Phật Thật Ở Đâu?

27 Tháng Mười Một 201421:01(Xem: 5697)
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt

Phật Thật Ở Đâu?

 

KHI DU LỊCH TẠI TRUNG QUỐC, Thiền sư Sùng Sơn và một số đệ tử của ông đã đến viếng thăm ngôi Chùa tổ Pháp Nguyên (Fa Yuan,  法 源 寺), ở Bắc Kinh. (Chùa được xây dựng từ năm 645 tây lịch vào thời đại nhà Đường)

 

Đoàn đã được thầy viện chủ Chuan Jin hướng dẫn đi vòng quanh chiêm ngưỡng ngôi cổ tự, sau đó trở về phòng khách, đoàn được đãi trà và bánh ngọt nhẹ. Sau khi trao đổi vài lời bông đùa trong giây lát, Thiền sư Sùng Sơn nói với Chuan Yin:

 

 –Ngôi chùa này quả thật tuyệt vời. Có rất nhiều, rất nhiều tượng Phật bên trong – Phật lớn, Phật nhỏ cả trăm, cả ngàn vị.  Vậy xin nói cho tôi biết, đâu là Phật thật?

 

Chuan Yin trả lời bằng cách viết chữ Hán: "Nơi nào không có Phật, bạn hãy đi qua một cách nhanh chóng; Nơi có Phật, bạn không được dừng lại.” Đây là một công án khá xưa cũ.

 

Thiền sư nói và chỉ vào Chuan Yin:

–Phật thật đang ngồi trên ghế đây này?

 

–Tôi ư? Trú trì hỏi gặn và tỏ ra rất ngạc nhiên.

 

Sau đó, ông và Đại thiền sư nắm tay nhau cùng cười.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 11721)
Tất cả quý Phật tử học Phật pháp lâu rồi nhưng có thấy được chân giáo pháp chưa? Nếu học Phật pháp theo kiểu lật từng trang kinh này qua trang kinh nọ, hay là nhai từng lời của những vị Tổ này đến những vị Tổ nọ, hoặc là nghe buổi giảng này đến buổi giảng kia v.v… thì quý vị có thấy chân giáo pháp không? Mà nếu không thấy thì nghe giảng để làm chi? Cho nên đây phải nhớ: giảng giải là chỉ nói về pháp thôi !
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 13452)
Trước đây nhiều Tăng Ni, Phật tử Nam Bắc Tông cho rằng thiền Phật giáo Nguyên Thủy và thiền Phật giáo Phát Triển là hai loại thiền hoàn toàn khác biệt và thậm chí bên nào cũng tự cho rằng thiền của tông môn mình hay hơn, đúng hơn. Tất nhiên điều này phát xuất từ sự nghiên cứu, học hỏi một chiều, nặng cảm tính hơn là sự đối chiếu, so sánh một cách nghiêm túc, khách quan.
27 Tháng Sáu 2014(Xem: 7432)
Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt. Như quý vị muốn đi từ đây ra đằng kia thì đầu tiên phải mở mắt trước, thấy đường rồi mới đi, còn nếu cứ nhắm mắt mà đi thì chắc chắn sẽ bị té.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 8070)
Trong một quyển sách mới nhất của học giả người Pháp Alain Grosrey, dày hơn 900 trang, tựa là Quyển sách lớn về Phật giáo (Le Grand livre du Bouddhisme, Nhà Xuất bản Albin Michel), phát hành vào cuối năm 2007, có thuật lại một cuộc tranh biện giữa một thiền sư Hàn Quốc và một đại sư Tây Tạng như sau: