Quán Ếch

25 Tháng Mười Một 201421:21(Xem: 6130)
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt


Quán Ếch 

 

Thiền tổ Cảnh Hư là Sư tổ của ngài Sùng Sơn. Ông là một trong những Tổ sư Thiền nổi tiếng nhất trong lịch sử Phật giáo Hàn Quốc.

 

Cách đây nhiều năm, một ngày nọ ông đi dạo ở vùng nông thôn với học trò của mình, Yong Song là vị tăng trẻ được biết là nhà sư rất nhân từ, đôn hậu và thông hiểu mọi thứ. Khi hai thầy trò đi qua cái ao nhỏ, họ nhận thấy có một cái bàn bên vệ đường giống như một quán bán nước chanh, nhưng nó tạo ra sự chú ý khác biệt, bởi vì các đứa trẻ đã bắt rất nhiều ếch, rồi dùng dây buột quanh lưng chúng kết từng xâu đặt trên bàn để bán. Khách qua đường sẽ mua những con ếch này, mang về chặt đầu làm thịt nấu nướng và ăn chúng.

            Nhìn thấy những con ếch bị cột trói bên đường đáng thương, thầy Yong Song dừng lại thưa với ngài Cảnh Hư: "Bạch sư phụ, xin thầy vui lòng đến dưới gốc cây kia nghỉ ngơi trong giây lát rồi con sẽ quay lại ngay". Nói xong, thầy đến bên đám trẻ và bảo: "Tôi muốn mua tất cả những con ếch này", rồi lấy vài đồng xu trong túi ra đưa chúng: "Đây là số tiền tôi mua." Vì vậy, chúng bằng lòng bán hết tất cả những con ếch cho thầy. Nhóm trẻ nhảy tưng lên với niềm vui sướng thỏa mãn.

Khi chúng bỏ tiền vào túi và xách lồng đi khỏi, kể cả lưới bẫy và mồi của chúng. Sau đó, thầy Yong Song tháo dây từ những con ếch và ném chúng trở lại vào ao. Chũm! Chũm! chũm! - Từng con một. Những chú ếch rất hạnh phúc, nhảy vèo theo cách của chúng trở lại ao và nổi xuyên qua mặt nước. Thầy Yong Song cảm thấy rất hạnh phúc, khi thầy nhìn chúng được phóng thích tự do, một nụ cười rạng rỡ trải rộng trên khuôn mặt thầy.

Phủi tay, vui vẻ và tự hào với việc làm của mình, Yong Song bèn quay lại con đường, nơi mà Thiền Sư Cảnh Hư đang ngồi quạt nhẹ nhàng, bằng chiếc mũ rơm rộng vành của ngài dưới bóng cây râm mát. Yong Song nói:

–Con rất vui khi chúng ta gặp dịp như vậy. Con chỉ cần cứu mạng tất cả những con ếch đó.

Thiền sư Cảnh Hư bảo:

–Hành động như thế tốt lắm. Nhưng ông sẽ đọa địa ngục.

 Yong Song vội đánh thót giật mình liền thưa:

–Tại sao con sẽ phải đọa địa ngục? Con chỉ giải cứu những con ếch thôi mà!

–Vâng, ông đã giải cứu những con ếch. Nhưng cái ao này các đứa trẻ sẽ quay lại và bắt chúng. Và ông đang đi thẳng xuống địa ngục như tên bắn, Sư Cảnh Hư nói.

–Tại sao con phải xuống địa ngục?

–Ông đã hiểu rồi mà!

Yong Song thưa:

–Dạ không, bạch sư phụ, con không hiểu gì cả. Xin Sư phụ từ bi khai thị.

–Ông nói rằng "Con" cứu độ những con ếch. Ông tạo ra cái “Tôi” cho "tôi", nhưng cái "tôi" này không thật có. Tạo ra cái "tôi" đã là một sai lầm lớn. Nếu ông chấp giữ tâm cho rằng Tôi– của Tôi–thuộc về Tôi đã làm, sau đó, ngay cả khi ông thực hiện một số hành động tốt, nhằm gây ấn tượng cho nhiều người chú ý về ông (để được khen thưởng), tức nhiên ông đi thẳng xuống địa ngục.

Thầy Yong Song cúi đầu đãnh lễ thật sâu. –Ồ! Kính bạch sư phụ, con xin đa tạ thầy rất nhiều đã chỉ giáo cho con.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 11721)
Tất cả quý Phật tử học Phật pháp lâu rồi nhưng có thấy được chân giáo pháp chưa? Nếu học Phật pháp theo kiểu lật từng trang kinh này qua trang kinh nọ, hay là nhai từng lời của những vị Tổ này đến những vị Tổ nọ, hoặc là nghe buổi giảng này đến buổi giảng kia v.v… thì quý vị có thấy chân giáo pháp không? Mà nếu không thấy thì nghe giảng để làm chi? Cho nên đây phải nhớ: giảng giải là chỉ nói về pháp thôi !
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 13452)
Trước đây nhiều Tăng Ni, Phật tử Nam Bắc Tông cho rằng thiền Phật giáo Nguyên Thủy và thiền Phật giáo Phát Triển là hai loại thiền hoàn toàn khác biệt và thậm chí bên nào cũng tự cho rằng thiền của tông môn mình hay hơn, đúng hơn. Tất nhiên điều này phát xuất từ sự nghiên cứu, học hỏi một chiều, nặng cảm tính hơn là sự đối chiếu, so sánh một cách nghiêm túc, khách quan.
27 Tháng Sáu 2014(Xem: 7432)
Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt. Như quý vị muốn đi từ đây ra đằng kia thì đầu tiên phải mở mắt trước, thấy đường rồi mới đi, còn nếu cứ nhắm mắt mà đi thì chắc chắn sẽ bị té.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 8070)
Trong một quyển sách mới nhất của học giả người Pháp Alain Grosrey, dày hơn 900 trang, tựa là Quyển sách lớn về Phật giáo (Le Grand livre du Bouddhisme, Nhà Xuất bản Albin Michel), phát hành vào cuối năm 2007, có thuật lại một cuộc tranh biện giữa một thiền sư Hàn Quốc và một đại sư Tây Tạng như sau: