Nhớ nhà

27 Tháng Mười Một 201422:01(Xem: 5268)
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt

Nhớ nhà

  

Một ngày nọ, có người sinh viên trẻ ham đọc sách của Thiền sư Sùng Sơn, cậu đang ngồi ở Trung tâm Thiền Providence, cặm cuội xem một bản văn. Bất ngờ, Thiền sư đến vỗ nhẹ lên vai cậu ta khiến cậu giựt mình, quay nhìn lại và nhận ra rằng Thiền sư đã lặng lẽ đứng phía sau lưng mình.

 

Thiền sư nói:

 –Em rất nhớ nhà, rất nhớ nhà ...  và tiếp tục vỗ nhẹ nhàng với khuôn mặt tròn sáng, đầy lòng từ bi hiền dịu.

 

            Tuy nhiên, lời nói này làm cho cậu ngạc nhiên hơn là sự xuất hiện đột ngột của Thiền sư. Cậu thầm nghĩ: "Mình đang nhớ nhà và nhớ gia đình mình thật sự. Nhưng làm sao mà ngài hiểu được tâm trạng của mình như thế?”

 

            Như cậu đã nghĩ điều này, thiền sư nói tiếp: "... Nhớ nhà, nhớ đến gia đình quê quán của em."

 

Cảm giác đột ngột như vậy lộ ra nỗi buồn trong tâm trí của người học trò. Cậu đã đứng lên cúi đầu lặng lẽ.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 11726)
Tất cả quý Phật tử học Phật pháp lâu rồi nhưng có thấy được chân giáo pháp chưa? Nếu học Phật pháp theo kiểu lật từng trang kinh này qua trang kinh nọ, hay là nhai từng lời của những vị Tổ này đến những vị Tổ nọ, hoặc là nghe buổi giảng này đến buổi giảng kia v.v… thì quý vị có thấy chân giáo pháp không? Mà nếu không thấy thì nghe giảng để làm chi? Cho nên đây phải nhớ: giảng giải là chỉ nói về pháp thôi !
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 13470)
Trước đây nhiều Tăng Ni, Phật tử Nam Bắc Tông cho rằng thiền Phật giáo Nguyên Thủy và thiền Phật giáo Phát Triển là hai loại thiền hoàn toàn khác biệt và thậm chí bên nào cũng tự cho rằng thiền của tông môn mình hay hơn, đúng hơn. Tất nhiên điều này phát xuất từ sự nghiên cứu, học hỏi một chiều, nặng cảm tính hơn là sự đối chiếu, so sánh một cách nghiêm túc, khách quan.
27 Tháng Sáu 2014(Xem: 7435)
Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt. Như quý vị muốn đi từ đây ra đằng kia thì đầu tiên phải mở mắt trước, thấy đường rồi mới đi, còn nếu cứ nhắm mắt mà đi thì chắc chắn sẽ bị té.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 8073)
Trong một quyển sách mới nhất của học giả người Pháp Alain Grosrey, dày hơn 900 trang, tựa là Quyển sách lớn về Phật giáo (Le Grand livre du Bouddhisme, Nhà Xuất bản Albin Michel), phát hành vào cuối năm 2007, có thuật lại một cuộc tranh biện giữa một thiền sư Hàn Quốc và một đại sư Tây Tạng như sau: