Mũi Tên Thuốc Độc

27 Tháng Mười Một 201420:46(Xem: 5666)
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt

Mũi Tên Thuốc Độc

 

Thiền sư Sùng Sơn nói với một cộng  đồng sinh viên:

–Nhiều người nghĩ rằng sự hiểu biết thông minh có thể nâng đỡ cuộc sống họ, và cứu giúp thế giới này. Nhưng điều đó không được vẹn toàn, vì sự hiểu biết thông minh chỉ là ý tưởng của người khác về một cái gì đó mà bạn đang thu nạp vào cho mình. Dù bạn đọc trong sách vỡ và nghe các bài giảng huấn, đó cũng không phải là của bạn. Nếu bạn hiểu được những điều mà chỉ do kiến thức mang lại, tức thì bạn sẽ không hiểu được thế giới này như nó đang là. Sau đó bạn sẽ bị đau khổ và gây khổ đau cho bao người khác.

 

            Bạn có từng nghe nói về cách người Mỹ da đỏ bản địa nhúng những đầu mũi tên vào chất độc, sau đó chúng được dùng để tự vệ hoặc bắn vào một con vật nào đó phải không? Cũng vậy, các bạn có quá nhiều sự hiểu biết thông minh bằng trí não, giống như những mũi tên độc bắn vào hồng tâm nguyên sơ tinh khiết. Bạn phải nhanh chóng rút nó ra, đúng không? Nhưng hầu hết những người bị mũi tên này mắc kẹt trong đó và họ chỉ nghĩ đến mũi tên, thay vì nhổ nó ra ngay. Họ thắc mắc: “Mũi tên này từ đâu đến? Ai bắn nó? Nó được chế tạo như thế nào?" ''Mũi tên này giống như những mũi tên thuốc độc khác phải không?" "Mũi tên này thuộc loại gỗ gì?" "Người bắn bao lớn?" "Có mũi cao, hoặc tẹt?” Rất nhiều suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ.

 

            Ngay sau đó cơ thể họ từ từ bị ngấm độc và họ sẽ chết! Cũng thế, suy nghĩ và phân tích hý luận là điều không cần thiết. Việc đầu tiên là rút mũi tên ra, và sau đó là chữa trị vết thương không cho chất độc lây lan thêm nữa. (Đức Phật cũng dạy trong kinh A Hàm như thế). Nhưng nhiều người không chịu nhổ mũi tên đau khổ đó nằm trong tâm trí của họ; họ chỉ dành nhiều thời gian, tiền bạc và năng lượng để phân tích, suy nghĩ và học hỏi về nó! “Mũi tên này đến từ đâu?” "Ai đã tạo ra nó và ai đã bắn nó?" "Bắn từ nơi nào?" "Tại sao nó lại bắn?" "Làm cách nào để mũi tên bắn qua không gian?" "Làm thế nào mà nó nhanh chóng bay tới đây?”

 

Đó là loại tâm mà hầu hết con người mắc phải rồi nghi vấn: "Tại sao có đau khổ? Đau khổ từ đâu đến? Tại sao thế giới này quá phức tạp? Họ ghi chép thành hàng ngàn, hàng vạn cuốn sách về những cái gì đó thật nhiều. Tất cả các loại tìm hiểu và kiểm tra này không một chút nói lên ý nghĩa “Ta là gì?" Họ không thấu đạt “Tâm không-biết” của họ.

 

Mọi người không nhận ra rằng “Tâm không-biết” cắt đứt tất cả mọi suy nghĩ vọng tưởng như đã rút ra mũi tên độc. Nếu bạn trước hết rút mũi tên ra, thì cái tâm suy nghĩ sẽ không có vấn đề. Tuy nhiên, nếu bạn không lấy nó ra, thì bất kỳ loại tư duy và tâm kiểm tra xuất hiện sẽ giết chết bạn cùng với mọi người. Bởi vì tất cả mọi người đều bị tâm kiểm tra của họ kết dính như thế, chỉ có rất ít người thực sự cố gắng rút mũi tên ra. Vì vậy các bạn là những hành giả tham thiền rất đặc biệt, rất may mắn, cần sử dụng Công án “Ta là gì?" của bạn để chặt bỏ mũi tên độc này." 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 11704)
Tất cả quý Phật tử học Phật pháp lâu rồi nhưng có thấy được chân giáo pháp chưa? Nếu học Phật pháp theo kiểu lật từng trang kinh này qua trang kinh nọ, hay là nhai từng lời của những vị Tổ này đến những vị Tổ nọ, hoặc là nghe buổi giảng này đến buổi giảng kia v.v… thì quý vị có thấy chân giáo pháp không? Mà nếu không thấy thì nghe giảng để làm chi? Cho nên đây phải nhớ: giảng giải là chỉ nói về pháp thôi !
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 13425)
Trước đây nhiều Tăng Ni, Phật tử Nam Bắc Tông cho rằng thiền Phật giáo Nguyên Thủy và thiền Phật giáo Phát Triển là hai loại thiền hoàn toàn khác biệt và thậm chí bên nào cũng tự cho rằng thiền của tông môn mình hay hơn, đúng hơn. Tất nhiên điều này phát xuất từ sự nghiên cứu, học hỏi một chiều, nặng cảm tính hơn là sự đối chiếu, so sánh một cách nghiêm túc, khách quan.
27 Tháng Sáu 2014(Xem: 7420)
Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt. Như quý vị muốn đi từ đây ra đằng kia thì đầu tiên phải mở mắt trước, thấy đường rồi mới đi, còn nếu cứ nhắm mắt mà đi thì chắc chắn sẽ bị té.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 8055)
Trong một quyển sách mới nhất của học giả người Pháp Alain Grosrey, dày hơn 900 trang, tựa là Quyển sách lớn về Phật giáo (Le Grand livre du Bouddhisme, Nhà Xuất bản Albin Michel), phát hành vào cuối năm 2007, có thuật lại một cuộc tranh biện giữa một thiền sư Hàn Quốc và một đại sư Tây Tạng như sau: