Tỏ Ngộ

25 Tháng Mười Một 201414:50(Xem: 6286)
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt

Tỏ Ngộ

 

Có một thiền sinh đến hỏi Thiền sư Sùng Sơn :

–Tỏ ngộ là gì?

Sư đáp:

–Tỏ ngộ chỉ là một tên. Nếu bạn tạo ra "tỏ ngộ", sau đó tỏ ngộ tồn tại. Nhưng nếu tỏ ngộ tồn tại, thì vô minh cũng tồn tại. Và như thế đã tạo ra một thế giới đối lập. Tốt và xấu, đúng và sai, ngộ và mê, tất cả đều là đối lập. Tất cả chỉ là suy nghĩ đối lập của riêng bạn. Nhưng chân lý thì tuyệt đối có trước bất kỳ mọi suy nghĩ hoặc đối lập xuất hiện. Vì vậy, nếu bạn tạo ra một cái gì đó, bạn sẽ nhận được nó và nó trở thành một chướng ngại. Nhưng nếu bạn không tạo tác bất cứ điều gì, bạn sẽ nhận được tất cả mọi thứ. Được chứ?

Thiền sinh tiếp tục hỏi:

–Nhưng thưa thầy, tỏ ngộ thực sự chỉ là một cái tên ư? Như vậy không có một Thiền sư nào có thể đạt được trải nghiệm của sự tỏ ngộ trước khi trở thành Thiền sư sao?

–Tâm Kinh nói rằng “Không đạt được, vì không có gì để đạt được”. Nếu tỏ ngộ có chứng, có đắc, nó không phải là chân giác ngộ. Muốn tỏ ngộ đã là một sai lầm lớn.

–Nhưng sao có nhiều người đã tỏ ngộ ?

Sư cười và nói:

–Bạn có hiểu ý nghĩa "không đạt được" chăng?

–Dạ không.

–Không đạt được tức là thấu rõ sự thật. Vì vậy, tôi đã nói với bạn về Tâm Kinh: “Không đạt được, vì không có đối tượng để đạt được”.  Bạn phải đạt được cái "Không đạt".

Thiền sinh vò đầu. –"Con nghĩ rằng con hiểu…".

–Bạn hiểu ư? Vậy, tôi hỏi bạn đạt được cái gì? Có cái gì để đạt được ?

Nam thiền sinh trả lời:

–Tánh Không.

Đại Thiền sư hỏi:

–Tánh Không ư? Nhưng thực sự trong Tánh Không, không có tên và không có hình thức. Vì vậy, lấy cái gì đạt được? Ngay cả bạn mở miệng để giải thích nó, bạn đã sai lầm. Nếu bạn nói, "Tôi đã đạt được chân không”, tức là bạn đã sai rồi.

Thiền sinh nói:

–Hưm! Con đang bắt đầu hiểu. Ít nhất con nghĩ rằng con đang hiện hữu.

–Vũ trụ luôn luôn là chân không, phải không? Bây giờ bạn đang sống trong một giấc mơ. Hãy tỉnh thức! Sau đó, bạn sẽ sớm hiểu được.

Thiền sinh hỏi:

–Làm thế nào con có thể tỉnh thức ?

–Tôi đánh bạn (tiếng cười từ khán giả). Rất dễ dàng, phải không?

Thiền sinh im lặng một lúc, trong khi Sư nhìn anh ta chăm chú. Sư nói: "Tôi vẫn chưa nhận được nó. Bạn có thể  giải thích thêm một chút không?

–Dạ được. Thầy có thể nhìn thấy đôi mắt của thầy không?

Sư đáp: –Vâng tôi có thể.

Thiền sinh nói:

–Bằng cách thầy nhìn vào tấm gương chứ gì!

Sư đáp: –Nếu nói vậy thì đó không phải đôi mắt của bạn, mà chỉ là sự phản ánh của đôi mắt bạn. Vì vậy, đôi mắt bạn không thể nhìn thấy đôi mắt của bạn. Nếu bạn cố gắng để nhìn thấy đôi mắt của bạn, điều đó đã là một sai lầm lớn. Nói về sự tỏ ngộ cũng như thế. Nó giống như đôi mắt của bạn cố gắng để nhìn thấy chính đôi mắt của bạn.

 

–Nhưng câu hỏi của con là, khi thầy còn là một nhà sư trẻ, tất nhiên thầy đã có trải nghiệm thực tế của sự tỏ ngộ. Vậy sự trải nghiệm này là gì?

–Tôi đánh bạn! Ha ha ha!

Thiền sinh im lặng .

 

–Được rồi, thêm một thử nghiệm nữa. Giả sử trước mặt chúng ta có một ít mật ong, một ít đường, và một quả chuối. Tất cả chúng đều ngọt. Bạn có thể giải thích sự khác biệt giữa vị ngọt của mật ong, vị ngọt của đường và vị ngọt của chuối không? "

–Hừm ...... !

–Nhưng mỗi thứ có vị ngọt khác nhau, phải không ? Làm thế nào bạn có thể giải thích nó cho tôi ?

Thiền sinh tỏ ra bất ngờ, thậm chí lúng túng hơn:

–Con không biết ....

Thiền sư tiếp tục: –Vâng, bạn có thể mở miệng nói với tôi: Đây là mật ong, đây là đường và đây là chuối! Ha ha ha! Vì vậy, nếu bạn muốn hiểu tỏ ngộ tức là đã tạo ra một cái gì đó rồi. Đừng tạo ra bất cứ điều gì. Từng khoảnh khắc, chỉ cần làm điều đó. Đó đã là tỏ ngộ. Vì vậy, việc đầu tiên, bạn phải thấu rõ con người thật của bạn. Để thấu rõ con người thật của bạn, bạn phải hiểu ý nghĩa của cái đánh mà tôi đánh bạn. Tôi đã đặt sự tỏ ngộ vào tâm của bạn rồi. Ha ha ha!

 

(Tiếng cười rộ từ khán giả )
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 11755)
Tất cả quý Phật tử học Phật pháp lâu rồi nhưng có thấy được chân giáo pháp chưa? Nếu học Phật pháp theo kiểu lật từng trang kinh này qua trang kinh nọ, hay là nhai từng lời của những vị Tổ này đến những vị Tổ nọ, hoặc là nghe buổi giảng này đến buổi giảng kia v.v… thì quý vị có thấy chân giáo pháp không? Mà nếu không thấy thì nghe giảng để làm chi? Cho nên đây phải nhớ: giảng giải là chỉ nói về pháp thôi !
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 13510)
Trước đây nhiều Tăng Ni, Phật tử Nam Bắc Tông cho rằng thiền Phật giáo Nguyên Thủy và thiền Phật giáo Phát Triển là hai loại thiền hoàn toàn khác biệt và thậm chí bên nào cũng tự cho rằng thiền của tông môn mình hay hơn, đúng hơn. Tất nhiên điều này phát xuất từ sự nghiên cứu, học hỏi một chiều, nặng cảm tính hơn là sự đối chiếu, so sánh một cách nghiêm túc, khách quan.
27 Tháng Sáu 2014(Xem: 7448)
Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt. Như quý vị muốn đi từ đây ra đằng kia thì đầu tiên phải mở mắt trước, thấy đường rồi mới đi, còn nếu cứ nhắm mắt mà đi thì chắc chắn sẽ bị té.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 8081)
Trong một quyển sách mới nhất của học giả người Pháp Alain Grosrey, dày hơn 900 trang, tựa là Quyển sách lớn về Phật giáo (Le Grand livre du Bouddhisme, Nhà Xuất bản Albin Michel), phát hành vào cuối năm 2007, có thuật lại một cuộc tranh biện giữa một thiền sư Hàn Quốc và một đại sư Tây Tạng như sau: