Tại Sao Thiền Có Vẻ Khó

25 Tháng Mười Một 201421:16(Xem: 5848)
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt

Tại Sao Thiền Có Vẻ Khó 

 

Sau buổi Pháp thoại tại Trung tâm Thiền Cambridge, có người hỏi Thiền sư Sùng Sơn: "Tại sao Thiền có vẻ khó?"

– Khó ư? Sư hỏi.

– Dạ vâng. Người đàn ông đáp. "Tại sao nó có vẻ khó? Tôi không nói nó quá khó, nhưng  nó có vẻ khó chăng?"

Có vẻ khó ư? Thiền rất dễ. Tại sao tạo ra khó?

  Người đàn ông vẫn kiên trì, "Được rồi, tôi sẽ hỏi thầy như một nhà tâm lý học: Tại sao tạo ra cho nó khó ?"

Sư hỏi lại:

– Nhà tâm lý học nói thế hả? Ai đã nói điều gì?

            – Tại sao tôi hoặc bất cứ ai tạo ra Thiền khó?"

            Sư giải thích:

 – Bạn nói “khó", vì vậy nó rất khó. Thuở xưa, vào triều đại trung Đường tại Trung Quốc, có một cư sĩ nổi tiếng tên là Bàng Uẩn (龐蘊 P'ang Yun), đệ tử của Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一). Cả gia đình ông gồm vợ là Bàng thị (氏), người con trai tên Cảnh Huệ (景 慧 Kenh–huo) và một gái tên Linh Chiếu (灵 照 Ling–Chao) đều tu theo Thiền tông, tất cả đều ngộ đạo.

 

Bàng cư sĩ từng là người giàu có nhất trong vùng, nhưng sau đó ông nhận ra rằng nhiều người không có đủ lương thực để ăn. Vì vậy, ông đã hiến tất cả ruộng đất của mình cho những người nông dân nghèo khó. Ông có nhiều đồ trang sức quý giá và nhiều tài sản khác, nhưng ông nghĩ rằng: “Nếu ta từ bỏ mọi thứ này đi và bố thí lại cho những người khác thì chúng cũng sẽ tạo ra lòng ham muốn của họ như ta mà thôi."

Vì vậy, ông lấy một chiếc thuyền chèo ra giữa sông sâu và đổ tất cả tài sản quý giá của mình xuống dòng nước chảy. Sau đó,  ông hiến ngôi nhà để làm chùa và cất một cái am nhỏ để tu. Cô Linh Chiếu thường theo hầu hạ ông, chuyên việc chẻ tre bện sáo bán để nuôi cha. Người con trai thì lo việc cày cấy trồng trọt trên mảnh ruộng nhỏ để nuôi mẹ. Cư sĩ Bàng Uẩn thường đi nhiều nơi tham vấn các vị Thiền sư nổi danh thời đó. Họ đã có một cuộc sống thật đơn giản, hạnh phúc và thực hành Thiền rất tinh tấn.

   

Một ngày nọ, có người hỏi Bàng cư sĩ là Thiền khó hay dễ?

Ông trả lời: "Nó giống như cố gắng lấy gậy quơ mặt trăng. Rất khó khăn! "

 

            Sau đó, người đàn ông này nghĩ rằng, "Ồ! Thiền rất khó thật ư? Nếu vậy thì tại sao cả nhà Bàng cư sĩ đều hâm mộ tu Thiền? Ông ta liền đến hỏi thử bà Bàng thị:

–Thưa bà, ông nhà của bà nói Thiền rất khó. Vậy tôi xin hỏi bà, Thiền khó hay dễ ?

 

            Bàng thị bèn nói: “Đâu có gì khó, Thiền rất dễ! Nó giống như sờ mũi của bạn khi bạn rửa mặt vào mỗi buổi sáng!”

Người đàn ông không thể hiểu được. Ông tự nghĩ: "Hừm, Bàng cư sĩ nói Thiền khó; vợ ông nói là dễ. Không biết cái nào đúng?”

 Ông ta bèn đi đến Cảnh Huệ, người con trai của họ để hỏi: “Cha anh nói Thiền rất khó; mẹ anh nói rất dễ. Vậy cái nào chính xác?

Cậu con trai trả lời:

– Không khó, không dễ. Nếu bạn nghĩ rằng Thiền khó, thì nó sẽ khó. Nếu bạn cho nó là dễ thì nó sẽ dễ. Không tạo ra khó và dễ. Đó là Chân Thiền!

 

Tuy nhiên, người đàn ông vẫn không hài lòng, ông bèn đi đến hỏi con gái của họ là cô Linh Chiếu:

–Thưa cô, mọi người trong gia đình của cô đều trả lời khác nhau cho câu hỏi của tôi là Thiền khó hay dễ. Cha của cô thì nói Thiền rất khó. Mẹ của cô nói Thiền rất dễ. Và anh trai của cô nói Thiền không khó, không dễ. Vậy theo ý cô thế nào?

–Đi uống trà.  Linh Chiếu đáp.

 

Thiền sư Sùng Sơn nhìn vào môn sinh đặt câu hỏi và nói:

–Vì vậy, hãy đi uống trà! Được chứ? Không tạo ra 'khó’, cũng đừng tạo ‘dễ.’ Đừng tạo ra bất cứ điều gì. Từng khoảnh khắc, chỉ làm như thế !
blank


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 11705)
Tất cả quý Phật tử học Phật pháp lâu rồi nhưng có thấy được chân giáo pháp chưa? Nếu học Phật pháp theo kiểu lật từng trang kinh này qua trang kinh nọ, hay là nhai từng lời của những vị Tổ này đến những vị Tổ nọ, hoặc là nghe buổi giảng này đến buổi giảng kia v.v… thì quý vị có thấy chân giáo pháp không? Mà nếu không thấy thì nghe giảng để làm chi? Cho nên đây phải nhớ: giảng giải là chỉ nói về pháp thôi !
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 13428)
Trước đây nhiều Tăng Ni, Phật tử Nam Bắc Tông cho rằng thiền Phật giáo Nguyên Thủy và thiền Phật giáo Phát Triển là hai loại thiền hoàn toàn khác biệt và thậm chí bên nào cũng tự cho rằng thiền của tông môn mình hay hơn, đúng hơn. Tất nhiên điều này phát xuất từ sự nghiên cứu, học hỏi một chiều, nặng cảm tính hơn là sự đối chiếu, so sánh một cách nghiêm túc, khách quan.
27 Tháng Sáu 2014(Xem: 7420)
Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt. Như quý vị muốn đi từ đây ra đằng kia thì đầu tiên phải mở mắt trước, thấy đường rồi mới đi, còn nếu cứ nhắm mắt mà đi thì chắc chắn sẽ bị té.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 8056)
Trong một quyển sách mới nhất của học giả người Pháp Alain Grosrey, dày hơn 900 trang, tựa là Quyển sách lớn về Phật giáo (Le Grand livre du Bouddhisme, Nhà Xuất bản Albin Michel), phát hành vào cuối năm 2007, có thuật lại một cuộc tranh biện giữa một thiền sư Hàn Quốc và một đại sư Tây Tạng như sau: