Những Điều Tốt

27 Tháng Mười Một 201420:38(Xem: 5374)
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt

Những Điều Tốt

Có một môn sinh đã từng hỏi Sư tổ của ngài Sùng Sơn là Thiền sư Mãn Không rất nổi tiếng: "Tại sao thời nay không có nhiều người hâm mộ tu thiền?"

 

Tổ đáp: "Con người hầu hết sống trong cõi đời này họ thường nuôi hy vọng có những điều tốt đẹp sẽ luôn đến với họ. Nhưng họ không biết rằng khi nhận được một điều tốt, tức cũng sẽ nhận được một điều xấu. Đó là quy luật của vũ trụ. Cho nên, họ cảm thấy bất ngờ khi điều xấu mang đến và họ phải chịu nhiều đau khổ. Đối với suốt cả cuộc đời họ, mãi đi tìm cầu lòng vòng và đuổi theo những mơ ước tốt đẹp, tránh những gì khó chịu xảy ra.

 

 Khi mọi chuyện rủi ro xảy đến, họ không được toại nguyện, liền cho Phật trời không linh hiển và họ không còn giữ vững niềm tin. Họ không tin ở tự tánh chính mình. Sau đó chán nản bỏ cuộc, vì họ không thấu triệt Đạo lý Nhân Quả.

 

Vì vậy, khi bạn tu tập, bạn phải từ bỏ lối sống của con người tầm thường này. Bạn phải có tai như điếc, có miệng như câm và có mắt như mù, không nên đuổi theo những vọng tưởng điên đảo và tránh xa mọi thứ cám dỗ. Đừng tạo ra bất cứ điều gì (dù thiện hay ác). Không ham muốn bất cứ điều gì (dù tốt hay xấu). Sau đó, bạn sẽ nhận ra “Con người thật” của bạn với một phong cách sống hoàn hảo tự nhiên .”
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 11755)
Tất cả quý Phật tử học Phật pháp lâu rồi nhưng có thấy được chân giáo pháp chưa? Nếu học Phật pháp theo kiểu lật từng trang kinh này qua trang kinh nọ, hay là nhai từng lời của những vị Tổ này đến những vị Tổ nọ, hoặc là nghe buổi giảng này đến buổi giảng kia v.v… thì quý vị có thấy chân giáo pháp không? Mà nếu không thấy thì nghe giảng để làm chi? Cho nên đây phải nhớ: giảng giải là chỉ nói về pháp thôi !
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 13509)
Trước đây nhiều Tăng Ni, Phật tử Nam Bắc Tông cho rằng thiền Phật giáo Nguyên Thủy và thiền Phật giáo Phát Triển là hai loại thiền hoàn toàn khác biệt và thậm chí bên nào cũng tự cho rằng thiền của tông môn mình hay hơn, đúng hơn. Tất nhiên điều này phát xuất từ sự nghiên cứu, học hỏi một chiều, nặng cảm tính hơn là sự đối chiếu, so sánh một cách nghiêm túc, khách quan.
27 Tháng Sáu 2014(Xem: 7447)
Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt. Như quý vị muốn đi từ đây ra đằng kia thì đầu tiên phải mở mắt trước, thấy đường rồi mới đi, còn nếu cứ nhắm mắt mà đi thì chắc chắn sẽ bị té.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 8081)
Trong một quyển sách mới nhất của học giả người Pháp Alain Grosrey, dày hơn 900 trang, tựa là Quyển sách lớn về Phật giáo (Le Grand livre du Bouddhisme, Nhà Xuất bản Albin Michel), phát hành vào cuối năm 2007, có thuật lại một cuộc tranh biện giữa một thiền sư Hàn Quốc và một đại sư Tây Tạng như sau: