ấy trở về lại với mình, vì khi mình nghĩ thế nào thì mình trở nên thế ấy và ta là những gì ta đã làm cho chính ta, bằng những hành động “tốt” hay “xấu” (then the good we do comes back to us, for as we think so we become, and we are what we have made ourselves, by action “good” or “bad" (tr. 77); “tất cả những gì ta làm đều tác động đến tất cả mọi kẻ khác và thực ra cả toàn diện vũ trụ, và những hành vi tốt và những hành vi xấu của ta đều có ảnh hưởng đến ngay cả một sinh vật nhỏ nhoi nhứt trên đời” (all that we do affects all others, and indeed the whole universe, and our good deeds and evil deeds have influence on the smallest thing that lives” (trang 77).

 Nếu những nhà hành động chính trị sống trọn vẹn với những câu đơn sơ trên thì sự đau khổ của trần gian này sẽ giảm bớt đi rất nhiều. Những câu ấy rất dễ hiểu và bình thường, nhưng những ý nghĩ trên của Christmas Humphreys đã được nuôi dưỡng lâu năm trong không khí tâm linh toàn diện viên dung của “sự sự vô ngại pháp giới”. Có một câu khác của Christmas
 Humphreys mà tôi cho là tuyệt vời: “Thực thế, tư tưởng phật Giáo căn bản chủ trương rằng Niết Bàn chỉ là một và không khác nhau, đó chỉ là hai khía cạnh của một Thực tại nhưng đó thực ra chỉ là một chân lý nằm trên bình diện Giác Ngộ. Nhưng khi chưa Giác Ngộ thì cũng có lý mà nói rằng tất cả những gì ta có thể biết được nhiều nhất về Niết Bàn chính là Con Đường đưa dẫn đến đó, và vì thế điều khôn ngoan là hãy bước lên con đường ấy. Chúng ta hãy tiếp tục bước tới” (“Meanwhile, it is right to say that the most we can know of Nirvana is the way to it, and it is therefore wisdom to tread that way. Let us walk on” (trang 23)).

 Đó là bài học lớn nhất mà Christmas Humphreys đã dạy cho chúng ta: chúng ta chưa giác ngộ và chúng ta chưa biết giác ngộ là gì, nhưng chúng ta đã học biết được Con Đường đưa đến Giác Ngộ mà Đức Phật đã để lại cho chúng ta. Chúng ta chỉ cần cất bước lên đường và tiếp tục bước tới mãi. Let us walk on!

 Và cả sự nghiệp hoằng pháp của Christmas Humphreys đã thể hiện toàn câu nói trên; tám mươi hai năm trên đời là con đường kiên trì liên tục hướng thẳng vào một ngôi sao độc nhất của đời người. Sự GIÁC NGỘ. Chỉ nội ý chí kiên cường kiên trì ấy của Christmas Humphreys cũng đáng cho chúng ta cúi đầu kính cảm. Đang lúc tôi viết những dòng chữ cuối nơi đây, tôi có cảm tưởng đang nghe bước chân của Christmas Humphreys đang bước đi vui sướng thong dong trên một cõi vô hình khác đưa dẫn tới Niết Bàn. Let us walk on!...

 Los Angeles, 8-11-1983
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2016(Xem: 13293)
Theo giáo lý Tịnh Độ Phật A Di Đà là vị Phật ánh sáng luôn soi chiếu thông suốt mọi cảnh giới, tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh. Đại thừa triển khai chân lý Phật dạy với quan niệm Thế giới quan và Phật đà quan hoàn toàn không bị đóng khung trong quan niệm của Phật giáo Nguyên thủy. Niềm tin trọn vẹn về một bậc thầy giác ngộ viên mãn, đầy đủ oai lực từ bi và trí tuệ. Năng lực của Phật có từ trường rất mạnh đối với tâm thức người quán niệm. Người tu Tịnh Độ, cũng có niềm tin rằng bên ngoài có Phật A Di Đà, bên trong tâm mình có tánh Phật A Di Đà. Khi chưa giác ngộ thì còn bị phiền não che lấp tánh Di Đà, nay niệm Phật là phương tiện tuyệt vời để khôi phục tâm tánh ấy.
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16964)
Tịnh Độ hay Quốc Độ của Chư Phật là từ dùng để chỉ Thế Giới đẹp đẽ, thanh tịnh, tôn nghiêm, là nơi các Đức Phật cùng hàng Thánh Giả và các Tín Chúng cư ngụ. Từ này khá xa lạ đối với nhiều tín đồ theo truyền thống Phật giáo Nam Truyền Theravāda. Theo quan niệm thông thường của truyền thống Theravāda thì ngoài những Đức Phật quá khứ đã nhập diệt và những Đức Phật tương lai chưa ra đời, thì trong thời điểm hiện tại không tồn tại một Đức Phật nào khác.
30 Tháng Mười 2015(Xem: 14787)
"A-di-đà kinh khắc trên đá ở Tương dương là do Trần Nhân Lăng đời Tùy viết, nét chữ thanh đẹp nên nhiều người hâm mộ. Đoạn từ câu 'nhất tâm bất loạn' trở xuống có thêm: Chuyên trì danh hiệu, dĩ xưng danh, cố chư tội tiêu diệt, tức thị đa thiện căn phước đức nhân duyên. Truyền bản ngày nay đã thoát mất hai mốt chữ này"
19 Tháng Mười 2015(Xem: 19274)
Trong thời gian qua, trên trang mạng Thư Viện Hoa Sen đã xảy ra nhiều tranh luận khá gay gắt về vấn đề đức Phật A-di-đà, nay thầy Phước Nguyên gửi cho ban biên tập cuốn tiểu luận nghiên cứu từ Tạng Kinh Sanskrit và Tây Tạng để phổ biến đến quý độc giả quan tâm.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 10827)
Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh độ qua các kinh nói về Phật Di Đà (Amitābhasutra và Sukhavativyūhasutra) từ Hán tạng, vốn được phiên dịch từ kinh điển Sanskrit. Ở đó, cõi Tịnh độ hay Cực lạc (Phạn ngữ Sukhavatì) được mô tả là cảnh giới tuyệt vời với tất cả những sự thù thắng, trang nghiêm.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 29345)
Hiện tại pháp môn niệm Phật đang rất phổ biến tại Việt Nam cũng như Trung Quốc và Đài Loan. Thượng tọa cũng đã giải thích, để được về Tây phương thì phải loại trừ tham, sân, si, còn đối với một người xuất gia muốn đạt được đến sự giải thoát chắc chắn phải tu tập giới-định-tuệ. Kinh A-di-đà có nói đến cảnh giới Tây phương cực lạc. Con muốn hỏi: Đức Phật A-di-đà có hay không, và khi niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà thì có được sanh về thế giới Tây phương hay không?
23 Tháng Chín 2015(Xem: 11934)
Đại sư Ấn Quang nói: “Kẻ câu nệ vào Tích môn thì bảo: “Trong tất cả pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo nhìn sẽ nói: “Trong tất cả pháp, pháp pháp đều viên thông”. Như bốn cửa thành, gần cửa nào thời vào cửa ấy. Cửa tuy khác nhau, nhưng đều đưa vào một thành chẳng khác.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 9369)
Đại sư Ấn Quang nói: “Kẻ câu nệ vào Tích môn thì bảo: “Trong tất cả pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo nhìn sẽ nói: “Trong tất cả pháp, pháp pháp đều viên thông”. Như bốn cửa thành, gần cửa nào thời vào cửa ấy. Cửa tuy khác nhau, nhưng đều đưa vào một thành chẳng khác.
27 Tháng Sáu 2015(Xem: 8615)
Bốn mươi sáu đại nguyện của Đức Phật A-di-đà là một bản đồ tu tập lý tưởng cho những ai đã phát Bồ-đề Tâm song song với bản nguyện muốn kiến lập tịnh độ ngay trong thế giới Ta-bà; đó cũng chính là tông dụng của Kinh Duy Ma Cật: “Tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sinh”.
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 10865)
Khi thảo luận về nhu cầu tinh thần của người sắp chết dưới cái nhìn Phật giáo, trước hết chúng ta cần phải xem xét một số điểm quan trọng, thí dụ như: