Kinh Thương Thân

13 Tháng Sáu 201403:34(Xem: 6880)
KINH PHÁP CÚ HÁN TẠNG
Thích Nhất Hạnh dịch

Ái Thân Phẩm Pháp Cú Kinh đệ nhị thập

愛身品法句經第二十

Kinh Thương Thân

Dịch từ kinh Pháp Cú trong Hán tạng

Kinh thứ 20

 

Phẩm này có 14 bài kệ. Thân đây không có nghĩa là hình hài, mà là bản thân (atta). Kinh này dạy phải lo cho tự thân trước khi có thể giúp đời. Lo cho tự thân là phải tìm ra con đường chánh, phải biết trì giới, học hỏi chánh pháp, đừng lo lắng, thực tập để chuyển hóa những tập khí xấu nơi mình. Hành động xấu nghiền nát ta như kim cương cà một viên ngọc, không trì giới sẽ như cỏ dại leo đầy.

 

Bài kệ 1

Tự ái thân giả 自 愛 身 者

Thận hộ sở thủ 慎 護 所 守

Hy vọng dục giải 悕 望 欲 解

Học chánh bất mị 學 正 不 寐

 

Thương thân thì phải cẩn thận bảo hộ cho thân biết mong cầu giải thoát, biết thực tập theo con đường chính giữ cho đừng bị hôn trầm.

 

Bài kệ 2

Vi thân đệ nhất 為 身 第 一

Thường tự miễn học 常 自 勉 學

Lợi nãi hối nhân 利 乃 誨 人

Bất quyền tắc trí 不 惓 則 智

 

Lo cho thân thì trước hết phải gắng sức thực tập, lúc đó dạy người mới có lợi lạc, thực tập không mỏi mệt mới đạt tới trí tuệ.

 

Bài kệ 3

Học tiên tự chánh 學 先 自 正

Nhiên hậu chánh nhân 然 後 正 人

Điều thân nhập tuệ 調 身 入 慧

Tất thiên vi thượng 必 遷 為 上

 

Phải tự sửa mình trước khi dạy người, điều phục được thân và phát khởi tuệ giác là việc phải làm trước.

 

Bài kệ 4

Thân bất năng lợi 身 不 能 利

An năng lợi nhân 安 能 利 人

Tâm điều thể chánh 心 調 體 正

Hà nguyện bất chí 何 願 不 至

Thân mình chưa có lợi lạc, làm sao làm lợi lạc cho người; tâm điều phục, thân ngay vững, thì nguyện nào không thành?

 

Bài kệ 5

Bổn ngã sở tạo 本 我 所 造

Hậu ngã tự thọ 後 我 自 受

Vi ác tự cánh 為 惡 自 更

Như cương toản châu 如 剛 鑽 珠

 

Cái gì ta tự tạo ra, sau này ta phải thọ báo, cái ác nghiền nát ta ra như kim cương cà ngọc.

Bài kệ 6

Nhân bất trì giới 人 不 持 戒

Tư mạn như đằng 滋 蔓 如 藤

Sính tình cực dục 逞 情 極 欲

Ác hành nhật tăng 惡 行 日 增

 

Người không trì giới thì để cho cái dục cái tình làm cho hành vi xấu ác càng ngày càng lớn mạnh, cũng giống cỏ hoang mọc đầy như giây leo.

 

Bài kệ 7

Ác hành nguy thân 惡 行 危 身

Ngu dĩ vi dị 愚 以 為 易

Thiện tối an thân 善 最 安 身

Ngu dĩ vi nan 愚 以 為 難

 

Hành động xấu làm nguy hoại thân, người ngu cho là việc dễ làm; hành động tốt lành làm thân an ổn, người ngu cho là việc khó làm.

 

Bài kệ 8

Như chân nhân giáo 如 真 人 教

Dĩ đạo pháp thân 以 道 法 身

Ngu giả tật chi 愚 者 疾 之

Kiến nhi vi ác 見 而 為 惡

 

Như bậc chân nhân dạy, phải lấy đạo làm phép tắc cho thân, kẻ ngu ganh t, thấy mình thì ghét.

 

Bài kệ 9

Hành ác đắc ác 行 惡 得 惡

Như chủng khổ chủng 如 種 苦 種

Ác tự thọ tội 惡 自 受 罪

Thiện tự thọ phước 善 自 受 福

 

Làm ác thì gặt hái ác, như gieo giống đắng, gieo giống ác thì gặt hái tội; gieo giống thiện gặt hái phúc.

Bài kệ 10

Diệc các tu thục 亦 各 須 熟

Bỉ bất tự đại 彼 不 自 代

Tập thiện đắc thiện 習 善 得 善

Diệc như chủng điềm 亦 如 種 甜

 

Mỗi người phải biết hành động cho chín chắn, thì kẻ kia không trừng phạt được mình. Làm lành được lành, cũng như gieo hạt giống ngọt thì được quả ngọt.

Bài kệ 11

Tự lợi lợi nhân 自 利 利 人

Ích nhi bất phí 益 而 不 費

Dục tri lợi thân 欲 知 利 身

Giới văn vi tối 戒 聞 為 最

 

Tự lợi hay lợi người đều có lợi ích cho mình mà không mất đi đâu cả. Muốn thực sự làm lợi cho mình, trì giới và học hỏi là quý nhất.

 

Bài kệ 12

Như hữu tự ưu 如 有 自 憂

Dục sanh thiên thượng 欲 生 天 上

Kính lạc văn Pháp 敬 樂 聞 法

Đương niệm Phật giáo 當 念 佛 教

 

Nếu biết thương mình, muốn sinh về cõi trời, thì phải kính yêu và ham thích học hỏi Phật pháp và phải nhớ lời Bụt dạy.

Bài kệ 13

Phàm dụng tất dự lự 凡 用 必 豫 慮

Vật dĩ tổn sở vụ 勿 以 損 所 務

Như thị ý nhật tu 如 是 意 日 修

Sự vụ bất thất thời 事 務 不 失 時

 

Đừng để cho sự lo toan thái quá làm hại tới công việc đang làm. Mỗi ngày nếu để tâm ý tu học thì công việc sẽ không làm mất thì giờ của mình.

 

Bài kệ 14

Phu trì sự chi sĩ 夫 治 事 之 士

Năng chí chung thành lợi 能 至 終 成 利

Chân kiến thân ưng hành 真 見 身 應 行

Như thị đắc sở dục 如 是 得 所 欲

 

Nếu gặp bậc minh vương thì hãy đem hết lòng phụng sự. Thấy rõ được công việc mới nên bắt tay vào, như vậy mới được mãn ý.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1472)
27 Tháng Chín 2022(Xem: 84004)
Lúc đầu, kinh điển Phật giáo gồm hai bộ chính là “kinh” (sutra) và “luật” (vinaya): “Kinh” ghi lại giáo lý của Đức Phật, “Luật” là những giới luật mà Đức Phật đã chế định cho hàng tăng nhân tu hành tại các tự viện. Về sau này có thêm những lời chú giải về kinh và luật đó, và được gọi chung là “luận” (abhidharma), kết quả là có ba bộ sách gồm kinh, luật, và luận, tức là “Tam Tạng” (Tripitaka). Dần dần xuất hiện những dị biệt trong những lời giải thích về giáo lý của Đức Phật và giới luật của tự viện; và, điều đó gây ra sự phân rẽ trong cộng đồng Phật giáo, đưa tới sự phân chia thành hai bộ phái chính yếu đó là Thượng Tọa Bộ (Therevada) có tinh thần bảo thủ và Đại Chúng Bộ (mahasamghika) có tinh thần cấp tiến. Mỗi bộ phái có một bộ kinh điển riêng, được coi là chính thức bao gồm những quan điểm của mỗi phái.
16 Tháng Chín 2020(Xem: 5953)
20 Tháng Tám 2018(Xem: 7743)