Dịch Đại Tạng Kinh Bằng Máy Vi Tính

30 Tháng Tám 201000:00(Xem: 13364)
DỊCH ĐẠI TẠNG KINH BẰNG MÁY VI TÍNH
Tin và ảnh: Tuổi Trẻ Thứ Năm, 20/07/2006, 15:28 
blank
blank

Ngày 18-7, tại TPHCM, Viện Nghiên cứu Phật giáo, Trung tâm Nghiên cứu quốc học (Hội Nhà văn VN) đã tổ chức họp báo giới thiệu công trình Việt dịch Đại Tạng kinh bằng máy vi tính của nhóm Tuệ Quang (TQ) - gồm 40 Việt kiều Mỹ, Đức... vừa thực hiện.

Sẽ thành lập một Đại Tạng điện tử

Đại diện cho nhóm TQ, kỹ sư Trần Tiễn Khanh - Việt kiều Mỹ cho biết: Phật giáo được truyền bá tại VN hơn 2.000 năm qua; kinh sách thường được trích từ Hán Tạng nhưng cho đến nay, VN chưa có một Đại Tạng VN (Việt Tạng) hoàn toàn đầy đủ. Vì chữ Hán hiện rất ít người biết mà số lượng kinh điển chưa được dịch còn quá nhiều, nên nhóm TQ cố gắng nghiên cứu trong vài năm qua cách phiên âm, dịch các kinh điển Hán Tạng ra tiếng Việt bằng máy vi tính bởi lợi thế của máy vi tính là phiên âm có thể sai, nhưng không bao giờ sót, vì máy vi tính phiên âm từng chữ một.

Nhóm TQ đã liên lạc với Hội CBETA (Chinese Buddhist Electronic Text Association) ở Đài Loan và nhận được CD Đại Tạng kinh từ năm 2002; nhóm hoàn thành một lập trình để phiên âm các bộ kinh. Lập trình này dùng Từ điển Hán-Việt của Thiều Chửu - cuốn từ điển thường được dùng trong việc học, nghiên cứu Hán học tại VN nhiều năm qua.

Với lập trình trên, nhóm TQ đã hoàn thành việc phiên âm và lược dịch (dịch thô) các bộ kinh trong Hán Tạng (hơn 70 triệu chữ trong 9.035 phiên bản). Tất cả 2.372 bộ kinh trong Hán Tạng được phiên âm và lược dịch bằng máy vi tính trong vòng 28 giờ. Các phiên bản có thể dùng với Microsoft Word và chiếm hết 1.4 gigabyte.

Nhóm đã liên lạc với các vị tăng lữ giỏi chữ Hán, các dịch giả trong và ngoài nước để tổ chức hiệu đính và duyệt xét các phiên bản. Nhóm hy vọng sẽ hoàn thành một Đại Tạng VN trong vài năm tới.

Việt Tạng sẽ còn có thêm các tác phẩm thuộc văn hoá Phật giáo của các vị hoà thượng Thanh Từ, Nhất Hạnh... các từ điển thường dùng tiếng Sankrit, Pali, tiếng Hoa, tiếng Anh. Việt Tạng sẽ gồm 300 tập, mỗi tập dày chừng 1.000 trang.

Nhóm TQ sẽ thành lập một Đại Tạng điện tử để truyền bá miễn phí và rộng rãi qua các phương tiện truyền thông.

Theo GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật giáo, lâu nay, một hai vị tăng lữ đã dịch tay Đại Tạng kinh từ tiếng Pali, Hoa ra tiếng Việt, được hơn 39 tập. Nay, với việc sử dụng máy vi tính, thời gian dịch sẽ rút ngắn thời gian, lại tiết kiệm nhân lực.

Triển vọng cho vấn đề phiên âm và dịch văn bản văn hóa cổ

Với công trình phiên âm, lược dịch Hán Tạng thành công, một triển vọng về vấn đề phiên âm và dịch văn bản văn hóa cổ của Việt Nam đang hé lộ. Đây cũng là vấn đề được các nhà nghiên cứu văn hóa, văn học khá quan tâm trong buổi gặp gỡ, trò chuyện.

Về phía Trung tâm Nghiên cứu quốc học, đáp lại sự san sẻ của các nhà trí thức trong, ngoài nước như tiến sĩ Đỗ Hữu Tài, luật sư Võ Văn Quới… đã nêu lên trong buổi họp, GS-TS Mai Quốc Liên, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc học, cũng bày tỏ hy vọng về sự kết hợp giữa công nghệ vi tính phiên âm, lược dịch và chuyên môn học thuật sâu, sẽ tạo bước phát triển nhanh chóng hơn trong hoạt động nghiên cứu văn hóa, văn học cổ Hán, Nôm Việt Nam.

Hơn một vạn quyển sách Hán, Nôm còn trong kho sẽ sớm được “giải mã”. Lâu nay, hoạt động của trung tâm nghiên cứu nhiều lĩnh vực của quốc học. Lĩnh vực văn hóa dân tộc hàm nghĩa rất rộng, trong đó có cả việc nghiên cứu Phật giáo, cảm quan Phật giáo trong văn học, nghệ thuật; hoặc vấn đề Phật giáo, Nho giáo trong văn học thời Lý Trần v.v…

Thế nhưng, về việc dịch văn bản cổ vẫn còn khó khăn, do công việc phiên dịch chiếm khá nhiều thời gian nhất là ở khâu dịch nghĩa đen (chưa kể đến việc dịch nghệ thuật). Trong khi, lớp chuyên gia cao niên am hiểu sâu về văn chương, văn hóa cổ của Việt Nam càng ngày càng hiếm!

Vì thế, trong xu thế hội nhập, hiện nay, sự đóng góp về chương trình dịch bằng máy vi tính kinh Hán Tạng ra tiếng Việt và chuẩn bị liên kết dịch sách Hán, Nôm cổ giữa các nhà nghiên cứu trong, ngoài nước dành cho sự nghiệp chung văn hóa dân tộc là những tín hiệu thật đáng mừng và đáng trân trọng.

(Theo Lao Động và Sài Gòn Giải Phóng)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5572)
Trong sách Dân quyền sơ bộ (Bước đầu dân quyền), ông Tôn Trung Sơn định nghĩa về hội nghị như sau: “Nói chung, khi nghiên cứu sự lý rồi theo đó mà giải quyết, tự một mình mình thì gọi là độc tư, hai người với nhau thì gọi là đối thoại, ba người trở lên tuân theo những nguyên tắc nhất định, thì gọi đó là hội nghị”.
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 5015)
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 9305)
Một vị lãnh đạo một tôn giáo lớn, tuy thờ Trời nhưng lại sợ con người, đã không dám tiếp một vị lãnh đạo tôn giáo khác trong một dịp viếng thăm Âu Châu gần đây, mặc dù một vị lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng khác từ một nước rất xa xôi tận phía nam Phi Châu đã trực tiếp can thiệp và trách cứ về hành động đáng tiếc này.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 6670)
Người lãnh đạo phải là gương mẫu; mà điều đòi hỏi cao nhất là đức. Đức mới là cái gốc; tất nhiên phải kèm theo cái tài phụ cho cái đức ấy. Theo Sớ giải kinh Pháp Cú (Dhammapadatthakathà), ngài Buddhaghosa ghi nhận rằng Đức Phật có lưu ý đến vấn đề tổ chức một nền hành chánh nhân đạo. Đức Thế Tôn chỉ ra rằng cả một xứ bị suy vong, đốn mạt và khốn khổ khi những người nắm vận mạng quốc gia như vua chúa, quần thần, quan lại quá đỗi tham tàn và bất công.
05 Tháng Chín 2014(Xem: 6132)
Bài viết này không đi vào tìm hiểu về cuộc chiến này mà chỉ phác thảo một vài điểm có liên quan đến Phật giáo ở trong cuộc chiến; nói cụ thể hơn là giới Phật giáo đã có những hành động gì khi đứng ở mỗi bên của cuộc chiến để thực hiện điều được gọi là “hộ quốc” của mình.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 10458)
Trong một cuộc đối đầu, ta không nhất thiết cứ réo tên đối phương mà nguyền rủa trù ếm hay chỉ biết bắn phá, dội bom trực tiếp lên họ. Làm vậy tốn kém, om sòm và bạo lực quá, mà kết quả thì như ai cũng thấy là sẽ rất ngắn hạn. Bởi một lẽ là chiếm thành thường dễ hơn giữ thành và cái gật đầu bên ngoài không quan trọng bằng sự đồng tình bên trong.
26 Tháng Bảy 2014(Xem: 11404)
Giới luật Phật giáo cấm người xuất gia không được giữ bất cứ một thứ gì gọi là của riêng. Thế nhưng đối với người thế tục thì giới luật không cấm đoán họ làm giàu, nếu làm giàu bằng những phương tiện sinh sống đúng tức chánh mạng trong Bát chánh đạo. Giáo pháp nhà Phật cũng luôn nhắc nhở: “Phải biết sử dụng tài sản và giúp đỡ người khác”.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 11056)
Người giàu có được coi là có đầy đủ hay dư thừa tài sản. Có nhiều loại tài sản như tiền bạc, hay kiến thức hoặc thông tin kinh tế, tâm linh. Tuy nhiên bài viết này chỉ đặt trọng tâm vào quan điểm của Phật giáo đối với của cải vật chất và kinh tế.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 9689)
Mùa an cư năm thứ bốn mươi lăm, đức Phật ngụ tại Trúc Lâm tịnh xá, gồm khá đông chư vị đại trưởng lão và chúng tỳ-khưu. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, đức Phật và một số ít vị tỳ-khưu lại ghé vườn xoài của thần y Jīvaka hoặc lên đỉnh núi Linh Thứu (Gijjhakūṭa), tại đây ngài thường ở lại lâu hơn.