Kết Luận

17 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 15918)
KẾT LUẬN

I. Kiên Nhẫn Trổ Bông Trên Tuyệt Đỉnh Hy Mã Lạp Sơn
II. Nhắn Gữi Những Thế Hệ Thanh Niên Việt Nam Từ Khoảng 15 tuổi đến 18 tuổi.
 

 I. KIÊN NHẪN TRỔ BÔNG TRÊN TUYỆT ĐỈNH HY MÃ LẠP SƠN

Đứng về mặt địa lý bí mật và vô hình, Tây Tạng chính là Việt Nam ở phương Bắc của tâm thức, và Việt Nam thực ra là Tây Tạng ở phương Nam của tâm linh. Tất cả sức mạnh tâm thức của Phật Giáo đã được tập trung trọn vẹn trên tuyệt đảnh Hy Mã Lạp Sơn, giống như hình ảnh dữ dội lạnh lùng của con ó trời bay vút trên tận tuyệt mù thượng thượng tất cả chiều sâu thăm thẳm không đáy của Phật Giáo đã lắng đọng lại u trầm trong những kẽ đá của vùng núi cấm Thất Sơn Việt Nam, Hố Thẳm của Tính Mệnh Nhân Loại, giống như hình ảnh hừng hực lửa bốc của con rắn thiêng cuộn tròn trên cổ ó, xoáy tròn trong nhữrgg xoáy tròn vô biên Thế Mệnh.

Cách đây gần 1.000 năm, khi sức mạnh tâm thức của Phật Giáo mới bắt đầu phát triển chậm rãi ở miền Hy Mã Lạp Sơn thì tất cả tính thể và thể tính của Phật Giáo đã được tập trung trọn vẹn và sâu thẳm nhất ở tận cuối phương Nam Á Đông, từ Việt Nam cho đến Nam Dương. Ngay đến tổ sư nối tiếng của Phật Giáo Ấn Độ, Atisa ở thế kỷ X và XI, người đã được thỉnh cầu sang Tây Tạng để dạy đạo Phật, chính Atisa cũng đã gian khổ vượt biển để đi về miền cực Nam của Á Đông để học đạo; trước khi sang Tây Tạng để truyền bá giáo lý đức Phật, Atisa đã thọ giáo với môt sư phụ ở tận miền Nam Á Đông mà chu vi địa lý được thu gọn từ Việt Nam đến Nam Dương. Hiện nay, còn những bí ẩn siêu việt nào vẫn còn trên tuyệt đảnh Thất Sơn ở Việt Nam ?

Chỉ đủ sức mạnh tâm linh để nhìn thấy những bí ẩn siêu việt của Hy Mã Lạp Sơn, khi nào mình có đủ đầy kiên nhẫn để đi theo con đường của tổ sư Padmasambhava, người đầu tiên đã phát huy tinh túy của Phật Giáo vào miền núi Tây Tạng (Padmasambhava và Atisa là hai vị tổ sư có ảnh hưởng lớn nhất đối với truyền thống Phật Giáo Mật tông Tây Tạng). Theo truyền thống Tây Tạng thì Padmasambhava sốg vào thế kỷ thứ VII và vẫn đang còn sống. Tin hay không tin, điều ấy chỉ quan trọng đối với người đọc. Còn đối với riêng tôi thì Padmasambhava vẫn đang còn sống và đang đứng ngó tôi, lúc tôi đang viết những dòng chữ này. Mấy ngón tay tôi đang run rẩy. Những lời dạy của đạo sư Padmasambhava đã vụt bừng sống dậy trog tôi ngày hôm nay, một buổi sớm tinh mơ đầu xuân con Rắn. Cả một rừng bông kiên nhẫn đang trổ bông sáng rực trên tuyệt đảnh Hy Mã Lạp Sơn của tâm thức và Thất Sơn của linh thức.

Padmasambhava đã dạy tôi những gì ?

- Bài học thứ nhất:
Đọc rất nhiều sách về đủ loại tôn giáo triết học, lắng nghe nhiều triết gia và đạo sư. Lao mình thể nghiệm bản thân qua nhiều phương pháp tu hành.

- Bài học thứ hai:
Chọn lựa một giáo lý duy nhất trong những giáo lý mà mình đã tìm học, rồi bỏ hết những giáo lý khác, như con ó chỉ vồ chụp mang đi một con cừu duy nhất trong cả bầy cừu.

- Bài học thứ ba:
Sống, ăn ở đời một cách khiêm tốn, tầm thường, nhỏ thấp, cung cách cử chỉ lặng lẽ từ tốn nhún nhường, không tìm cách làm cho người ta để ý đến mình và không tìm cách tỏ ra rằng mình là quan trọng đối với con mắt thế gian, nhưng đằng sau bề ngoài tầm thường đó thì hãy để tâm thức mình bay vút vượt lên trên tất cả quyền lực và danh vọng thế gian.

- Bài học thứ tư:
Dửng dưng bình thản lảnh đạm với tất cả. Ăn ở như con chó hay con heo mỗi lúc được có gì thì ăn nấy. Không thiên vị đối với những gì mình gặp trong đời sống. Không cố gắng thu đạt chiếm hữu hay tránh né bất cứ điều gì. Chấp nhận tất cả những gì xảy đến đời mình với sự dửng dưng bình thản. mặc kệ giàu hay nghèo, mặc kệ khen hay chê, không thị phi phân biệt cái này với cái kia, như đức hạnh và đồi bại, vinh quang và nhục nhã, tốt và xấu. Không đau đớn khổ sở và cũng không ân hận những gì đã qua, và cũng không sung sướng hớn hở và không hãnh diện về những gì mình đã thực hiện thành tựu.

- Bài học thứ năm:
Ngó nhìn những quan điểm xung đột và những phát hiện sinh hoạt đa dạng của chúng sinh với lòng bình thản khinh an và tâm thức siêu thoát. Phải hiểu rằng đời là thế và là thể điệu tác động không thể tránh được của mỗi một sinh thể. Và như thế hãy luôn tỉnh lặng thanh thản trầm lặng. Ngó nhìn nhẹ nhàng xuống cuộc đời như một người đứng trên tột đảnh núi cao nhất, nhìn ngó xuống những thung lũng và những ngọn núi nhỏ trải ra dưới chân mình.

- Bài học thứ sáu:
Vô học và bất khả ngôn thuyết (nhảy vào Hố Thẳm của Không Tánh).

II. NHẮN GỬI NHỮNG THẾ HỆ THANH NIÊN VIỆT NAM TỪ KHOẢNG 15 TUỔI ĐẾN 18 TUỔI

Tất cả tinh túy của Phật Giáo đã được tập trung cực độ trong những lời dạy trên của Padmasambhava như tiếng sấm nổ chặt đứt trái đất. Cách đây trên 30 năm, khi hãy còn là cậu con trai khoảng 17 hay 18 tuổi, tình cờ tôi đã được đọc những lời trên của Padmasambhava do bà đạo sĩ Mật tông người Pháp sống tới 100 tuổi, tên là Alexandra David-Neel trích dẫn lại trong một quyển sách của bà về Tây Tạng. Cách đây 30 năm, tiếng sấm sét nào đó đã chẻ hai cuộc đời tôi, và từ đó cuộc đời của tôi đã thay đổi hoàn toàn và đã đi hoang vu tít mù vào hướg khác. Sau 30 năm, bây giờ lắng nghe lại những lời trên của tổ sư Padmasambhavag tôi được nhìn ngó ra trùng trùng vô tận rừng bông nở bừng trắng xóa trên tuyệt đỉnh Thất Sơn và tột đảnh Hy Mã Lạp Sơn.

Tôì mơ mộng rằng đâu đó sẽ có được một số thanh niên Việt Nam (từ 15 hay 18 tuổi hay khoảng lứa tuổi đó; thời gian từ 15 tuổi đến 18 tuổi là những năm bí mật kỳ lạ mà tất cả những mộng tưởng và hoài vọng đều có thể xô đẩy chuyển động trọn cả cuộc đời người này đi về một phương trời nhứt định nào đó) tình cờ đọc được những lời dạy đạo trên của Padmasambhava và trọn tâm thức sẽ được chuyển động thay đổi toàn diện và sẽ có đủ sức mạnh tâm linh để nhìn ngó xuống cuộc đời, bình thản và trầm lặng, như một kẻ nào đó đã một lần đứng lặng lẽ trên tột đảnh cao vút kia nhẹ nhàng trong sáng như mây trắng đập trên đầu nhân loại.
 

California, những ngày đầu năm 1989.
Bắt đầu viết từ ngày 8 tháng 8 năm 1983 tại Los Angeles, California, Hoa Kỳ và duyệt xong lộ trình tâm thức đã đi qua trên 10 năm trong quyển sách này vào ngày 14 tháng 7 năm 1994 tại trường sở của Viện Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới ở thành phố Monterey Park, Califomía, Hoa Kỳ.

Phạm Công Thiện
Los Angeles và Monterey Park
ngày 14 thăng 7 năm 1994.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2016(Xem: 13289)
Theo giáo lý Tịnh Độ Phật A Di Đà là vị Phật ánh sáng luôn soi chiếu thông suốt mọi cảnh giới, tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh. Đại thừa triển khai chân lý Phật dạy với quan niệm Thế giới quan và Phật đà quan hoàn toàn không bị đóng khung trong quan niệm của Phật giáo Nguyên thủy. Niềm tin trọn vẹn về một bậc thầy giác ngộ viên mãn, đầy đủ oai lực từ bi và trí tuệ. Năng lực của Phật có từ trường rất mạnh đối với tâm thức người quán niệm. Người tu Tịnh Độ, cũng có niềm tin rằng bên ngoài có Phật A Di Đà, bên trong tâm mình có tánh Phật A Di Đà. Khi chưa giác ngộ thì còn bị phiền não che lấp tánh Di Đà, nay niệm Phật là phương tiện tuyệt vời để khôi phục tâm tánh ấy.
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16962)
Tịnh Độ hay Quốc Độ của Chư Phật là từ dùng để chỉ Thế Giới đẹp đẽ, thanh tịnh, tôn nghiêm, là nơi các Đức Phật cùng hàng Thánh Giả và các Tín Chúng cư ngụ. Từ này khá xa lạ đối với nhiều tín đồ theo truyền thống Phật giáo Nam Truyền Theravāda. Theo quan niệm thông thường của truyền thống Theravāda thì ngoài những Đức Phật quá khứ đã nhập diệt và những Đức Phật tương lai chưa ra đời, thì trong thời điểm hiện tại không tồn tại một Đức Phật nào khác.
30 Tháng Mười 2015(Xem: 14784)
"A-di-đà kinh khắc trên đá ở Tương dương là do Trần Nhân Lăng đời Tùy viết, nét chữ thanh đẹp nên nhiều người hâm mộ. Đoạn từ câu 'nhất tâm bất loạn' trở xuống có thêm: Chuyên trì danh hiệu, dĩ xưng danh, cố chư tội tiêu diệt, tức thị đa thiện căn phước đức nhân duyên. Truyền bản ngày nay đã thoát mất hai mốt chữ này"
19 Tháng Mười 2015(Xem: 19272)
Trong thời gian qua, trên trang mạng Thư Viện Hoa Sen đã xảy ra nhiều tranh luận khá gay gắt về vấn đề đức Phật A-di-đà, nay thầy Phước Nguyên gửi cho ban biên tập cuốn tiểu luận nghiên cứu từ Tạng Kinh Sanskrit và Tây Tạng để phổ biến đến quý độc giả quan tâm.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 10823)
Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh độ qua các kinh nói về Phật Di Đà (Amitābhasutra và Sukhavativyūhasutra) từ Hán tạng, vốn được phiên dịch từ kinh điển Sanskrit. Ở đó, cõi Tịnh độ hay Cực lạc (Phạn ngữ Sukhavatì) được mô tả là cảnh giới tuyệt vời với tất cả những sự thù thắng, trang nghiêm.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 29341)
Hiện tại pháp môn niệm Phật đang rất phổ biến tại Việt Nam cũng như Trung Quốc và Đài Loan. Thượng tọa cũng đã giải thích, để được về Tây phương thì phải loại trừ tham, sân, si, còn đối với một người xuất gia muốn đạt được đến sự giải thoát chắc chắn phải tu tập giới-định-tuệ. Kinh A-di-đà có nói đến cảnh giới Tây phương cực lạc. Con muốn hỏi: Đức Phật A-di-đà có hay không, và khi niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà thì có được sanh về thế giới Tây phương hay không?
23 Tháng Chín 2015(Xem: 11931)
Đại sư Ấn Quang nói: “Kẻ câu nệ vào Tích môn thì bảo: “Trong tất cả pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo nhìn sẽ nói: “Trong tất cả pháp, pháp pháp đều viên thông”. Như bốn cửa thành, gần cửa nào thời vào cửa ấy. Cửa tuy khác nhau, nhưng đều đưa vào một thành chẳng khác.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 9365)
Đại sư Ấn Quang nói: “Kẻ câu nệ vào Tích môn thì bảo: “Trong tất cả pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo nhìn sẽ nói: “Trong tất cả pháp, pháp pháp đều viên thông”. Như bốn cửa thành, gần cửa nào thời vào cửa ấy. Cửa tuy khác nhau, nhưng đều đưa vào một thành chẳng khác.
27 Tháng Sáu 2015(Xem: 8612)
Bốn mươi sáu đại nguyện của Đức Phật A-di-đà là một bản đồ tu tập lý tưởng cho những ai đã phát Bồ-đề Tâm song song với bản nguyện muốn kiến lập tịnh độ ngay trong thế giới Ta-bà; đó cũng chính là tông dụng của Kinh Duy Ma Cật: “Tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sinh”.
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 10865)
Khi thảo luận về nhu cầu tinh thần của người sắp chết dưới cái nhìn Phật giáo, trước hết chúng ta cần phải xem xét một số điểm quan trọng, thí dụ như: